Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Kỳ Sơn chú trọng công tác phát triển đảng viên trẻ


 

Đồng chí Vũ Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban tổ chức Huyện uỷ Kỳ Sơn cho biết: Có một thực tế là trước đây công tác phát triển đảng viên trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Từ năm 2010 đến nay, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TN thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH theo tinh thần Nghị quyết số 25- NQ/TW của BCH Tư Đảng khoá X, Chỉ thị số 35 -CT/TU của BTV Tỉnh uỷ về "Đẩy mạnh công tác phát triển đảng từ ĐV-TN ưu tú…", BTV Huyện uỷ Kỳ Sơn đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/HU về "Bồi dưỡng, phát triển đảng viên trong thanh niên trước khi lên đường làm nghĩa vụ quân sự". Các nghị quyết, chỉ thị này được triển khai đến từng chi, Đảng bộ, chính quyền các cấp, ban, ngành, hội, đoàn thể cùng phối hợp thực hiện. 

 

Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trẻ, Huyện uỷ Kỳ Sơn đã chú trọng việc giáo dục chính trị tư tưởng với nội dung công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên, bổ sung cho Đảng những đảng viên trẻ, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức Đảng. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ngày càng quan tâm, đầu tư phát hiện, bồi dưỡng, tạo nguồn quần chúng ưu tú và phát triển đảng viên từ đoàn TN, nhất là đoàn viên ưu tú trong HS, SV và lực lượng thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự, tạo nguồn cán bộ cho Đảng, nhất là ở cơ sở xã, thị trấn. 

 

Nhiều năm qua, thị trấn Kỳ Sơn luôn là địa phương tiêu biểu, đi đầu trong công tác xây dựng Đảng nói chung, phát triển đảng viên trẻ nói riêng. Đồng chí Nguyễn Ngọc Quế, Phó Bí thư TT Đảng uỷ thị trấn Kỳ Sơn khẳng định: Đảng uỷ thị trấn  đặc biệt chú trọng công tác tổ chức xây dựng Đảng, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên. Thực hiện chủ trương tạo nguồn cán bộ cơ sở cho địa phương, đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, nhất là đảng viên trẻ. Đảng uỷ đã chỉ đạo Ban chấp hành Đoàn cơ sở tuyên truyền, giáo dục bồi dưỡng ĐV-TN, giới thiệu những ĐV-TN ưu tú tạo nguồn phát triển Đảng, lưu ý quan tâm các đối tượng ĐV-TN trong độ tuổi đi làm nghĩa vụ quân sự để có hướng bồi dưỡng đối tượng và xét kết nạp. Từ đầu năm đến nay, thị trấn Kỳ Sơn đã có 8 quần chúng ưu tú được kết nạp vào Đảng, trong đó có 3 quần chúng ưu tú là ĐV-TN, có 1 ĐV-TN ưu tú được kết nạp vào Đảng trước khi lên đường làm nghĩa vụ trong LLVT. 

 

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 35- CT/TU của BTV Tỉnh uỷ tại huyện Kỳ Sơn đã góp phần làm cho mọi tầng lớp nhân dân nhận thức một cách sâu sắc về tư tưởng, đề cao vai trò, vị trí của TN, xác định TN là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng. Từ đó, công tác phát triển đảng viên trẻ đã có những chuyển biến  tích cực. Tỷ lệ quần chúng ưu tú là ĐV-TN được kết nạp Đảng luôn chiếm trên 60% tổng số đảng viên mới (năm 2010 có 71 ĐV- TN ưu tú đuợc kết nạp Đảng trong tổng số 110 đảng viên mới; năm 2011 có 58 ĐV-TN ưu tú được kết nạp Đảng trong tổng số 92 đảng viên mới và từ đầu năm đến nay có 44 ĐV-TN ưu tú được kết nạp Đảng trong tổng số 71 đảng viên mới). Đáng lưu ý là từ năm 2011 đến nay, mỗi năm huyện đều tiến hành bồi dưỡng, kết nạp được 20 đồng chí đảng viên  là TN đi làm nghĩa vụ trong LLVT. 

 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phát triển đảng viên trẻ ở Kỳ Sơn vẫn bộc lộ một số hạn chế như một số Đảng uỷ xã, cơ quan chưa tích cực, chủ động trong công tác phối hợp để phát hiện, bồi dưỡng nguồn giới thiệu cho Đảng. Mặt khác, một bộ phận ĐV-TN chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về Đảng nên tinh thần tự giác, nỗ lực rèn luyện còn hạn chế. Để khắc phục vấn đề này, Kỳ Sơn đang tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát công tác kết nạp Đảng trong TN; đánh giá đúng thực tế, chỉ rõ những nguyên nhân, hạn chế, khó khăn; nhất là nguyên nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phát hiện, tạo nguồn, bồi dưỡng giới thiệu cho Đảng. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện, đưa nội dung bồi dưỡng phát triển đảng viên trẻ, phát triển đảng viên trong TN trước khi lên đường nhập ngũ thành chỉ tiêu cụ thể. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng cho ĐV-TN; công tác phát triển đảng viên trẻ được thực hiện với phương châm phát triển về số lượng nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng.

 

                                                                  Dương Liễu

 



Đảo Bé - Lý Sơn đã có nước ngọt


(TNO) Sau gần bốn tháng xây dựng, công trình biến nước biển thành nước ngọt cho cư dân đảo Bé (tức xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động sáng 31.8.

Công trình có tổng vốn đầu tư 1 triệu USD, do Công ty Doosan Vina (trụ sở tại Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi) viện trợ không hoàn lại.

Đây là công trình do Doosan Vina thiết kế và sản xuất, gồm hai hệ thống hóa hơi nước biển thành nước ngọt bằng phương pháp thẩm thấu ngược (SWRO) với công suất 200 m3/ngày đêm, hai máy phát điện có tổng công suất 128 MW, các bể chứa nước đầu vào, đầu ra, các bơm trợ lực phục vụ toàn hệ thống phân phối nước đến từng hộ gia đình cùng các công trình phụ trợ khác.

Tại lễ khánh thành, ông Lê Quang Thích – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi – cho biết nhà máy xử lý nước biển thành nước ngọt là món quà đầy ý nghĩa đối người dân đảo Bé, không những nâng cao chất lượng cuộc sống cho 120 hộ gia đình với 500 nhân khẩu đang sinh sống trên đảo, mà còn đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá và du lịch.

Chứng kiến những dòng nước ngọt mát lành từ nhà máy xử lý nước biển thành nước ngọt đưa về đến tận gia đình, tất cả cư dân đảo Bé từ già đến trẻ đều hò reo, sung sướng.

Cụ bà Dương Thị Ký (73 tuổi), hớn hở: "Đảo Bé đã được giải khát rồi. Bây giờ tắm rửa thoải mái không còn phải chịu cảnh khổ sở như trước nữa nên ai cũng mừng".

Cảnh phải đứng tắm trong thau cùng những chiếc lu, ghè hứng nước mưa hiện hữu ở đảo Bé từ hàng trăm năm qua, bắt đầu từ hôm nay đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Cuộc sống người dân ở nơi đầu sóng, ngọn gió chính thức bước sang trang mới.


Công trình xử lý nước biển thành nước ngọt ở đảo Bé – Ảnh Hiển Cừ


Hệ thống hóa hơi nước biển thành nước ngọt được thiết kế theo dạng module và lắp đặt gọn gàng trong từng container – Ảnh Hiển Cừ


Niềm vui của cư dân đảo Bé khi được tận hưởng nguồn nước ngọt – Ảnh Hiển Cừ

Hiển Cừ

Xuất nước ngọt hỗ trợ dân xã đảo
Xử lý nước nhiễm bẩn thành nước ngọt tại đảo Lý Sơn
Biến nước biển thành nước ngọt ở đảo Bé



Thủy điện Tà Cọ khởi động tổ máy số 1


Kỷ niệm lần thứ 67 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, ngày 31/8, trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Tà Cọ, ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, các đơn vị thi công đã cho khởi động không tải thành công tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Tà Cọ.


Đấu nối đường dây 110kV vào Trạm biến áp 110kV Nhà máy thủy điện Tà Cọ

Nhà máy thủy điện Tà Cọ gồm hai tổ máy với công suất lắp máy là 30 MW, sau khi hoàn thành sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội ở huyện Sốp Cộp, huyện xa nhất của tỉnh Sơn La, giáp với nước bạn Lào.
Công ty cổ phần Công nghiệp xây dựng Toàn Phát là đơn vị chủ lực thi công trên công trường. Với đội ngũ cán bộ kỹ sư, công nhân trẻ, công ty đã chỉ đạo lực lượng thi công trên công trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra.

Kỹ sư Hoàng Quốc Lập, Giám đốc chi nhánh Tây Bắc, Công ty cổ phần công nghiệp xây dựng Toàn Phát cho biết: "Sau hơn 2 năm thi công công trình thủy điện Tà Cọ, cán bộ công nhân viên cũng như toàn thể anh em cán bộ đã nỗ lực hết mình, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công ty giao và đến ngày 31/8 đã hoàn thành để phát tổ máy số một của thủy điện Tà Cọ”./.



    Thủy điện Sơn La trước ngày khánh thành


    Viết bình luận

    Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài. Bình luận của bạn sẽ được biên tập trước
    khi đăng

     (*) 


    (*)


     

    Tắt bộ


    tự động

    Telex

    VNI

    VIQR 

    Số ký tự còn lại:

    Protected by FormShield

    Refresh



    Nông dân học cách chống lao


    (Dân Việt) – "Tham gia các lớp tập huấn, chúng tôi mới biết bệnh lao nguy hiểm và dễ mắc bệnh, nhất là những nông dân nghèo như chúng tôi"- bà Lò Thị Tính – nông dân bản Thôm Mòn (xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu, Sơn La) cho biết.

    Hướng về người nghèo

    Mô hình nông dân phòng, chống lao do Ban quản lý tiểu Dự án Quỹ Toàn cầu về phòng, chống lao- T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tổ chức điểm tại 2 xã: Thôm Mòn (huyện Thuận Châu) và Chiềng Đen (TP.Sơn La) từ tháng 8.2011.

    Đây là 2 xã có nhiều khó khăn chủ yếu là người dân tộc Thái, đời sống còn thấp và hiểu biết về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ chưa cao. Trong địa bàn cũng đã xuất hiện các bệnh nhân lao nhưng vì không biết bệnh nên việc chữa trị cũng không tới nơi tới chốn.

    Bà Lò Thị Anh ở bản Thôm Mòn cho biết, xưa nay bà con trong bản có bệnh cũng ngại đi chữa. Nếu là bệnh lây nhiễm thì khổ cho cả bản. "Đi tập huấn, tôi được biết bệnh lao là bệnh do vi trùng (vi khuẩn) gây ra. Bệnh lao thường tấn công phổi, nhưng có thể lan sang thận, xương, cột sống, não và những bộ phận khác của cơ thể. Bệnh có thể lây qua không khí khi người bị lao phổi chưa chữa trị ho hoặc hắt hơi. Vì thế, người có bệnh nên đi chữa, vì sức khỏe của mình và cả bản".

    Nghĩ thế nên dù bận rất nhiều công việc nhưng hàng tháng- cứ đến ngày sinh hoạt Chi hội Mô hình nông dân phòng chống lao là bà Anh có mặt rất sớm và chăm chú nghe các giảng viên, cán bộ hướng dẫn nội dung sinh hoạt. “Có thể phòng được bệnh lao cũng như nhiều bệnh tật khác nhờ vào việc khám và điều trị kịp thời; nhờ ăn ở, sinh hoạt sạch sẽ; giao tiếp khoa học”- bà Anh nói.

    Còn theo bà Lò Thị Tính (bản Thôm Mòn) thì hiện tại bà con phải làm việc mệt nhọc, môi trường sống lại không được đảm bảo nên rất dễ mắc bệnh lao và các bệnh về phổi. Bà Tính tâm sự: “Nhờ hiểu biết hơn về bệnh, chúng tôi đã học được cách phòng, phống lao hiệu quả. Rất nhiều người trong bản này đã được đưa đi khám bệnh lao, được điều trị theo phác đồ 6-8 tháng và đã khỏi bệnh”.

    Cần được đầu tư, nâng cao

    Trao đổi với phóng viên NTNN, bà Cà Thị Như Loan – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La, phụ trách Chương trình Nông dân phòng, chống lao cho biết, từ năm 2011 đến nay, Sơn La đã tổ chức được 3 mô hình “Chi hội Nông dân phòng chống lao” và 1 Câu lạc bộ “Nông dân phòng chống lao”, với sự tham gia của gần 400 hội viên, nông dân.

    "Khi y tế cơ sở tham gia làm nòng cốt cho dự án thì hiệu quả của mô hình này sẽ được nâng lên rất nhiều".

    "Bà con nông dân tham gia mô hình khá nhiệt tình, sinh hoạt đều đặn hàng tháng, hiểu biết về bệnh lao và bệnh tật nói chung từng bước được nâng lên"- bà Loan cho hay. Từ đầu năm 2012 đến nay, dự án đã tổ chức được 18 buổi sinh hoạt, vận động được 58 người nghi mắc lao đi khám, tư vấn hỗ trợ cho 11 người, điều trị cho 11 bệnh nhân lao, không có người tử vong do bệnh lao…

    Nói về hiệu quả của mô hình, chị Hà Thị Cong – Trạm trưởng Trạm Y tế xã Chiềng Đen tâm sự: "Với xã nghèo như Chiềng Đen thì việc triển khai Mô hình Nông dân phòng, chống lao là rất thiết thực. Từ hiểu biết về bệnh lao, bà con còn có ý thức phòng các bệnh lây nhiễm khác". Tuy nhiên, cũng theo chị Cong, Dự án cần tăng cường đầu tư để mở rộng đối tượng thụ hưởng ra nhiều bản, nhiều chi hội và có sự phối hợp tốt hơn giữa nông dân với lực lượng y tế xã và y tế thôn, bản.



    Sơn La học kinh nghiệm nuôi thủy sản ở Đồng Tháp


    Sơn La học kinh nghiệm nuôi thủy sản ở Đồng Tháp

    TT – Ngày 30-8, đoàn công tác của Tỉnh ủy Sơn La do ông Hoàng Văn Chất (phó bí thư thường trực tỉnh ủy) làm trưởng đoàn đã đến tỉnh Đồng Tháp học hỏi kinh nghiệm về công tác quản lý, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản.

    Theo lãnh đạo tỉnh Sơn La, địa phương này hiện sở hữu diện tích mặt nước lớn nhất nước, chỉ riêng lòng hồ thủy điện lớn như Sơn La, Hòa Bình đã có đến 250km2 diện tích mặt nước. Tuy nhiên, hầu hết diện tích lòng hồ này đều đang bị bỏ không, chỉ có một số doanh nghiệp ở Sơn La đã nuôi thành công cá tầm, loại cá được nhập khẩu giống từ Nga và cho giá trị kinh tế cao.

    Lãnh đạo tỉnh Sơn La cho rằng rất cần học tập kinh nghiệm trong việc nuôi cá tra của Đồng Tháp để xây dựng cho mình kế hoạch phát triển cá tầm hiệu quả hơn.

    T.TÚ



    Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

    Sơn La học kinh nghiệm nuôi thủy sản ở Đồng Tháp - Tuổi Trẻ


    Sơn La học kinh nghiệm nuôi thủy sản ở Đồng Tháp

    TT – Ngày 30-8, đoàn công tác của Tỉnh ủy Sơn La do ông Hoàng Văn Chất (phó bí thư thường trực tỉnh ủy) làm trưởng đoàn đã đến tỉnh Đồng Tháp học hỏi kinh nghiệm về công tác quản lý, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản.

    Theo lãnh đạo tỉnh Sơn La, địa phương này hiện sở hữu diện tích mặt nước lớn nhất nước, chỉ riêng lòng hồ thủy điện lớn như Sơn La, Hòa Bình đã có đến 250km2 diện tích mặt nước. Tuy nhiên, hầu hết diện tích lòng hồ này đều đang bị bỏ không, chỉ có một số doanh nghiệp ở Sơn La đã nuôi thành công cá tầm, loại cá được nhập khẩu giống từ Nga và cho giá trị kinh tế cao.

    Lãnh đạo tỉnh Sơn La cho rằng rất cần học tập kinh nghiệm trong việc nuôi cá tra của Đồng Tháp để xây dựng cho mình kế hoạch phát triển cá tầm hiệu quả hơn.

    T.TÚ

    Source Article from http://tuoitre.vn/Kinh-te/509287/Son-La-hoc-kinh-nghiem-nuoi-thuy-san-o-Dong-Thap.html



    Thủy điện Sơn La trước ngày khánh thành - Lao động




    Viết bình luận


    Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài. Bình luận của bạn sẽ được biên tập trước
    khi đăng




     (*) 



     
    (*)



     

     


    Tắt bộ


    tự động
    Telex
    VNI
    VIQR 


    Số ký tự còn lại:






    Protected by FormShield




    Refresh


    Source Article from http://laodong.com.vn/Lao-dong-cuoi-tuan/Thuy-dien-Son-La-truoc-ngay-khanh-thanh/81699.bld



    Mưa gió làm đứt dây điện khiến 2 người chết ở Sơn La


    Do ảnh hưởng của cơn bão số 5, hầu hết các địa phương ở tỉnh Sơn La đều xảy ra mưa kéo dài. Lượng mưa đo được bình quân từ 40 đến 50mm, làm mực nước các sông, suối trên địa bàn tăng lên.

    Cá biệt như suối Tấc ở huyện Phù Yên, suối Muội – huyện Thuận Châu đang có lũ về, làm ngập úng, cuốn trôi nhiều ruộng lúa ở ven suối. Hiện chưa có thống kê cụ thể thiệt hại về hoa màu.

    Tuy nhiên, vào lúc 19h tối 17/8, tại Bản Hẹo, phường chiềng Sinh, thành phố Sơn La mưa lớn đã làm đứt dây điện, làm 2 người chết là ông Cà Văn Hung và ông Cà Văn Hùng cùng trú ở bản Hẹo.

    Ngay khi sự cố xảy ra, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La đã có mặt để thăm hỏi, động viên gia đình và chỉ đạo khắc phục sự cố./.



    Kỷ niệm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào


    Dự Lễ mít tinh, về phía Việt Nam có bà Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; đại diện các bộ ngành Trung ương… và đông đảo cán bộ, chiến sỹ đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La. Về phía nước bạn Lào có đồng chí Xom Phon Sy Cha Lơn – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam và đại diện lãnh đạo 8 tỉnh Bắc Lào.

    Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La ôn lại truyền thống hợp tác hữu nghị Việt Nam – Lào mãi mãi xanh tươi đời đời bền vững, nhất là với tỉnh Sơn, địa phương có chung đường biên giới với 8 tỉnh Bắc Lào.

    Những năm qua, Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã hợp tác toàn diện, cả về kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Riêng từ năm 2001 đến nay, tổng nguồn kinh phí hỗ trợ của cả Trung ương và tỉnh Sơn La cho 8 tỉnh Bắc Lào là gần 140 tỷ đồng. Tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện để hai bên tham quan, trao đổi kinh nghiệm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế về kinh doanh thương mại dịch vụ, giao lưu hàng hoá.

    Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, tỉnh Sơn La đã tiếp nhận đào tạo chuyên ngành và tiếng Việt cho gần 500 cán bộ và học sinh đến từ các tỉnh Bắc Lào. Bên cạnh đó, Sơn La còn triển khai công tác khám chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân nước bạn Lào tại các cơ sở khám chữa bệnh các xã giáp biên.

    Đồng chí Khăm Hùng Hương Vông Si, Bí thư Tỉnh uỷ, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn thay mặt các tỉnh Bắc Lào phát biểu tại buổi lễ đã tiếp tục khẳng định mối quan hệ thắm tình anh em, lâu dài và khăng khít giữa nhân dân hai nước Việt-Lào nói chung, giữa nhân dân hai tỉnh Hủa Phăn và Sơn La nói riêng. Trong những năm qua, tỉnh Hủa Phăn và các tỉnh Bắc Lào đã nhận được sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của các tỉnh của Việt Nam, trong đó có Sơn La trong công tác đào tạo, cung cấp các chuyên gia kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng.

    Phát biểu tại buổi lễ, bà Tòng Thị Phóng đánh giá cao tinh thần hợp tác giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào. Đồng thời đề nghị hai bên tiếp tục duy trì và từng bước phát triển mối quan hệ hợp tác lên tầm cao mới. Bà Tòng Thị Phóng nhấn mạnh: Việc tiếp tục tăng cường phát triển mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Lào không chỉ là yêu cầu phát triển khách quan, mà còn là nguyện vọng của nhân dân, là trách nhiệm của lãnh đạo mỗi nước.

    Tỉnh Sơn La cần tiếp tục tuyên truyền và giáo dục sâu rộng trong nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới, về truyền thống hợp tác hữu nghị đặc biệt giữa hai nước, cùng thực hiện tốt Hiệp định quy chế biên giới quốc gia và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước hai nước Lào và Việt Nam, chủ động giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ đường biên giới hoà bình hữu nghị.

    Nhân dịp này, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tặng thưởng Huân chương độc lập Hạng Nhất, hạng Nhì cho 8 tỉnh Bắc Lào; Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào cũng tặng thưởng Huân chương tự do hạng Nhất, hạng Nhì cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh Sơn La. 20h tối 19/8, tại thành phố Sơn La sẽ diễn ra Lễ khai mạc Tuần văn hoá Việt Nam – Lào./.



    Khởi tố vụ MB24 tại Sơn La


    Khởi tố vụ MB24 tại Sơn La

     

     

    Khởi tố vụ MB24 tại Sơn La

     

     

     


    Tác giả :
    TH Sơn La




    Nhiều tuyến đường ở tỉnh Sơn La bị sạt lở


    Do ảnh hưởng của cơn bão số 5, tại tỉnh Sơn La đã có mưa to gió lớn làm 2 người chết. Hiện nhiều tuyến quốc lộ và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Sơn La đang bị sạt lở gây ách tắc giao thông.         

    Các điểm sạt lở, ắch tắc chủ yếu trên các tuyến quốc lộ 4G, quốc lộ 37, quốc lộ 6. Đặc biệt, tại quốc lộ 37 thuộc địa bàn huyện Phù Yên có tới 7 điểm sạt lở lớn, tổng khối lượng đất đá sạt lở ước tính trên 5.000m3.

    Ngay sau khi có sạt lở, ắch tắc xảy ra, các đơn vị chức năng đã khẩn trương huy động phương tiện, máy móc nhanh chóng thông tuyến đảm bảo giao thông thông suốt. Tuy nhiên, do mưa kéo dài nên tại nhiều tuyến đường đất đá, sa bồi vẫn tiếp tục sạt lở gây khó khăn cho việc khắc phục thông tuyến.

    Đến thời điểm này, trên tuyến quốc lộ 6 vẫn còn tắc 1 điểm ở km 278 + 700, trên dốc Mường Hồng, do nước dâng gây ngập cao tới 1,5m với chiều dài trên 100m đường. Trên Quốc lộ 4G, vẫn còn 1 điểm thuộc khu vực xã Nà ớt, cũng do nước ngập cao tới 1,5m.

    Hiện nay, phức tạp nhất là trên tuyến quốc lộ 37 thuộc địa bàn huyện Bắc Yên vẫn còn tới 5 điểm do sạt lở với khối lượng lớn nên việc khắc phục để thông tuyến chưa thể thực hiện được. Các đơn vị quản lý đường bộ vẫn đang tiếp tục huy động lực lượng và phương tiện để đảm bảo thông xe bước 1 trong thời gian sớm nhất./.



    Sơn La ước thiệt hại hơn 136 tỷ đồng do mưa lũ


    Do ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 4 và cơn bão Sao La đã gây ra nhiều trận lũ làm thiệt hại nặng nề đến nhà cửa, tài sản và hoa màu của người dân ở tỉnh Sơn La, ước thiệt hại tới 136 tỷ đồng.

    Tại huyện Thuận Châu, chỉ trong vòng 10 ngày đã xảy ra 3 trận lũ lớn. Rất may không có thiệt hại về người, nhưng mưa lũ đã làm ngập úng hơn 260ha lúa mùa và hàng chục công trình thuỷ lợi, công trình giao thông… ước giá trị thiệt hại hơn 3 tỷ đồng.

    Do mưa lũ liên tiếp, nên trong số diện tích lúa bị thiệt hại, có tới hơn 100ha ở các xã Mường É, Tông Lệnh, Thôn Mòn… người dân đã phải gieo đi gieo lại tới 2 – 3 lần. Đến hôm nay (9/8), huyện Thuận Châu đã trao toàn bộ 20 tấn lúa giống từ tỉnh hỗ trợ để nông dân gieo cấy bổ sung.

    Lũ cuốn trôi cầu và khoét sâu vào lòng đường tại bản Nà Ten, tuyến giao thông Nặm Păm – Ngọc Chiến (Ảnh: Báo Sơn La)

    Tại huyện Mường La, địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất, với tổng thiệt hại ước tính ban đầu lên tới hơn 80 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã trích 300 triệu đồng từ ngân sách địa phương để triển khai ngay các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, cũng mới chỉ hỗ trợ được các gia đình bị thiệt hại về người và nhà cửa, cũng như khắc phục tạm các công trình cơ sở hạ tầng, đường giao thông… còn hầu như toàn bộ diện tích lúa mùa là không thể khắc phục được.

    Cùng với khó khăn trong khắc phục sản xuất, người dân ở trung tâm huyện Mường La và gần 200 hộ dân bản Chiềng Te, xã Nậm Păm hiện đang rất thiếu nước sinh hoạt, do lũ đã gây hư hỏng toàn bộ đường ống dẫn nước về trung tâm huyện.

    Cũng do mưa lũ, huyện Yên Châu đã phải di dời khẩn cấp 11 hộ dân ở xã Chiềng Đông nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Lũ đã vùi lấp hơn 100ha lúa mùa, làm đổ gần 160ha ngô, cuốn trôi hoàn toàn 20ha ao cá, trên 1.300 con gia súc, gia cầm các loại; 2 công trình trường học và 38 nhà dân bị ngập úng, nhiều công trình thủy lợi, kênh mương, ống nước tự chảy bị sạt lở, hư hỏng.

    Hiện nay, Ban chỉ huy phòng chống bão lũ và tìm kiếm cứu nạn huyện Yên Châu đang chỉ đạo các xã tiếp tục kiểm tra, xác minh thực tế thiệt hại, huy động lực lượng tham gia ứng cứu giúp dân di dời nhà cửa, tài sản đến nơi an toàn.

    Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trên địa bàn tỉnh Sơn La như hiện nay, việc khắc phục hậu quả do mưa lũ còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tỉnh Sơn la đang chỉ đạo các địa phương tập trung các giải pháp để nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất cho bà con./.



    Nghẹt thở vây bắt “trùm” heroin đốt xe, nã đạn vào cảnh sát


    Hồi 7h30 ngày 26/8, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Hòa Bình phát hiện xe ô tô TOYOTA 5.7, BKS 29A-11035 đi từ hướng Hà Nội – Sơn La đến khu vực rừng già (xã Pà Cò – Loóng Luông thuộc khu vực giáp ranh 2 tỉnh Sơn La – Hòa Bình) để tiến hành giao dịch mua bán ma tuý.

    Do việc tổ chức bắt giữ tại đây gặp nhiều khó khăn, không đảm bảo an toàn cho các lực lượng vây bắt, Công an tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các lực lượng chức năng triển khai lực lượng chốt chặn, vây bắt tại Km 84+700, thuộc địa phận xã Bắc Phong, huyện Cao Phong (Hoà Bình).

    Công an tỉnh Hòa Bình kiểm tra, niêm phong tang vật của vụ án

    Khi phát hiện có lực lượng chặn bắt, đối tượng đã quay đầu xe ô tô bỏ chạy theo hướng Tân Lạc – Mai Châu (Quốc lộ 6). Trước tình hình trên, Ban Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm Công an tỉnh hỗ trợ; kịp thời thông báo cho Công an các huyện Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thuỷ nhanh chóng triển khai lực lượng chốt chặn trên các tuyến đường đối tượng có thể chạy qua.

    Lực lượng vây bắt tiếp tục bám sát đối tượng, phối hợp với cùng lực lượng Công an huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, Công an xã triển khai lực lượng vây bắt. Khi phát hiện tiếp tục bị chặn bắt, đối tượng bỏ chạy lòng vòng theo các đường liên xóm, liên xã. Đến địa phận xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc, đối tượng đã sử dụng súng uy hiếp nhân dân và lực lượng Công an xã để tháo chạy.

    Khi đối tượng cho xe lao qua các điểm chốt chặn của lực lượng vây bắt Công an huyện Tân Lạc và tiếp tục bỏ chạy theo quốc lộ 12B về Lạc Sơn khoảng 20 km thì rẽ trái đi vào xã Yên Phú (Lạc Sơn), lực lượng vây bắt vẫn bám sát, đồng thời Công an huyện Lạc Sơn kịp thời triển khai lực lượng tham gia vây bắt.

    Các loại vũ khí nóng và phương tiện đối tượng sử dụng để chống trả lực lượng Công an

    Khi đối tượng chạy khoảng 4 km nữa đến xóm Bợ, xã Yên Phú thì bị lực lượng vây bắt và người dân dùng gỗ và các vật cản đường buộc đối tượng phải dừng lại, quay đầu xe, nhưng đã bị lực lượng chốt chặn nên không có đường chạy, đối tượng đã cố thủ trong xe. Lực lượng vây bắt kêu gọi đầu hàng, nhưng đối tượng không đầu hàng.

    Không những thế, đối tượng còn mang theo 1 khẩu súng AK cùng 2 túi xách xuống xe với thái độ hung hăng, thách đố lực lượng vây bắt. Sau 20 phút, thấy việc tẩu thoát bằng xe ô tô không thể thực hiện được, đối tượng đã vào xe ô tô lấy một số vũ  khí và tài sản ở trong xe, đồng thời đốt xe nhằm phi tang và đánh lạc hướng, phân tán lực lượng vây bắt, xách súng chạy vào nhà bà Bùi Thị Đức bên cạnh đường đe doạ, cướp 1 xe mô tô bỏ chạy theo đường nhánh, vừa chạy vừa đe doạ nhân dân bên đường.

    Do xe mô tô hết xăng, đối tượng tiếp tục de dọa cướp 1 xe mô tô khác của người dân để bỏ chạy. Lực lượng vây bắt đã phân công một tổ đập kính xe và chữa cháy xe ô tô của đối tượng, bảo vệ hiện trường, tang vật. Toàn bộ lực lượng còn lại tiếp tục truy đuổi, bao vây, phong toả đối tượng và yêu cầu người dân không ra đường để đảm bảo an toàn.

    Lực lượng Công an tỉnh Hòa Bình khám xét, thu giữ tang vật vụ án

    Do hết đường chạy, đối tượng đã chạy ra khu vực bờ suối, cánh đồng ngô, mía, lúa, nhiều cây cối rậm rạp, địa hình không bằng phẳng; lực lượng vây bắt tiếp tục bao vây, phong toả và dùng loa kêu gọi đầu hàng, nhưng đối tượng đã dùng súng bắn vào lực lượng vây bắt. Lực lượng vây bắt đã nhiều lần bắn cảnh cáo và tiếp tục gọi hàng, nhưng đối tượng vẫn cố tình chống trả quyết liệt với cấp độ ngày càng cao (vừa tìm cách tẩu thoát, vừa sử dụng AK bắn chống trả).

    Đến 16h40, lực lượng vây bắt vẫn kiên trì kêu gọi đầu hàng, nhưng đối tượng đã đáp trả bằng việc nổ súng về phía lực lượng vây bắt, buộc lực lượng vây bắt phải nổ súng khống chế để tiếp tục tiếp cận đối tượng. Và rồi đối tượng đã trúng đạn bị thương, chết trên đường đi cấp cứu sau đó.

    Do đối tượng mang nhiều vũ khí nóng, để phòng ngừa đối tượng gài mìn, lựu đạn trên xe ô tô, các lực lượng nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an tỉnh đã phối hợp dò mìn, chất nổ trên xe ô tô của đối tượng. Sau khi xác định trên xe ô tô của đối tượng không có mìn, lựu đạn, các lực lượng chức năng mới khám xét.

    Kết quả khám xét tại hiện trường nơi đối tượng ẩn nấp, chống trả và trong xe ô tô của đối tượng thu giữ: 5 khẩu súng quân dụng trong tình trạng đạn đã lên nòng (1 súng AK, 1 súng bắn đạn ghém do Mỹ sản xuất, 2 súng ngắn K59 và 1 súng Col cùng 120 viên đạn dùng cho các loại súng trên); 2 quả lựu đạn; 100 bánh hêrôin, 4 túi chứa 800 viên ma tuý tổng hợp; 20.000 USD; 150 triệu đồng; 10 điện thoại di động; 3 máy vi tính xách tay, 1 bộ biển kiểm soát ô tô giả, 1 gói chông gồm 21 chiếc (loại 6 cạnh) và nhiều vật dụng khác.

    Qua kiểm tra, trên người đối tượng có 3 loại giấy tờ, trong đó có giấy tờ mang tên: Tạ Văn Hùng – SN 1965, trú tại Phong Vân, Tân Yên, Bắc Giang. Qua xác minh ban đầu được biết: đối tượng Tạ Văn Hùng đã có 1 tiền án tham gia băng cướp ở Yên Thế, Bắc Giang dùng vũ khí chống trả lực lượng Công an; cách đây 2 năm đối tượng Hùng đã chuyển hộ khẩu về Tây Hồ, Hà Nội. Hiện nay, cơ quan công an đang tiếp tục xác minh làm rõ danh tính đối tượng.

    Về chiếc xe ô tô mang BKS 29A-11035, qua xác minh, biển xe trên theo hồ sơ đăng ký của Công an TP Hà Nội là xe NISAN màu trắng.

    Sáng 27/8, thay mặt lãnh đạo Bộ Công an, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an đã trực tiếp lên chỉ đạo và biểu dương chiến công đặc biệt xuất sắc của Công an tỉnh Hòa Bình; đồng thời trao thưởng cho 6 đơn vị thuộc Công an tỉnh (mỗi đơn vị 10 triệu đồng) và 2 cá nhân quần chúng nhân dân (mỗi cá nhân 5 triệu đồng); nhân dịp này Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đã trao thưởng cho Công an tỉnh Hòa Bình 10 triệu đồng./.



    Đồng quê Sơn La nằm giữa nhà và núi


    Độc giả nhận giải chung cuộc ‘Sống khỏe xưa và nay’

    Bức ảnh “Cả nhà cùng lao động”trong bộ ảnh “Niềm vui chung quanh chúng ta” của tác giả Lại Diễn Đàm đã được ban tổ chức chọn trao giải nhất cho thể loại ảnh hiện đại.



    Chín bỏ làm mười một - Chuyện món ăn lạ trong chuyến đi Sơn La


    (TGĐA) - Theo đoàn làm phim VTV đi Sơn La quay một chương trình văn nghệ của người Thái, mình gặp may, được thỏa mãn cái tính hiếu kỳ về các món ăn lạ.

    Lên đến Sơn La đã gần 4 giờ chiều, đạo diễn Trần Tuấn Hiệp bảo chúng ta tranh thủ đi thăm nhà tù Sơn La đi, nhỡ mai bận… Và thế là chúng tôi có những tấm ảnh đẹp bên vết tích phòng giam bác Tô Hiệu, trong một buổi chiều nắng đẹp.

    _nh___p_nh__n_ng_chi_u

    Nhà báo Đinh Trọng Tuấn và tác giả Hoàng Quang Vinh

    Ngay buổi tối đầu tiên, liếc tấm quảng cáo trên tường một nhà hàng vô danh là mình đã biết hôm nay vui rồi, lập tức gọi ngay món Bọ xít chiên.

    th_c___n_qun_Oanh_B__xt

    B__xt_chin

     Thực đơn Bọ xít chiên

    Trần Tuấn Hiệp tròn mắt hỏi, cái con bọ xít ấy mà xơi được ư??… Mình kể chuyện hồi đi lính, về đơn vị mới, thủ trưởng hỏi có ăn được thịt chó không, mình cười đáp chỉ có bọ xít là… em chịu, còn lại chiến hết. Thủ trưởng cười rất tươi, hà… hà, thế thì việc đầu tiên là tớ dạy cậu chế biến món bọ xít nhé. Rồi ông hướng dẫn  mình thực hành cách bắt bọ xít sao cho  nó không tiết ra tuyến hôi, rồi sau đó bóc tuyến hôi thật nhẹ nhàng, rồi tẩm bột, chiên giòn, ăn ngon hơn dế hay cào cào..

    Trần Tuấn Hiệp quay sang tổng biên tập Đinh Trọng Tuấn, thảo luận xem có chơi không. Thấy Đinh Trọng Tuấn ngần ngừ, mình bảo ngay, thôi, tôi gọi đĩa bọ xít cho tôi thôi, còn hai ông làm món Dế mèn phiên lưu ký để nhớ cụ Tô Hoài cũng chẳng sao đâu…

    Thấy tôi quan tâm hỏi về ẩm thực người Thái, anh Bùi Khắc Bạo, Giám đốc nhà văn hóa Sơn La bảo, ông Vinh ơi! không cần phải đi đâu xa, tối nay ăn vài món, còn trưa mai sẽ nếm phần lớn các món Thái ở một quán thuần Thái nhé!

    Tr_n_Tu_n_Hi_p-Bi_Khc_B_o

    Trần Tuấn Hiệp và Bùi Khắc Bạo

    Nhà hàng mang đĩa dế chiên lên trước, vì món này dễ làm hơn. Món dế mình ăn quen rồi, nhưng Trần Tuấn Hiệp và Đinh Trọng Tuấn mới ăn lần đầu nên gắp cũng… rất nhẹ nhàng, sau thấy tăng tốc rồi… gọi thêm đĩa nữa.

    Món bọ xít chiên ở Sơn La này làm ngon hơn dưới xuôi, một phần vì cái giống bọ xít xứ núi này mềm hơn loại cánh cứng hay sống trên cây nhãn. Quan trọng là công nghệ chế biến bọ xít ở đây đơn giản hơn, hiệu quả hơn: cứ ngâm nước muối, sau đó cho vào nước măng chua là bọ xít tự thải các chất hôi, chất bẩn ra ngoài, chẳng phải như 30 năm trước ông xếp mình bắt bóc tách từng chú một, vì vừa lâu, vừa phải… nín thở. Vị măng chua ngấm vào sinh vật mềm mại này cũng làm món ăn có hương vị hơn.

    Thấy đĩa bọ xít hết nhanh, mình gọi thêm món chuồn chuồn nước chiên giòn. Loại này đúng là mình ăn lần đầu, thấy ngon hơn  món dế chiên. Bùi Khắc Bạo bảo người ta gọi là chuồn chuồn nước vì nó nhảy trên mặt nước như chuồn chuồn, chứ con vật này hình như vùng Thái Bình gọi là …con Xin Cơm. Loại này thật ra là ấu trùng (giống như Nhộng) của con Chuồn Chuồn, nó lớn lên từ trứng con Chuồn Chuồn, nhưng trước khi phát triển thành Chuồn Chuồn thì nó sống dưới nước, thở bằng mang như loài cá nước nên gọi là Chuồn Chuồn nước… Thảo nào nó ngon hơn Dế, vì nó là nhộng mà…

    Chu_n_chu_n_n__c_chin_gin

    Con_xin_c_m

    Chuồn chuồn nước chiên giòn và con Xin Cơm lúc chưa chiên

    Thấy ăn mãi toàn món côn trùng, sợ đêm đói nên Trần Tuấn Hiệp bảo làm món gì có tý ngũ cốc nong nóng đi. Cô chủ quán tên Oanh bảo để em về nhà bắt con gà nấu miến nhé, rồi chạy ù đi. Cả bàn ngồi nhâm nhi và bảo sao lâu thế nhỉ, hay cô bé này bây giờ mới đi mua gà… Mà đúng là cô đi mua gà thật, về còn đun nước, chọc tiết, làm lông, nấu miến… mất gần một tiếng.

    Nhai miếng gà đầu tiên, nhà quay phim Đặng Xuân Chính kêu lên đây là cụ gà đấy à… Cô chủ quán thỏ thẻ bảo, vâng, gà già nó ngọt nước anh ạ, mà vì gà già nên em phải nấu hơi nhừ. Sau một hồi trò chuyện, đạo diễn Trần Tuấn Hiệp bảo mình ăn thịt gà tuần mấy lần mà đây là lần đầu thấy miến gà… nấu ngon đến vậy. Thế mới biết cũng có nhiều món… quen mà lạ.

    Mn_mi_n_g_ngon_nh_t_trong___i_Tr_n_Tu_n_Hi_p

    Món miến gà ngon nhất trong đời Trần Tuấn Hiệp


    Thấy cô chủ quán này nhiều kinh nghiệm nấu nướng, mình hỏi thêm kỹ thuật chế biến côn trùng và  ngạc nhiên với kiến thức và khả năng chế biến của cô, sao cái quán này lại… không treo bảng hiệu, không tên tuổi gì. Cô cười nhẹ, bảo em chủ yếu bán cho người quen thôi… Ai vui vui thì tới, ai buồn buồn có khi… cũng tới. Hỏi cô sao sinh dưới xuôi mà nói  chuyện giống gái Thái vậy, cô bảo thì mình lên đây ăn gạo Thái, uống suối Thái mấy chục năm nên cũng nghĩ như người Thái, nói như người Thái thôi…

    Trong cái đêm xứ núi, nghe những giọt mưa thì thầm… thì thầm, thấy hương núi rừng như  hơi sền sệt, hơi man mác, câu chuyện món ăn Thái cứ dài ra mãi. Nhớ lại tiêu chí ăn ngon của cụ Nguyễn Tuân: chỗ ăn ngon, người ăn với mình, và đồ ăn ngon thấy cái tiêu chí ngon của cụ còn hơi thiêu thiếu cái gì so với cái sự… ngon ngon tối nay. Nhưng mà thôi, trên đời này có phải cái gì cũng lý giải khúc chiết được đâu…

    Cả bàn chúng tôi ngồi tán róc một hồi trong đêm mưa nơi xa xôi này và thống nhất là để làm kỷ niệm mấy món ăn lạ mà ngon, ta đặt tên là quán Oanh Bọ xít…

    Sáng hôm sau, trời bất ngờ mưa tầm tã do áp thấp nhiệt đới, nên chúng tôi đành ra quán café ngồi ngắm bong bóng trên mặt hồ. Khi quay lại trường quay ở nhà hàng Bó Ban, thấy đã bày ăn trưa để khấn cho ông Trời dừng mưa…

    Món ăn Thái bày lên thấy nhiều món lạ nên mình khoái lắm, cứ hỏi chuyện này chuyện nọ. Bùi Khắc Bạo nói món này là canh Vén váy này, món kia là chả lợn ủ tro này, còn đây là thịt nướng lá Bưởi này..

    Canh_chua__x__ng__h_m_v_i_l_Vn_Vn

    l_Vn_vn_xanh

    Canh chua xương hầm với lá Vón Vén

    Mình ngạc nhiên vì cái tên lá Vén váy, nhưng anh bảo người ta gọi thế nó quen đi… Nghi ngờ ông giám đốc này chơi chữ, mình hỏi bà chủ quán, bà nói không có đâu, tên nó là lá Vón Vén, còn ông Bạo ông ấy trêu tôi, như cái quán Bó Ban( chùm hoa Ban) này ông ấy cứ gọi là quán Bố Bản  hay quán Bỏ Bản ấy mà.. Nhưng anh Bạo nói là các mế người Thái vẫn gọi Vén Váy đấy chứ, thong tin anh hỏi hai ông trưởng bản này mà xem…

    Món thịt nướng lá Bưởi đúng là có vị lạ, khác hẳn kiểu nướng lá lốt của ta dưới xuôi. Mùi hương bưởi quyện vào mùi thịt nướng, nó ngầy ngậy chất bưởi, tưởng như  cái chất nhà quê  này nó đọng trong cổ, nó dính vào lưỡi hơi lâu lâu…

    Mai này về dưới xuôi mình sẽ nói mụ xã nướng thử với thịt gà hay cá thu xem công nghệ lá bưởi này khi mở rộng đối tượng thì có vị thế nào nhỉ?

    L_n_n__ng_v_i_l_b__i

    Thịt nướng lá Bưởi


    Còn món xôi nướng của quán Bó Bản này cũng khác xôi nướng các nơi khác. Bà chủ quán bảo là người Thái ăn uống cầu kỳ lắm, nên xôi cũng phải có rất nhiều loại để dùng trong nhiều cách ăn khác nhau..Xôi nướng muốn ngon phải trộn thêm ít thịt chim ngói,  còn gỏi muốn ngon phải có ít da trâu nướng thật thơm mới dậy hương vị..

    Một triệu người tộc Thái sống rải rác khắp các tỉnh Tây bắc, Việt bắc, tất nhiên là nhiều món rồi… Trần Tuấn Hiệp bảo người Thái làm cỗ mời khách là mất hơn nửa ngày, nên vào bữa ăn rồi khó thoát ra lắm, vì họ hiếu khách kinh khủng… Kỷ niệm ấn tượng nhất đời ông đạo diễn này là có lần bị hai cô gái Thái cầm hai tay, còn anh chủ nhà đổ cốc rượu vào miệng, dù nạn nhân đã mềm nhũn vì rượu. Kiểu uống… khủng bố này làm cho người ta nhớ lâu, có khi đến lúc tóc bạc trắng. Ghê thật.

    Mn_xi_n__ng_cho_dn_nh_u

     Món xôi nướng cho dân nhậu

    Món xôi nướng này thích hợp với dân nhậu hơn, nhất là khi chủ nhà cứ mời rượu liên tục, tranh thủ sau một ly là Trần Tuấn Hiệp làm ngay miếng xôi… cho chắc dạ.

    Bà chủ quán Bó Ban này tên là Lò Thị Hỏa, chúng tôi gọi tắt là Lò Hỏa hay… Hỏa Lò vì khả năng thu hút khách rất mạnh cả bằng kiến thức nấu ăn, bằng giọng nói dẻo dẻo có tí lẳng lơ mà đầy sức thuyết phục, bằng tửu lượng phi thường như  trong cảnh nhà quay phim Đặng Xuân Chính dưới đây đau khổ vì bị ép rượu.

    Ngồi cùng mâm với chúng tôi có hai anh trưởng bản, đều là cựu chiến binh có thâm niên vài chục năm.Anh Lò Văn Linh, trưởng bản Phiềng Mùa, làm chúng tôi ngạc nhiên về kho kiến thức của một trưởng bản vùng cao. Nghe anh giới thiệu rất văn hoa về  cách chế biến các món ăn đặc sản Thái, như món Pịa (kiểu Thắng Cố của người Thái ở Sơn La), món Pỉnh Tộp ( cá nướng kiểu Thái), món Sính Cơm ( gỏi cá suối), món Rêu đá, về cách sử dụng Mắc khén (một loại tiêu rừng) ướp các món nướng…mình rất ấn tượng.Trần Tuấn Hiệp hỏi đùa thế Trưởng bản biết nhiều thế, vậy có đọc báo lề trái không… Lò Văn Linh tỉnh bơ bảo có đọc chứ, đọc mà còn biết cách lật phải úp trái chứ… Nghe mà thấy nể cái vốn tu từ của ông già xứ núi quá.

    Ngồi mâm rượu với ông Giám đốc Bạo và hai ông trưởng bản này, thấy cánh dưới xuôi… đuội quá. Kiến thức về ẩm thực Thái thì họ hơn hẳn là tất nhiên,ẩm thực Việt thì các lão này cũng nam chinh bắc chiến suốt 30 niên, từ  Xiêng Khoảng đến Sài gòn, sang Phnong Pênh rồi quay về Lạng Sơn nên nói chuyện  ăn nhậu thực tế hơn mấy anh nhà báo Hà Nội. Giám đốc Bạo cũng là tay lăn lộn nhiều lĩnh vực văn hóa, anh bảo văn hóa không phải chỉ có múa hát đâu nhé, mà bộ tứ của văn hóa là Ăn – Chơi – Uống – Hát cơ đấy…

    Khoản uống thì… thôi rồi. Đinh Trọng Tuấn lại lý do mới mổ mắt, bác sỹ cấm… nên thỉnh thoảng… đá cái lưỡi qua cái ly, Trần Tuấn Hiệp thì cố gắng chứng tỏ mình cũng chịu chơi, nhưng năng lực rượu… chỉ đến mức ấy thôi. Mấy anh cùng mâm không ép, vì sợ Hiệp say thì… ai chỉ đạo làm phim. Giám đốc Bạo cả quyết là 2 giờ chiều mưa tạnh, có hửng nắng nữa cơ, tôi khấn rồi mà… Hiệp nhìn Bạo đầy nghi ngờ, áp thấp nhiệt đới  mưa từ sáng đến giờ như trút nước, trời giữa trưa còn tối sầm thế này thì chỉ tạnh mưa là tốt rồi, làm sao mà có nắng để quay phim? Giám đốc Bạo nói cứ uống đi… uống đi…uống cũng là xin Ông Giời đấy. Thế thì cũng phải uống thôi, chẳng nhẽ lên đây về tay trắng à.

    Thấy anh Bạo đánh võng đủ mọi thứ chủ đề, Trần Tuấn Hiệp hỏi chắc anh phải… sát gái lắm, nói hay đến thế kia mà, đến gái Thái tắm suối ông kể chúng tôi còn chép miệng … Giám đốc Bạo cười cười bảo, làm gì có chuyện sát gái, tôi là tôi sợ gái Thái lắm…Hỏi sao lại sợ, anh kể là Nhà văn hóa Sơn La có mấy chục đội văn hóa các bản mường, mỗi đội có 15 cô gái hát hay, mà cô nào cũng muốn bản mình giành giải nhất cả nên tôi tất nhiên là mục tiêu rồi… Thôi thôi, tẩu vi thượng sách… cho nó lành. Mà các anh biết đấy, gái Thái nó chiều chồng nhiều lắm lắm, tôi mà kể hết chuyện gái Thái chiều chồng và hiếu khách thì các ông phải viết cả cuốn sách dày…

    Đến một giờ rưỡi thấy mưa ngớt, hai giờ mưa tạnh, Trần Tuấn Hiệp bảo lão Bạo này đúng là thầy phù thủy thật, lão khấn thế nào mà hay thật…Nhưng tuyệt vời hơn là giám đốc Bạo dự báo là  Ông Giời chỉ nắng hơn tiếng rưỡi thôi đấy, tranh thủ quay nhanh lên, mỗi cảnh một lần thôi, không làm đúp đâu nhé. Và đoàn quay phim tốc hành làm việc…

    Đến gần  4 giờ chiều, thấy tắt nắng và quay cũng đã gần xong, Trần Tuấn Hiệp bảo chúng ta chuồn thôi, tối nay ở đây thì mấy lão kia cho mình.. nhũn hơn bún

    Lúc  ra khỏi quán, mình nói mấy lời có cánh về các món ăn, bà chủ quán Lò Thị Hỏa bảo  cám ơn anh, em cũng nấu tàm tạm thôi, mà hôm nay mưa, đi chợ khó quá, chứ mà các anh báo trước thì còn ngon hơn nhiều. Mà anh nên đến vào mùa xuân, khi đó ngọn lá ban và hoa ban làm gỏi ngon lắm …Thôi chín bỏ làm … mười một đi, lần sau các anh đến nhé, đến nhé..Nhà hàng Bó Ban này có câu là "Ăn thì ăn thử,Ngủ thì ngủ thức", tối nay  chúc các anh về cứ … ngủ thức nhé…

    Ừ, lâu lâu quay lại Tây Bắc thấy nhiều cái hay hay đấy nhỉ.

    Riêng mình, cứ lên Tây Bắc là cứ vấn vương mấy câu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

    Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

    Có thấy hồn lau nẻo bến bờ,

    Có nhớ dáng người trên độc mộc,

    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa…

    Mà nước lũ về thật, vì trận mưa lớn kéo dài cả ngày mà. Xe chúng tôi vừa qua khỏi đèo Cò Nòi thì lũ về ngập quốc lộ 6, làm xe của nhóm quay phim đi sau phải chờ nửa ngày mới thông đường  . Chẳng thấy thuyền độc mộc nào, nhưng vẫn nhớ chuyện anh Bùi Khắc Bạo kể về các cô gái Thái chiều chồng hiếu khách…

    Dọc đường về Hà Nội, lái xe Trần Tuấn Hiệp cũng còn chút dư âm của quán Oanh Bọ xít và quán Bó Ban. Đang lái xe, thỉnh thoảng lại dừng ven  đường bảo ta chụp đám mây này đi, xem cái ruộng bậc thang này đi…  Rồi lại bảo may mà mình không lưu số máy của  Oanh Bọ xít, chứ mà có số thì… bây giờ có khi lại gọi cho nó… rồi sau câu chuyện món miến gà ngon lại sinh ra một vài chuyện nữa thì sao…

    Tr_n_Tu_n_Hi_p_v__inh_Tr_ng_Tu_n_b_i_h_i__Ty_B_c

    Đạo diễn Trần Tuấn Hiệp và nhà báo Đinh Trọng Tuấn bồi hồi …Tây Bắc

    Đinh Trọng Tuấn hóa ra đi Tây bắc lần này là… lần đầu, nên cứ tiếc là mình nghe lão bác sỹ, mổ mắt không đúng thời điểm, chứ không thì..

    Mình thì cảm thấy ít xúc động hơn hai anh, chỉ nhớ Tây bắc qua mấy món ăn lạ mà ngon thôi… Nhớ thật đấy.

    Ngẫu nhiên là đĩa VCD trên xe Trần Tuấn Hiệp bật lên bài hát Chiếc khăn Piêu:

     Á ơi có phải thắm thiết duyên nhau,
     Món ăn… để làm mối nối duyên nhau, thời tôi chờ. . .

    Tiếng tôi vang rừng núi…. sao không ai trả lời.

    Hoàng Quang Vinh




    • Bookmark and Share
    • Share/Bookmark



    Bắt thêm đối tượng trong vụ án 19 bánh heroin ở Sơn La


    Ngày 24/8, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh Sơn La, Phòng PC47 Công an Sơn La phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam bắt tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Chí Huân, sinh năm 1986, trú tại thôn Bảo Lộc 2, xã Thanh Châu, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam và Đào Đình Nam, sinh năm 1973, trú tại xóm 3, Ngô Khê, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

    Cả 2 đều phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Đây là 2 đối tượng mở rộng trong vụ án mà lực lượng Cảnh sát Phòng chống ma túy Công an Sơn La đã phá hồi tháng 2/2012 tại địa phận huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, bắt Trần Mạnh Hùng và Nguyễn Đức Trung cùng tang vật 19 bánh heroin.

    Sau một ngày khám xét nơi ở của đối tượng, lực lượng công an đã thu giữ rất nhiều tang vật, gồm: 3 khẩu súng tiểu liên AK và 208 viên đạn; 1 khẩu súng K54 và 5 viên đạn cùng 10 băng tiếp đạn; 1 khẩu súng COL; 3 điện thoại di động; 4 chiếc bộ đàm; 3 máy tính xách tay; 8 con dao, kiếm các loại; trên 600 triệu đồng; 17 chiếc nhẫn, 6 hoa tai, 3 dây chuyền… tất cả đều là kim loại vàng.

    Trần Mạnh Hùng và Nguyễn Đức Trung có nhiệm vụ gom "hàng" từ Điện Biên để vận chuyển về Hà Nam cho Huân và Nam tiêu thụ. Riêng đối tượng Đào Đình Nam đã có 3 tiền án, tiền sự về tội cướp tài sản, hiếp dâm và đánh bạc./.



    Người giữ “hồn” tiếng Thái bằng đa phương tiện


    Sợ chim quên tiếng hót

    Ở Sơn La người dân tộc Thái chiếm đa số. Bản làng người Thái xưa kia cứ tết đến người già, trẻ con quây quần hát những bài hát dân tộc. Thiếu nữ Thái vui điệu múa, lời hát giao duyên bằng dân ca Thái…

    Cuộc sống thay đổi, người Thái không chỉ sống ở các bản làng, nhịp sống đô thị tiếp bước theo về. Những hình ảnh đó ngày càng ít đi. Trẻ con lớn lên ở thành phố, những khu trung tâm thị trấn, thị tứ biết nói tiếng Thái ngày một ít. Số người biết đọc và biết viết chữ Thái ở Sơn La giờ đếm trên đầu ngón tay.

    Ông Cà Văn Chung đang sử dụng phần mềm học tiếng Thái.

    Nhiều người yêu tiếng Thái, muốn học muốn biết mà không có điều kiện, cũng chẳng biết học ở đâu. Thực tế ấy làm ông Cà Văn Chung không nguôi trăn trở “làm gì để người Thái không quên tiếng mẹ đẻ?”.

    Ông luôn lo lắng một viễn cảnh xấu “đến một ngày người Thái không còn nhớ tiếng dân tộc mình”, “không còn đọc được sử thi của người Thái đã được lưu giữ hàng trăm năm”. Trăn trở thôi thúc ông và như bắt ông phải “trả nợ” người Thái vậy. Ông bắt đầu công cuộc “trả nợ” trong mong mỏi của sự thành công.

    Sinh ra và lớn lên ở xã Chiềng Ngần, TP. Sơn La (tỉnh Sơn La), ông may mắn là một trong số ít người ở Sơn La học hết cấp ba thời đó. Sau khi học xong cấp ba ông vẫn muốn học tiếp lên đại học, nhưng nhà nghèo không có điều kiện học lên, ông tình nguyện nhập ngũ. Hoàn thành nghĩa vụ trở về,  ông học tiếp trung cấp nông nghiệp và về công tác tại bộ phận thông tin của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật tỉnh Sơn La (nay là Sở Khoa học và Công nghệ).

    Cuộc sống kinh tế khó khăn, hàng ngày ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, ông phải bươn chải làm thêm nghề thợ ảnh, sửa chữa thiết bị điện tử… Càng tiếp xúc với nhiều người xung quanh, ông càng nhận ra một điều dù giao tiếp với chính người Thái, họ cũng đã không còn nói tiếng Thái. Trẻ con người Thái giờ cũng không biết viết, biết đọc tiếng của chính cha mẹ mình nữa.

    Về làm cán bộ, niềm đam mê học tập vẫn luôn thôi thúc ông tiếp tục đi học Đại học Nông nghiệp hệ tại chức. Năm 1995 lần đầu tiên ông được biết đến máy vi tính. Một mình tự mày mò tìm hiểu cách sử dụng, ông trở thành “chuyên gia” công nghệ thông tin của cơ quan lúc nào không hay. Ông là một trong những người đầu tiên ở tỉnh Sơn La ngày đó dạy về máy tính. Và ông luôn trăn trở làm thế nào ứng dụng những công nghệ này vào việc giữ gìn văn hóa dân tộc mình.

    Chính vì vậy khi tỉnh có chủ trương bảo tồn và gìn giữ tiếng Thái, ông Chung khi đó với cương vị là phó giám đốc trung tâm Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn được giao chủ nhiệm đề tài khoa học nghiên cứu, xây dựng chương trình học chữ và tiếng Thái đa phương tiện. Ý định ấp ủ từ lâu và sau 5 năm trời, ước mơ học và dạy tiếng Thái đa phương tiện đã thành hiện thực.

    Ông Chung chia sẻ: “Ngày tôi còn nhỏ, lời ru bằng tiếng Thái của bà, của mẹ đã cùng tôi lớn lên. Lúc đưa nôi, hay nằm trên lưng mẹ khi lên nương, từng tiếng ru dịu dàng nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuộc đời qua những năm chiến tranh, hòa bình, rồi kinh tế hội nhập, đời sống người dân bây giờ ngày càng phát triển. Bà con người Thái đã có cuộc sống ấm no đầy đủ hơn trước rất nhiều.

    Tuy nhiên, tôi lại phải chứng kiến cảnh ngày càng ít người còn biết đọc chữ Thái, nói tiếng Thái. Lớp trẻ hôm nay ít quan tâm đến tiếng dân tộc mình. Trẻ con Thái không biết nói tiếng dân tộc nhiều lắm chứ đừng nói đến chữ Thái. Tôi sợ là một ngày tiếng dân tộc mình sẽ không còn nữa. Giống như con chim quên tiếng hót thì người Thái sẽ quên cội nguồn con người mà không có cuội nguồn thì sẽ như thế nào, ra sao…”.

    Học tiếng Thái bằng cú click

    Thời buổi internet cái gì người ta cũng vào mạng để hỏi. Nếu đưa được bài giảng tiếng Thái lên mạng thì ai cũng có thể tiếp cận. Nghĩ thế ông mày mò nghiên cứu các tài liệu đã từng viết về chữ và tiếng Thái của thầy Hoàng Trần Nghịch và thầy Hoàng Trọng Đinh. Từ ngày bắt tay vào làm đề tài cứ ngồi vào bàn làm việc là ông quên ăn, quên ngủ.

    Nhiều hôm phải làm việc đêm khuya, ông ngủ gục trên bàn, chứng bệnh cao huyết áp hành hạ ông. Vợå ông lo lắng cho sức khỏe của chồng, bắt ông phải tắt máy tính. Một năm làm việc miệt mài thực hiện để hoàn thành chương trình dạy tiếng Thái đa phương tiện. Nhưng ít ai biết rằng ông đã lên ý tưởng và kế hoạch từ rất nhiều năm trước.

    Trước khi thực hiện đề tài nghiên cứu, xây dựng chương trình học chữ và tiếng Thái đa phương tiện, ở nước ta chưa có tài liệu nào về tiếng Thái có dấu thanh và chưa phù hợp với chương trình học trên máy vi tính. Phần mềm học chữ Thái được ông Chung xây dựng dựa vào bộ tài liệu của nhóm Hoàng Trọng Đinh để chỉnh sửa, bổ sung thêm dấu thanh.

    Trong quá trình xây dựng để người muốn học tiếng Thái Sơn La có thể dễ dàng học, ông đã cùng nhóm nghiên cứu phối hợp với các thành viên của mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa (VTIK) tại Sơn La để nghiên cứu, biên soạn tài liệu phù hợp với con người ở Sơn La.

    “Điều khó khăn nhất khi xây dựng phần mềm này đó là vấn đề thanh điệu của tiếng Thái. Do chữ Thái cổ không có dấu thanh điệu nên người đọc nếu chưa thành thạo và tinh thông các chữ nghĩa rất dễ đọc sai và hiểu sai. Khi đọc ta phải đặt nó vào trong một văn cảnh nhất định và cụ thể thì nghĩa của từ, ngữ mới có thể chính xác”, ông Chung cho biết.

    Nắm bắt được nhược điểm này ông Chung đã cùng nhóm nghiên cứu đề tài cải tiến, đưa dấu thanh vào để phân biệt rạch ròi, không hiểu sai nghĩa của từ, của ngữ.

    Sau hơn một năm nghiên cứu, ông cùng nhóm nghiên cứu đã biên soạn được bộ tài liệu gồm 2 tập, 70 bài. Theo cấu trúc của tài liệu, trong tập 1 gồm có 30 bài, với nội dung trọng tâm giúp người học tiếp cận với phụ âm và nguyên âm, sự kết hợp phụ âm với nguyên âm, sự phân giải và lý giải vị trí trật tự từ, âm tiết của ngôn ngữ, cách kết hợp vần điệu của tiếng Thái, chữ Thái Việt Nam và tiếng Thái ở tỉnh Sơn La.

    Trong tập 2 gồm 40 bài, gồm các bài văn xuôi, trích dịch những mảng thơ ca dân gian, thơ quần chúng giúp người học hiểu cách nói của tiếng Thái. Trong phần này, ngoài giúp người học đọc, hiểu ý nghĩa của từng bài, và nghĩa từ khó, tư liệu còn đặt những câu hỏi khơi gợi trí thông minh, sáng tạo của người học giúp người học đọc thông thạo, diễn cảm, lưu loát, trôi chảy và hiểu được ý nghĩa, nội dung của bài. Riêng phần hình thức nghệ thuật (biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa…) của văn thơ Thái được đề cập tương đối đủ, điển hình và sâu sắc.

    Với phần mềm này người học chỉ cần có một chiếc đầu đĩa hoặc máy tính cài win XP, win 7 là có thể tự học tiếng Thái. Ông chia sẻ “Tôi mong đưa được những bài học chữ và tiếng thái lên các phương lên internet để bất kỳ ai muốn học chữ và tiếng Thái có thể tiếp cận và học. Tiếng Thái nhờ vậy sẽ không bị mai một”.

    Đỗ Thơm- Hương Diệp



    Mít tinh kỷ niệm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam


    Dự Lễ mít tinh, về phía Việt Nam có bà Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; đại diện các bộ ngành Trung ương… và đông đảo cán bộ, chiến sỹ đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La. Về phía nước bạn Lào có đồng chí Xom Phon Sy Cha Lơn – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam và đại diện lãnh đạo 8 tỉnh Bắc Lào.

    Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La ôn lại truyền thống hợp tác hữu nghị Việt Nam – Lào mãi mãi xanh tươi đời đời bền vững, nhất là với tỉnh Sơn, địa phương có chung đường biên giới với 8 tỉnh Bắc Lào.

    Những năm qua, Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã hợp tác toàn diện, cả về kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Riêng từ năm 2001 đến nay, tổng nguồn kinh phí hỗ trợ của cả Trung ương và tỉnh Sơn La cho 8 tỉnh Bắc Lào là gần 140 tỷ đồng. Tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện để hai bên tham quan, trao đổi kinh nghiệm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế về kinh doanh thương mại dịch vụ, giao lưu hàng hoá.

    Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, tỉnh Sơn La đã tiếp nhận đào tạo chuyên ngành và tiếng Việt cho gần 500 cán bộ và học sinh đến từ các tỉnh Bắc Lào. Bên cạnh đó, Sơn La còn triển khai công tác khám chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân nước bạn Lào tại các cơ sở khám chữa bệnh các xã giáp biên.

    Đồng chí Khăm Hùng Hương Vông Si, Bí thư Tỉnh uỷ, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn thay mặt các tỉnh Bắc Lào phát biểu tại buổi lễ đã tiếp tục khẳng định mối quan hệ thắm tình anh em, lâu dài và khăng khít giữa nhân dân hai nước Việt-Lào nói chung, giữa nhân dân hai tỉnh Hủa Phăn và Sơn La nói riêng. Trong những năm qua, tỉnh Hủa Phăn và các tỉnh Bắc Lào đã nhận được sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của các tỉnh của Việt Nam, trong đó có Sơn La trong công tác đào tạo, cung cấp các chuyên gia kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng.

    Phát biểu tại buổi lễ, bà Tòng Thị Phóng đánh giá cao tinh thần hợp tác giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào. Đồng thời đề nghị hai bên tiếp tục duy trì và từng bước phát triển mối quan hệ hợp tác lên tầm cao mới. Bà Tòng Thị Phóng nhấn mạnh: Việc tiếp tục tăng cường phát triển mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Lào không chỉ là yêu cầu phát triển khách quan, mà còn là nguyện vọng của nhân dân, là trách nhiệm của lãnh đạo mỗi nước.

    Tỉnh Sơn La cần tiếp tục tuyên truyền và giáo dục sâu rộng trong nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới, về truyền thống hợp tác hữu nghị đặc biệt giữa hai nước, cùng thực hiện tốt Hiệp định quy chế biên giới quốc gia và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước hai nước Lào và Việt Nam, chủ động giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ đường biên giới hoà bình hữu nghị.

    Nhân dịp này, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tặng thưởng Huân chương độc lập Hạng Nhất, hạng Nhì cho 8 tỉnh Bắc Lào; Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào cũng tặng thưởng Huân chương tự do hạng Nhất, hạng Nhì cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh Sơn La. 20h tối 19/8, tại thành phố Sơn La sẽ diễn ra Lễ khai mạc Tuần văn hoá Việt Nam – Lào./.



    Kỷ niệm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam


    Dự Lễ mít tinh, về phía Việt Nam có bà Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; đại diện các bộ ngành Trung ương… và đông đảo cán bộ, chiến sỹ đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La. Về phía nước bạn Lào có đồng chí Xom Phon Sy Cha Lơn – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam và đại diện lãnh đạo 8 tỉnh Bắc Lào.

    Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La ôn lại truyền thống hợp tác hữu nghị Việt Nam – Lào mãi mãi xanh tươi đời đời bền vững, nhất là với tỉnh Sơn, địa phương có chung đường biên giới với 8 tỉnh Bắc Lào.

    Những năm qua, Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã hợp tác toàn diện, cả về kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Riêng từ năm 2001 đến nay, tổng nguồn kinh phí hỗ trợ của cả Trung ương và tỉnh Sơn La cho 8 tỉnh Bắc Lào là gần 140 tỷ đồng. Tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện để hai bên tham quan, trao đổi kinh nghiệm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế về kinh doanh thương mại dịch vụ, giao lưu hàng hoá.

    Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, tỉnh Sơn La đã tiếp nhận đào tạo chuyên ngành và tiếng Việt cho gần 500 cán bộ và học sinh đến từ các tỉnh Bắc Lào. Bên cạnh đó, Sơn La còn triển khai công tác khám chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân nước bạn Lào tại các cơ sở khám chữa bệnh các xã giáp biên.

    Đồng chí Khăm Hùng Hương Vông Si, Bí thư Tỉnh uỷ, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn thay mặt các tỉnh Bắc Lào phát biểu tại buổi lễ đã tiếp tục khẳng định mối quan hệ thắm tình anh em, lâu dài và khăng khít giữa nhân dân hai nước Việt-Lào nói chung, giữa nhân dân hai tỉnh Hủa Phăn và Sơn La nói riêng. Trong những năm qua, tỉnh Hủa Phăn và các tỉnh Bắc Lào đã nhận được sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của các tỉnh của Việt Nam, trong đó có Sơn La trong công tác đào tạo, cung cấp các chuyên gia kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng.

    Phát biểu tại buổi lễ, bà Tòng Thị Phóng đánh giá cao tinh thần hợp tác giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào. Đồng thời đề nghị hai bên tiếp tục duy trì và từng bước phát triển mối quan hệ hợp tác lên tầm cao mới. Bà Tòng Thị Phóng nhấn mạnh: Việc tiếp tục tăng cường phát triển mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Lào không chỉ là yêu cầu phát triển khách quan, mà còn là nguyện vọng của nhân dân, là trách nhiệm của lãnh đạo mỗi nước.

    Tỉnh Sơn La cần tiếp tục tuyên truyền và giáo dục sâu rộng trong nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới, về truyền thống hợp tác hữu nghị đặc biệt giữa hai nước, cùng thực hiện tốt Hiệp định quy chế biên giới quốc gia và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước hai nước Lào và Việt Nam, chủ động giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ đường biên giới hoà bình hữu nghị.

    Nhân dịp này, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tặng thưởng Huân chương độc lập Hạng Nhất, hạng Nhì cho 8 tỉnh Bắc Lào; Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào cũng tặng thưởng Huân chương tự do hạng Nhất, hạng Nhì cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh Sơn La. 20h tối 19/8, tại thành phố Sơn La sẽ diễn ra Lễ khai mạc Tuần văn hoá Việt Nam – Lào./.



    Khởi tố vụ MuaBan24 tại Sơn La


    Xem tin gốc 

    CAND Portal
    - 2 tuần trước
    114 lượt xem

    Công an tỉnh Sơn La vừa ra quyết định khởi tố vụ án “Sử dụng máy tính, mạng internet để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Chi nhánh Muaban24 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tính đến thời điểm này, đã có 9 tỉnh khởi tố vụ Muaban24…



    Triển lãm thương mại Sơn La và các tỉnh Bắc Lào


    Ngày 18/8, tại thành phố Sơn La, Sở Công Thương tỉnh Sơn La đã khai mạc Hội chợ
    triển lãm thương mại Sơn La và các tỉnh bắc Lào 2012.

    Hội chợ quy tụ hơn 150
    gian hàng của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

    Dự lễ khai mạc có ông Xổm Phon Xi Chạ Lơn, Đại sứ Lào tại Việt Nam; lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La và tỉnh Hủa
    Phăn (Lào).

    Hội chợ được chia làm 2 khu vực: Khu triển lãm trưng bày, giới thiệu các hình
    ảnh, hiện vật thể hiện tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt và quan hệ hợp tác lâu
    dài giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh bắc Lào.

    Khu thương mại có các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng
    thuộc các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các
    giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao… của nhiều vùng miền trong tỉnh Sơn
    La và các tỉnh bắc Lào.

    Hội chợ còn có các gian hàng trưng bày các sản phẩm thủ
    công mỹ nghệ, thể hiện nét văn hóa đặc sắc của nhân dân hai nước như: đồ mây tre
    đan, dệt thổ cẩm, chăn, đệm…

    Hội chợ là nơi để tỉnh Sơn La và các tỉnh bắc Lào giới thiệu, quảng bá những
    tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, văn hóa. Qua đó, tăng cường giao lưu kinh tế,
    xúc tiến thương mại liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư giữa Sơn La và các tỉnh
    bắc Lào.

    Hội chợ diễn ra đến ngày 25/8./.



    Hoang sơ Ngũ động Bản Ôn (Sơn La)


    Chuyện kể lại rằng, sau cơn lũ lịch sử năm 2006 ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), những người dân tộc sinh sống ở nơi đây đã khám phá ra hệ thống 5 hang động – địa danh Ngũ động Bản Ôn hiện nay. Mặc dù đã có tên trong số những điểm đến của Mộc Châu nhưng do địa hình và việc chinh phục còn khá khó khăn với khách du lịch nên Ngũ động Bản Ôn vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp như thuở sơ khai.

    Trong những hành trình rong ruổi khám phá những vùng đất mới, chúng tôi đã tìm đến Ngũ động trong một ngày rực nắng ấm áp…

    Đường vào Ngũ động, chúng tôi như chìm đắm trong vẻ đẹp thơ mộng của những đồi chè xếp tầng lớp tựa như những cơn sóng xanh dịu dàng trong ánh nắng buổi sớm của miền cao nguyên. Những con đường uốn cong mềm mại đi qua những đồi chè như những dải lụa mềm mà ai đó vô tình đánh rơi khi chiêm ngưỡng cảnh đẹp yên bình nơi đây!

    Dù đến Ngũ động Bản Ôn vào mùa nào chăng nữa thì khách du lịch cũng có thể tận hưởng vẻ đẹp rực rỡ của muôn loài hoa. Hoa dã quỳ vàng rực, hoa trạng nguyên thắm đỏ và choáng ngợp trong đồi hoa cải trắng chạy dài mê mải hay co ro trong cái giá rét khi mùa đông về để đắm mình trong những rừng hoa mai, hoa mận nở trắng rừng. Có một dân "phủi" chuyên lọ mọ xách máy ảnh đi tác nghiệp đã phải thốt lên rằng "tôi đã có bức ảnh đẹp tuyệt vời khi bắt được cảnh tượng thung lũng mây trắng kết từ hàng ngàn, hàng vạn những bông hoa mai, hoa mận trắng xóa vào một ngày xuân kỳ diệu ở Ngũ động Bản Ôn".

    Do chưa được đầu tư dịch vụ nên các hoạt động kinh doanh, hướng dẫn du khách tham quan hoàn toàn do một vài hộ dân sinh sống trong khu vực tự phát. Đường đi khá nhỏ, ngoằn nghèo với đủ các loại cây cỏ mọc san sát hai bên. Không gian yên ắng đến nỗi chúng tôi có thể nghe rõ tiếng bước chân mình xào xạc trong lá.

    Quần thể Ngũ động gồm 4 động chính nằm trên một quả đồi. Riêng động 4 nằm độc lập phía bên tay trái đi khá xa mới tới nên cũng ít du khách lựa chọn. Nếu muốn khám phá hết các hang động thì phải dành ra cả một ngày trời vì bạn mất khá nhiều thời gian để leo trèo và di chuyển trên những con đường xuyên rừng dốc và hẹp. Chỉ có duy nhất một căn nhà nhỏ nằm ngay trên đường lên động.

    Theo cô bé dẫn đường, ngôi nhà này do bà con dân tộc sử dụng để nghỉ ngơi khi chăn thả gia súc trên núi. Đây cũng là trạm dừng chân lý tưởng cho những ai đã bắt đầu thấm mệt sau khi khởi hành được phân nửa chặng đường lên động. Trong rừng còn khá nhiều những cây thân gỗ lớn cần đến vài vòng tay người ôm mới xuể tỏa bóng râm mát. Những thân dây leo to lớn xuất hiện bất ngờ khiến chúng tôi đôi lúc cũng phải giật mình cứ ngỡ là những chú rắn xanh đang cuộn mình nghỉ ngơi sau bữa ăn căng tròn. Chân chùn và thấm mệt khi đi xuyên rừng nhanh chóng bị xua tan bởi cảm giác thư thái, sảng khoái khi ai nấy tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ của khu rừng nguyên sinh rợp bóng cây.

    Cuối cùng chúng tôi đã đến được cửa động 3. Cảm nhận đầu tiên là bất ngờ và ngạc nhiên. Không có biển thông báo, cửa động khá nhỏ chỉ đủ lọt cho từng người vào một. Bên ngoài, người dân sử dụng một tấm gỗ thay cho chiếc cửa động. Trong động tối om nên chúng tôi phải dùng đèn pin và mò mẫm đi lại. Động khá rộng và sâu. Những chiếc thang gỗ được dùng để đi lại tham quan lòng động khá cũ kỹ và nhiều chỗ mối mọt nên cần rất thận trọng khi sử dụng chúng. Nhũ đá trong hang nhiều vô kể với đủ loại hình dạng, tuôn chảy như suối. Dường như sau một thời gian dài ngủ quên, vẻ đẹp ấy đã được đánh thức và phô bày.

    Có thể nói hệ thống Ngũ động đều có khá nhiều nhũ đá đẹp, ấn tượng. Tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau về hình dáng nhũ đá tạo thành như một đám mây bồng bềnh, một con thú hay một hình dáng người phụ nữ…Tuy xuất hiện dưới ánh đèn pin leo lét của chúng tôi, nhưng những khối nhũ đá vẫn hiện lên lung linh, bí ẩn. Quả thật, mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho các Ngũ động những tặng phẩm nhũ đá tuyệt đẹp kết tinh từ ngàn năm.

    Có nhiều góc khuất trong động khá đẹp nhưng nguy hiểm vì thiếu hệ thống chiếu sáng nên chúng tôi không ai dám mạo hiểm. Trong thời gian tới, nếu được đầu tư bài bản và chuyên nghiệp thì Ngũ động chắc chắn sẽ thu hút không thua kém gì những hang động nổi tiếng trong cả nước.

    Muốn khám phá hết Ngũ động, khách du lịch cần trang bị sức khỏe thật tốt để đương đầu với những đoạn đường rừng dốc, trượt. Sau những vất vả của hành trình, bạn sẽ được tưởng thưởng vẻ đẹp diệu kỳ của nhũ đá, được hòa mình trong tự nhiên để lắng nghe âm thanh trong vắt của tiếng chim hót hay thích thú ngắm đàn bướm đầy sắc màu bay lượn rập rờn trên những cánh hoa ngũ sắc. Ngũ động sẽ càng tuyệt đẹp khi những khu vườn mận ven đường vào mùa ra hoa, kết trái. Còn gì thích thú hơn sau khi kết thúc hành trình, bạn có thể thư thái ngồi nghỉ mát dưới bóng râm và ngắm nhìn những cánh hoa mận trắng tô điểm cả không gian núi rừng khoáng đạt và bao la./.



    Nghĩa tình quân tình nguyện Việt Nam tại Lào


    Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La hiện có trên 40.000 hội viên, trong đó nhiều cựu binh đã từng tham gia quân tình nguyện Việt Nam giúp bạn Lào thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc. Họ là những anh hùng trong khi làm nhiệm vụ quốc tế, góp phần vun đắp, giữ gìn tình hữu nghị đặc biệt Việt – Lào.

    Chuyện kể về những năm tháng hào hùng

    Bác Quàng Văn Đưa, ở xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La, nguyên là Trung tá, Tham mưu phó Mặt trận 379, đã có hơn hai chục năm tham gia chiến đấu, công tác, phục vụ tại đất nước Lào anh em. Nay ở tuổi 78, mái tóc bạc trắng, nhưng kỉ niệm về những năm tháng chiến đấu gian khổ cùng bộ đội Pathet Lào gần như vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức. Bác Đưa kể lại: "Năm 1967, khi đang là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 428 của tỉnh Sơn La thì tôi được cử sang "Chiến trường C", đóng quân tại Mường Son, tỉnh Hủa Phăn của Lào.

     

    Múa sạp trong ngày hội Văn hóa Việt – Lào tại Sơn La.

     

    Một lần trong trận đánh phối hợp với đơn vị bạn trong trận giải phóng xã Tông Cọ (Luông Pha Băng-Lào) tháng 11/1970, quân ta đã phải quần nhau với địch từ 2 giờ đêm hôm trước đến 10 giờ sáng hôm sau. Năm 1972, tôi được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Trung đoàn 148, chuyển quân đóng tại tỉnh Phông Sa Lỳ. Thời gian này, ngoài nhiệm vụ phối hợp chiến đấu, đơn vị của tôi còn giúp bạn xây dựng lực lượng, mở đường giao thông, xây dựng kinh tế, được bà con các bộ tộc Lào đùm bọc, tin yêu".

    Bác Cầm Dương Thịnh, một cựu binh quân tình nguyện, nay ở tuổi 74, đang trú tại tiểu khu 2, thị trấn Thuận Châu. Trong ký ức của bác Thịnh vẫn còn ghi đậm những trận đánh, những khi bị thương, thất lạc đơn vị được nhân dân Lào che chở, nuôi giấu. Nhưng bác nhớ nhất là vào thời điểm năm 1974, trước trận đánh vào sân bay Luông Pha Băng, đơn vị bác (gồm 15 người) nhận nhiệm vụ trinh sát. Sân bay cách bờ sông Nậm Khàn (một nhánh của sông Mê Công) khoảng 100 m. Bác nhớ lại: "Khi chúng tôi thực hiện xong nhiệm vụ trinh sát cũng vừa lúc trời rạng sáng, không kịp vượt sông về căn cứ. Lúc này tình thế cam go, bởi ban ngày quân địch liên tục tuần tra trên sông bằng xuồng máy.

     

    Với vai trò chỉ huy, tôi đưa ra phương án ngụy trang giấu lực lượng bằng cách vùi mình xuống cát bên bờ sông, chờ trời tối. Tưởng như vậy đã tạm ổn, nhưng một sự cố bất ngờ lại xảy ra vì nơi giấu quân là bãi tắm của bà con địa phương nhưng chúng tôi không còn thời gian dịch chuyển đến nơi khác nữa. Khoảng 9 giờ sáng hôm đó, "trận địa" giấu quân của chúng tôi bị hai nhà sư xuống bãi sông để tắm phát hiện ra. Nhưng may mắn là nhà sư đó đã không tiết lộ chuyện phát hiện đó nên các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã thoát nạn. Nhưng thoát khỏi kẻ thù thì lại bị cái nóng, cái khát và đói hành hạ. Trên đường trở về đơn vị, vì lương khô không còn nên bộ đội phải tìm nõn chuối, rau rừng ăn sống cầm hơi, ăn vào rồi lại nôn ra, nhiều người lả đi vì đói. Bảy ngày sau mới về được đến đơn vị an toàn. Nhưng trận đánh ấy, nhờ trinh sát tỉ mỉ, quân ta toàn thắng, tiêu diệt được 10 máy bay địch, góp phần cho thắng lợi của quân dân Lào".

     

    Cũng là quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại chiến trường Lào năm xưa, bác Lường Hòa Bình, 57 tuổi (một cựu chiến binh) ở bản Pán, xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, nhập ngũ năm 1971 thuộc tiểu đoàn 172, Quân khu Tây Bắc, sau đó chuyển đến Trung đoàn 82 hành quân từ Sơn La sang Luông Pha Băng (Lào). Trận đánh đầu tiên mà bác được tham gia là tiêu diệt quân địch tại sân bay Luông Pha Băng. Khi đó, bác Bình có nhiệm vụ thông tin giữa người đo đạc vị trí điểm rơi của đạn pháo và thông tin với người chỉ huy. Trận đánh toàn thắng gây tiếng vang lớn. Sau đó, đơn vị bác Bình đã tham gia phối hợp với quân Pathet Lào đánh nhiều trận khiến quân địch khiếp vía, bỏ vị trí mà chạy thục mạng, hoặc đầu hàng. Chiến tranh kết thúc, với nghĩa tình đồng đội, bác Lường Hòa Bình có dịp cùng đơn vị trở lại chiến trường xưa tìm kiếm hài cốt của đồng đội đã hy sinh trên đất bạn Lào.

    Bác Bình đã cùng các đồng đội tại đơn vị đã tìm kiếm, quy tập được hơn 400 bộ hài cốt liệt sĩ, đón đồng đội trở về đất mẹ quê hương. Bây giờ, bác Bình cũng như bác Đưa, bác Thịnh và nhiều cựu chiến binh quân tình nguyện Việt Nam đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng với bản chất của Bộ đội cụ Hồ, họ vẫn luôn nghĩ về những tháng năm hào hùng, luôn tự hào và luôn tích cực góp phần tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ gìn giữ, vun đắp về mối quan hệ đặc biệt, son sắt Việt – Lào.

     

    Tìm đồng đội nơi đất bạn Lào

    Tháng 6/1994, Quân khu 2 đã thành lập Đội tìm kiếm hài cốt đồng đội tại 6 tỉnh Bắc Lào: U Đôm Xay, Luông Pha Băng, Bò Kẹo, Phông Sa Lỳ, Xay Nha Bu Ly (nước CHDCND Lào). Đội tìm kiếm gồm 22 cán bộ, chiến sĩ với nhiệm vụ khảo sát, tìm kiếm, cất bốc và di chuyển hài cốt quân tình nguyện Việt Nam trở về đất mẹ. Theo số liệu cung cấp của Đội tìm kiếm, trong gần 19 năm làm nhiệm vụ, đội đã tìm kiếm, cất bốc, quy tập 5.500 mộ liệt sĩ, tổ chức 6 đợt di chuyển hài cốt liệt sĩ từ nghĩa trang Mường Xay, tỉnh U Đôm Xay (Lào) về Nghĩa trang Điện Biên (tỉnh Điện Biên). Riêng 70 mộ có địa chỉ cụ thể, được bàn giao cho Bộ chỉ huy quân sự và thân nhân 16 tỉnh, thành đón nhận truy điệu an táng tại quê nhà. Cuối năm 2011, nhờ bà con bên bạn Lào chỉ dẫn, Đội đã tìm được 36 hài cốt liệt sĩ, trong đó có 3 liệt sĩ có tên, quê quán cụ thể.

    Đội tìm kiếm hài cốt đã trải qua nhiều đêm không ngủ, ăn cơm nắm, nằm rừng, trèo đèo lội suối để tìm kiếm đồng đội. Dấu chân của 22 thành viên đội tìm kiếm đã đến 431 bản, 41 huyện của 6 tỉnh Bắc Lào. Ở 1.293 điểm có thông tin liệt sỹ, họ đã đào bới gần 11.000 m3 đất đá, nhưng chỉ được dùng xẻng và bới tay để tìm kiếm hài cốt các liệt sỹ. Các anh đã góp phần đưa đồng đội trở về đất mẹ, giải tỏa tình cảm, tâm linh cho bao gia đình, người thân của những Anh hùng liệt sĩ.
    Tình nghĩa sắt son

    Trong bài phát biểu tại "Hội nghị Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam – Lào, Đoàn kết – hữu nghị (ngày 24/4/2012) tại thành phố Sơn La, bà Pany Yathotu, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em, nhất là nhân dân tỉnh Sơn La đã giúp đỡ, hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc trước kia cũng như sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước Lào theo định hướng XHCN hiện nay.

    Trong quan hệ Việt Nam – Lào, nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo tỉnh Sơn La, cán bộ, đảng viên, nhân dân, quân tình nguyện và chuyên gia tỉnh Sơn La đã chịu đựng mọi hy sinh, gian khổ, góp phần vào mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào anh em. Tỉnh Sơn La luôn tuyên truyền và giáo dục sâu rộng trong nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới về truyền thống hợp tác hữu nghị đặc biệt giữa hai nước, cùng thực hiện tốt Hiệp định Quy chế biên giới quốc gia và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hai nước Lào và Việt Nam. Chủ động giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị.

    Bài và ảnh: Điêu Chính Tới



    Khởi tố điều tra vụ án lừa đảo ở Muaban24 Sơn La


    Sau một thời gian điều tra xác minh, Công an tỉnh Sơn La đã quyết định khởi tố vụ án sử dụng máy tính, mạng Internet thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Chi nhánh Công ty cổ phần đào tạo mua bán trực tuyến 24 (Muaban24) tại Sơn La.

    [Bắt khẩn cấp 4 kẻ cầm đầu đường dây muaban24.vn]

    Theo kết quả điều tra ban đầu, trong thời gian hoạt động, Chi nhánh Muaban24 trên địa bàn tỉnh Sơn La đã bán được gần 4.000 gian hàng ảo trên mạng và chuyển tiền về Công ty có trụ sở đặt tại Hà Nội. Hầu hết các nạn nhân trong vụ án là những người thiếu hiểu biết pháp luật, không có kiến thức về tin học.

    Trước đó, ngày 3/8, Công an tỉnh Sơn La đã tiến hành khám xét nơi ở, làm việc của Cầm Mạnh Quỳnh, nguyên Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần đào tạo mua bán trực tuyến tại thành phố Sơn La; Lê Kim Thoa, nguyên Phó giám đốc; Cầm Duy Biên, nguyên Giám đốc chi nhánh tại huyện Phù Yên; Bùi Văn Giáp, nguyên Giám đốc chi nhánh tại huyện Mộc Châu.

    Qua khám xét, cơ quan cảnh sát điều tra đã thu giữ 4 máy tính, nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động của chi nhánh, sổ sách ghi chép hoạt động của doanh nghiệp.

    Hiện nay, Công an Sơn La tiếp tục điều tra xác minh, làm rõ các sai phạm trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Muaban24 tại Sơn La.

    Trước khi cơ quan Công an Sơn La khởi tố điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Chi nhánh Muaban24 Sơn La, một loạt chi nhánh của hệ thống bán gian hàng đa cấp này ở các tỉnh, thành phố trên cả nước đã bị cơ quan công an điều tra, khởi tố như Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên, Lào Cai, Tuyên Quang và Đắk Lắk, cùng với bốn lãnh đạo “chóp bu” của hệ thống này đã bị bắt giữ./.



    Niềm tự hào của ngành giáo dục tỉnh miền núi Sơn La


    (GDTĐ)- Trở lại trường THPT Chuyên Sơn La lần này, tôi được chung vui với tập thể thầy và trò nhà trường khi học sinh lớp 11 Ngô Phi Long của nhà trường xuất sắc giành được tấm HC Vàng Olympic Vật lý quốc tế. Là ngôi trường của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn về kinh tế- xã hội , như bao trường THPT đại trà khác, thầy và trò trường THPT Chuyên Sơn La nhiều năm nay đã phải nỗ lực khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có được thành công như ngày hôm nay.

    Nhiều khó khăn về cơ sở vật chất 


       Ngô Phi Long (thứ 3 từ trái sáng) nhận bằng khen và hoa chúc mừng của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa 

    Năm học mới 2012-2013, trường THPT chuyên Sơn La có 992 học sinh, trong đó số sinh lớp 10 vừa thi tuyển là 350 em. Hiệu trưởng nhà trường, nhà giáo Cầm Duy Thịnh vui mừng cho biết: hiện tỉnh Sơn La đã phê duyệt Đề án  xây dựng phát triển trường THPT chuyên Sơn La ở một địa điểm mới với tổng mức đầu tư trên 200 tỷ đồng.

    Đề án đang trong giai đoạn khởi công xây dựng những hạng mục đầu tiên do Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam tài trợ (40 tỷ đồng) và theo dự kiến 3 năm sau hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây sẽ là một công trình trọng điểm của tỉnh nhà với thiết kế đồng bộ, hiện đại. Khi đi vào hoạt động, nhà trường sẽ có đầy đủ các điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để giảng dạy, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo cho tỉnh nhà.

    Tuy nhiên hiện tại, thầy và trò trường THPT chuyên Sơn La vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn là cơ sở vật chất, trường, lớp học. Cụ thể hiện nay nhà lớp học của nhà trường vẫn còn thiếu, phải bố trí các phòng khác để làm phòng học. Hệ thống phòng học chức năng, thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành chưa có. Hiện nhà trường đang bố trí 3 phòng nhỏ để bố trí làm phòng thí nghiệm. Do vậy diện tích rất nhỏ hẹp chỉ được trên 30 m2/phòng. Đồ dùng thí nghiệm cũng chỉ đảm bảo những thí nghiệm, thao tác cơ bản mô tả cho những phần lý thuyết đã học và đo đạc những đại lượng khoa học cơ bản.

    Thầy Cầm Duy Thịnh cho biết, hiện nhà trường đang cố gắng tạo lập và mở thêm 6 lớp chuyên ngữ như tiếng Nga, Pháp, Trung, Đức, Hàn, Nhật… để góp phần đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc thiểu số trong tỉnh ngay khi chuyển ra địa điểm mới.

    Các hoạt động giáo dục mẫu mực

    Tiền thân là trường Năng khiếu Tỉnh Sơn La được thành lập từ ngày năm 1995; đến nay, bộ máy tổ chức của Nhà trường đã từng bước hoàn thiện và ổn định. Trong quá trình hoạt động trường THPT chuyên Sơn La đã xác mục tiêu là phát triển giáo dục mũi nhọn, phát hiện và bồi dường học sinh giỏi trên nền các hoạt động giáo dục toàn diện. Nhà trường đã đào tạo những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập, rèn luyện nhằm phát triển năng khiếu về một, hai môn học hoặc một lĩnh vực chuyên trên cơ sở bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. 


    UBND tỉnh Sơn La khen thưởng Ngô Phi Long và các HSG của trường THPT chuyên Sơn La  

    Đồng thời, tổ chức hướng dẫn học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện của trường và tâm sinh lý học sinh; Hợp tác với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước trong cùng lĩnh vực chuyên môn để phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

    Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông và các nội dung dạy học, giáo dục dành cho đối tượng học sinh trường THPT chuyên;  Nghiên cứu vận dụng phù hợp, hiệu quả các phương pháp quản lý, dạy học, kiểm tra đánh giá tiên tiến; tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn và sử dụng ngoại ngữ trong học tập, giao tiếp. Đồng thời, nhà trường đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; sử dụng thành thạo thiết bị dạy học hiện đại; sử dụng được ngoại ngữ trong nghiên cứu, giảng dạy và giao tiếp; có khả năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

    Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ trường chuyên; Phát triển hoạt động hợp tác giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục, cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý; 

    Trên thực tế, trường THPT chuyên Sơn La đã tổ chức được các hoạt động giáo dục tiên tiến để các trường THPT trong tỉnh Sơn La hướng tới và noi theo. Như tổ chức thí điểm thành công đưa hoạt động giáo dục an toàn giao thông vào nhà trường; Phối hợp với cơ quan tư pháp, tòa án tỉnh để mở cuộc thi "Tòa tuyên án" nhằm giáo dục pháp luật sâu, rộng trong học sinh, đã đem lại hiệu quả cao về giáo dục pháp luật cho các em học sinh.

    Bên cạnh đó, thực hiện những mục tiêu của phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", trường THPT chuyên Sơn La đã phát động nhiều đợt quyên góp, ủng hộ trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh, đã được đông đảo học sinh nhiệt tình tha gia hưởng ứng. Qua đó tạo lập cho học sinh nhà trường có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ các em học sinh nhỏ trong lúc khó khăn…

    Với những cách làm trên, hàng năm, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp của trường THPT chuyên Sơn La luôn đạt 100%; tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường ĐH-CĐ luôn chiếm trên 80% và tương đối ổn định; trong 17 năm qua nhà  trường đã có gần 1.000 học sinh đạt giải trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, 215 em đạt giải trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia.

    Kết thúc năm học 2011 – 2012, Trường THPT Chuyên Sơn La đã gặt hái được những kết quả và thành công đáng tự hào. Lần đầu tiên trong suốt 17 năm từ khi thành lập, trường THPT Chuyên Sơn La có học sinh tham dự cuộc thi Olympic Vật lý Châu Á. Em Ngô Phi Long – học sinh lớp 11 chuyên Toán của trường sau nhiều ngày tháng miệt mài học tập, nghiên cứu, ôn luyện đã đem lại vinh quang cho Nhà trường bằng tấm  HC Bạc trong kỳ thi Olympic Vật Lý Châu Á được tổ chức tại Newdeli -Ấn Độ. Càng tự hào hơn khi em Ngô Phi Long đã xuất sắc vượt qua 30 đối thủ khác đến từ nhiều trường có bề dày truyền thống để được chọn là thành viên  của đội tuyển Quốc gia tham dự kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế được tổ chức tại cộng hòa Etstonia tháng 7 năm 2012 và xuất sắc đoạt HC Vàng.

    Tấm HC Vàng Olympic Vật lý quốc tế- niềm tự hào của ngành giáo dục tỉnh miền núi Sơn La


      Gia đình em Ngô Phi Long chụp ảnh chung với hiệu trưởng trường THPT chuyên Sơn La Cầm Duy Thịnh (ngoài cùng, bên phải).   

    Đánh giá về hiện tượng như Ngô Phi Long, nhà giáo Cầm Duy Thịnh khẳng định: trước hết cần phải thấy Long là một học sinh xuất sắc, thông minh, đầy sáng tạo. Được thừa hưởng một tố chất đặc biệt của gia đình, của bố mẹ vốn là những giáo viên giỏi môn Vật lí của trường THPT Chuyên Sơn La. Long sớm tạo lập và nuôi dưỡng trong mình một niềm đam mê lớn đối với môn Vật Lí. 

    Ngô Phi Long chia sẻ "Vật lí là môn học cho em hiểu được những vấn đề của tự nhiên, gợi cho em thêm nhiều đam mê trên con đường tích lũy tri thức. Hơn thế nữa, Vật lí dạy cho em có được một phong cách tư duy khoa học". Trên con đường học vấn nhiều khó khăn, thử thách, em chưa bao giờ ngừng nỗ lực, sự chuyên cần, ý thức tự tìm tòi nghiên cứu để tạo lập cho mình tư duy sắc bén. 

    Cô Trần La Giang, mẹ của Long, cũng là giáo viên trực tiếp dạy môn Vật lý của em chia sẻ, ngày thường Long dành thời gian cho học tập cũng như những học sinh bình thường khác. Một ngày ngoài giờ học buổi sáng trên lớp, Long thường dành thời gian học ở nhà khoảng 6 đến 7 tiếng, luôn giành thời gian thư giãn, hoạt động thể thao, làm những công việc nhà để  giúp đỡ bố mẹ. 

    Điểm ấn tượng nhất ở Long là suốt quá trình học là em phương pháp tự học khoa học. Trải qua các mái trường của tỉnh Sơn La, cấp tiểu học, học tại trường tiểu học Tô Hiệu, đến năm cấp II (cấp THCS), học tại lớp chọn trường THCS Nguyễn Trãi và vào cấp III (THPT) học tại trường THPT chuyên Sơn La – một mái trường chuyên rất trẻ. Những kiến thức Vật lí mà em có được, ngoài việc tích lũy trong các giờ học chính khóa, học ôn đội tuyển còn là sự đam mê nghiên cứu tài liệu và những lần âm thầm ngồi nghe bố hay mẹ giảng dạy. 

    Nhà giáo Cầm Duy Thịnh khẳng định: yếu tố khiến Long trưởng thành vượt trội từ ngôi trường của một tỉnh miền núi nghèo là năng lực thực sự, tư duy nghiên cứu sắc sảo. Đây chính là điểm đáng khâm phục nhất, bởi không phải học sinh THPT nào cũng có được phương pháp tự học,  tự nghiên cứu, tìm hiểu và biết mài sắc nó để liên tiếp chinh phục đỉnh cao tri thức.

    Bản thân Long cũng khẳng định, để có được tấm HC Vàng Olympic Vật lý ngày hôm nay, ngoài nỗ lực của bản thân em còn có sự động viên khuyến khích, tạo điều kiện của bạn bè, của tập thể giáo viên nhà trường và đặc biệt là của người cô, người thầy dạy trực tiếp, cũng là người mẹ của mình.

    Trường THPT chuyên Sơn La đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001- 2010 và đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục hồ sơ để đề nghị công nhận là trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2010 – 2020. Với những thành tích đã đạt được, trong thời gian qua nhà trường đã vinh dự được đón những danh hiệu thi đua cao quý: Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ, Cờ thi đua xuất sắc của UBND Tỉnh tặng đơn vị dẫn đầu khối các trường THPT. Đặc biệt Năm học 2010 – 2011, Nhà trường vinh dự được Thủ tướng chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua giữa các trường THPT trong toàn quốc. 

    Việt Hà