Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Gian nan xăng dầu ngược núi - Lao động


Kỵ sỹ đường trường


Với mong muốn tìm hiểu thực tế việc vận chuyển xăng dầu lên vùng cao, chúng tôi đã theo xe tec của Công ty cổ phần Vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây (PTS Hà Tây) từ Hà Nội lên Sốp Cộp. Tất cả những chuyến hàng này đều bắt nguồn từ Kho xăng dầu Đỗ Xá thuộc Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình (Petrolimex Hà Sơn Bình).


Dù đã hình dung những chiếc xe téc chở xăng dầu qua những thước phim tư liệu cũng như nhìn thấy trên các tuyến đường giao thông nhưng chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi lọt thỏm trong cabin của chiếc xe hơn ba chục tấn. Cảm giác ban đầu, xe như những con "chiến mã" khổng lồ và mỗi lái xe phải điều khiển khéo léo như người kỵ sỹ.


Từ mờ sáng, đoàn xe 3 chiếc nặng nề xuất phát từ kho Đỗ Xá đi lên Sơn La, tới Sốp Cộp, và điều bất ngờ nhất đến từ 3 "kỵ sỹ". "Anh cả" Bùi Quốc Hùng, nhiều kinh nghiệm nhất mới qua tuổi 40, tuổi đang ở độ chín bên vô lăng. Còn lại, 2 lái xe chính trong đoàn cũng như 2 lái phụ đều ở độ tuổi 8X. Lái chính Phạm Huy Toàn, Nguyễn Văn Lâm đều còn rất trẻ nhưng đã có nhiều năm kinh nghiệm chạy tuyến đường này. Toàn cho biết, tuyến xe téc chạy lên Sốp Cộp vất vả, gian khó có nhiều đèo, đường quang co, gấp khúc, khả năng xảy ra tai nạn rất cao nếu tay lái không "cứng". Vì thế hầu như trên cung đường này chỉ nhìn thấy xe téc chở xăng dầu có chữ P (xe của Petrolimex).


Đèo Thung Khe nằm trên quốc lộ 6, thuộc huyện Mai Châu, Hòa Bình, cao khoảng 1.000m so với mực nước biển, có lẽ là con đèo đầu tiên thử thách tay lái của dân xe téc ngược Sơn La. Sau Thung Khe lại đến đèo Chiềng Đông, Chiềng Pấc nổi tiếng với những đường cua quanh co, đường cứ ôm núi chạy dài, sương mù giăng kín.


Từ Hà Nội lên Sơn La, thời tiết mùa đông là nỗi lo nhiều nhất cho cánh tài xế. Sương mù dày đặc, khoảng cách nhìn chỉ vài mét, những chiếc xe téc cứ bám lấy nhau mà căn, dò đường. Một chút sơ sảy là bị trả giá bằng cả tính mạng. Bên cạnh đó, theo anh Phạm Huy Toàn, suơng mù rồi cũng tan, bởi xe vẫn chạy được, chứ không phải dừng lại do đá sạt lở. Trong một chuyến xe hồi đầu năm, do núi bị sạt lở, xe to không vượt qua được, anh Toàn đã phải nằm lại cùng xe cả tuần lễ.


Qua tìm hiểu, phần lớn lái xe cung đường này là người ở Mộc Châu, Yên Châu (Sơn La) thạo địa hình đèo núi, hiểu được từng điểm, từng nơi, từng con người nơi chuyến xe đi qua. Họ chẳng mấy khi được ở nhà. Hầu hết thời gian gắn bó với xe. Ngay như anh Phạm Huy Toàn, dù vợ vừa mới sinh con được mấy tháng nhưng mỗi lần chạy xe lên Sốp Cộp, chỉ tranh thủ lúc bữa cơm nghỉ chân tại huyện Yên Châu mới chạy vội về thăm vợ con.


Còn những người như anh Bùi Quốc Hùng, có khi cả tuần, cả tháng mới gặp mặt vợ con được một lát. Những lần hiếm hoi về bên gia đình là cả đêm trằn trọc không ngủ vì đã quen ngủ trên cabin.


Đèo cao, suối sâu ta cùng vượt


Huyện Sốp Cộp được thành lập năm 2004, là xã thuộc vùng 3- 1 trong số hơn 60 huyện nghèo nhất nước. Tháng 11/2009, Chi nhánh Xăng dầu Sơn La khai trương cửa hàng tại huyện Sốp Cộp, những "kỵ sỹ" sau những chuyến đầu bỡ ngỡ đã dần quen với cung đường nơi đây. Sau đó, chuyến hàng xăng dầu của Petrolimex cứ đều đặn chuyển lên điểm cao gần 1.000m so với mặt nước biển.


Hành trình luôn thấm đẫm giọt mồ hôi của người tài xế. Từ ngã ba Mai Sơn- cửa ngõ phía nam thành phố Sơn La, ngược hướng tây bắc hơn 100 km đến thị trấn huyện Sông Mã đã vất vả nhưng chưa phải đã hết. Tiếp là 30 km đường đèo vòng vo, ngoằn ngoèo nữa mới đến được Sốp Cộp. Con đường này mới hoàn thành vài năm gần đây nên còn đỡ khó, chứ trước đó toàn “ổ trâu, ổ gà“.



Lái xe Bùi Quốc Hùng vẫn vững vàng tay lái


Điều này đã được anh Hùng dẫn chứng, khoảng hơn 4 năm trước, đường lên huyện Sốp Cộp là đường cấp phối sấp ngửa ổ trâu, ổ voi. Xe ô tô chỉ chạy được vào mùa khô, nhưng phải là xe U-oát dã chiến nhà binh, hoặc xe tải ba cầu. Mùa mưa thì chỉ có một cách duy nhất là đi bộ vì phải vượt ngầm qua 19 con suối. Sau đó, đoạn đường này đã có thêm phương tiện xe ôm, nhưng "ôm" một chiếc xe Win từ ngã ba xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã) lên Sốp Cộp mất đúng nửa tháng lương người tài xế. Đi lại vất vả nên trước khi có Cửa hàng Xăng dầu Petrolimex, không doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nào kinh doanh tại đây.


Thực tế, trong chuyến đi lần này, những chiếc xe téc đã phải vượt qua những cung đường hết sức khó khăn. Đặc biệt, 3 con suối mà xe vượt qua là Pú Khua, Nậm Ca và Nậm Lạnh. Vắt qua suối là những chiếc cầu cỡ nhỏ, trong khi xe téc, bé cũng 30 tấn, băng qua suối là chuyện "thường ngày ở huyện".


Vào mùa này, đập thủy điện xả nước nên suối dâng cao. Khi chúng tôi đến suối Pú Khua, nước ngập cả mét, lái phụ của xe téc phải nhảy xuống dò từng bước qua suối để dẫn đường cho xe. Nước ngập sâu nên lái xe phải tháo cả cánh quạt làm mát động cơ để xe vượt qua dòng nước chảy xối xả. Vì nếu quạt mà dính nước là coi như đi tong, xe sẽ không thể chạy tiếp.


Vượt qua dòng thác lũ ấy, người kỵ sỹ trẻ nhất (anh Toàn) mới thở phào và dừng lại lắp quạt trả vào động cơ. "Lúc vượt, xe mà vấp phải hòn đá hộc, sẽ bị lộn nhào. Lúc đó, hậu quả khó lường". Ấy vậy mà đến suối Nậm Ca, Nậm Lạnh xe vẫn phải tiếp tục vượt qua ngầm lần thứ hai, thứ ba. Dưới ngầm rải những đá hộc lổn nhổn nên xe rất đi.


Chia sẻ với chúng tôi, anh Hoàng Đông Dậu- Phó Giám đốc Chi nhánh Sơn La, Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình- cho biết, nếu nước chảy xiết hơn chút nữa, xe téc chỉ có cách đứng bên này suối. Công ty sẽ chủ động chuyển từng thùng phuy 1,5 m3 sang bờ bên kia. Sau đó, thuê xe tải nhẹ vận chuyển qua cầu. Phương pháp vận chuyển này tuy tốn kém, nhưng do Petrolimex là đơn vị kinh doanh xăng dầu duy nhất trên địa bàn, nên không thể để nguồn cung xăng dầu đứt đoạn…


Hầu hết xe téc chở xăng dầu "đổ đèo" đều chạy với tốc độ vừa phải, thậm chí tốc độ chỉ hơn 10km/h. Quan trọng hơn cả, người tài xế tâm phải "tĩnh", không nóng vội mới có thể xử lý tình huống. Bởi khi những con "chiến mã" dài hàng chục mét, nặng 40 – 50 tấn, uốn lượn trên những đường đèo nhỏ hẹp thì không biết điều gì xảy ra.

Source Article from http://laodong.com.vn/Kinh-doanh/Gian-nan-xang-dau-nguoc-nui/89881.bld



Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Hướng mới trong điều trị cho người nghiện ma túy ở Sơn La - Đài Tiếng Nói Việt Nam


Sơn La là tỉnh có tỷ lệ người nghiện ma túy cao nhất cả nước, có thời điểm tỷ lệ người nghiện trên dân số là 1,1%. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS qua đường tiêm chích ma túy vì thế cũng chiếm tỷ lệ cao, ở mức 67,3%. Từ thực tế một số tỉnh, thành phố triển khai đề án thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone đã mang lại kết quả tích cực, tỉnh Sơn La đã triển khai phương pháp này.

Trước khi triển khai khởi liều điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Sơn La đã tuyên truyền, tuyển chọn, hướng dẫn về phương pháp này cho người nghiện và gia đình họ. Cách tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cũng thật ngắn gọn, dễ hiểu, đi sâu vào trao đổi kiến thức, hướng dẫn thực hành khiến các học viên cảm thấy hứng khởi và hy vọng điều tốt đẹp đến với mình trong tương lai không xa nhờ chất thay thế Methadone.

Nhóm khởi liều đầu tiên được điều trị tại Cơ sở điều trị Methadone trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La gồm 15 bệnh nhân. Trong đó, có 5 người nhiễm HIV, chiếm tỷ lệ 33,3%. Trong số bệnh nhân hiện đang điều trị có nhiều bệnh lý khác kèm theo, nên cơ sở điều trị phối hợp với các chuyên khoa để đảm bảo có phác đồ hiệu quả.

Mới 22 tuổi, nhưng anh Lò Văn Mạnh, dân tộc Thái ở bản Phiêng Ngùa, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La đã nghiện ma túy hơn 6 năm nay. Việc tiêm chích ma túy với bằng ấy thời gian cũng đủ để tàn phá cơ thể thanh niên trai tráng của anh. Hết cai nghiện tại trung tâm của thành phố, lại đến tỉnh, nhưng cứ ra rồi lại vào, tái nghiện vẫn hoàn tái nghiện.

Từ buổi mẹ đi họp ở Ủy ban xã về cai nghiện bằng chất methadone, được mẹ khuyên răn, anh Lò Văn Mạnh đã đến đăng ký được uống Methadone tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS của tỉnh. Anh Lò Văn Mạnh hy vọng sau cai nghiện sẽ đi học nghề và tìm công việc ổn định rồi sẽ tìm một mái ấm gia đình.

Khoảng cách từ khu dân cư, các bản của thành phố đến cơ sở điều trị không quá xa, là điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân đến uống thuốc đầy đủ. Tuy nhiên  trong thời gian tới khi triển khai chương trình này tại các huyện lại là điều rất khó khăn.

Ông Đàm Văn Hưởng, giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: "Việc triển khai điều trị bằng Methadone phải có cơ sở vật chất, nhưng hiện nay tại các huyện đang gặp không ít khó khăn. Vì ở Sơn La tỷ lệ nghiện chích ma túy chiếm tỷ lệ cao, trên 1% dân số, mà mỗi điểm Methadone chỉ triển khai được cho 300 – 500 người nghiện chích".

Tiêm chích ma túy hiện là phương thức lây truyền HIV chủ yếu, với tỉnh miền núi Sơn La cũng vậy, tỷ lệ nhiễm HIV qua đường tiêm chích ma túy ở Sơn La lên đến 29,7%. Để triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, tỉnh Sơn La cũng đã tham khảo, học hỏi, nghiên cứu cách làm hiệu quả từ các tỉnh đã thí điểm.

Ông Nguyễn Ngọc Toa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La cho biết: "Trước mắt, Ban chỉ đạo sẽ tập trung chỉ đạo thí điểm ở thành phố Sơn La. Sau khi triển khai tốt, ổn định thì sẽ triển khai ra các địa bàn khác. Ban chỉ đạo cai nghiện thuốc Methadone kết hợp giữa ban 03, ban 50 rà soát các đối tượng cho thật chặt chẽ, sau đó đưa vào dùng thuốc Methadone".

Điều trị Methadone là một biện pháp phòng chống ma túy, HIV/AIDS, là hướng đi mới của tỉnh miền núi Sơn La. Cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân người nghiện ma túy, rất cần sự chung tay, góp sức của gia đình, xã hội, sự vào cuộc của các cấp các ngành nhằm khống chế tình trạng sử dụng ma túy, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV, thực hiện thành công nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về những vấn đề cấp bách trong phòng chống HIV/AIDS./.

    Source Article from http://vov.vn/Xa-hoi/Huong-moi-trong-dieu-tri-cho-nguoi-nghien-ma-tuy-o-Son-La/232299.vov



    Bão Sơn Tinh: 6 tàu chìm trên sông Bắc Luân - Tuổi Trẻ


    Bão Sơn Tinh: 6 tàu chìm trên sông Bắc Luân

    TTO – Theo Tân Hoa xã ngày 30-10, bão Sơn Tinh đã gây lũ lớn trên sông Bắc Luân – con sông nằm ở biên giới Việt – Trung, khiến 6 tàu bị chìm và 70 tàu khác mất tích.

    Một người phát ngôn Sở Công an thành phố Fangchenggang (khu tự trị Choang Quảng Tây, Trung Quốc) cho biết đến thời điểm này chưa có thông tin về thương vong.

    Theo cơ quan giám sát thiên tai Quảng Tây, bão hiện gây mưa lớn tại thành phố Đông Hưng và họ đã yêu cầu chính quyền thành phố thực hiện biện pháp phòng ngừa để đề phòng lở đất và những thảm họa khác có thể xảy ra.

    Trước đó ngày 29-10, Bộ Công dân Trung Quốc thông báo bão Sơn Tinh đã cướp đi mạng sống một người ở nước này và khiến 5 người khác mất tích.

    Tân Hoa xã đưa tin sáng cùng ngày, giới chức hàng hải Quảng Tây đã giải cứu 26 phụ nữ và trẻ em người Việt bị mắc kẹt trên tàu ở sông Bắc Luân. Hiện chưa có thêm thông tin chi tiết.

    MINH ANH

    Source Article from http://tuoitre.vn/The-gioi/518257/Bao-Son-Tinh-6-tau-chim-tren-song-Bac-Luan.html



    Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

    Vận chuyển ma tuý trên xe khách Sơn La - Hà Nội - cand.com


    Vào hồi 0h15 ngày 27/10, tại km150 quốc lộ 6 thuộc địa phận xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tổ công tác đang làm nhiệm vụ gồm Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý, Công an huyện Mộc Châu, Phòng Cảnh sát Bảo vệ và cơ động, Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Sơn La và Phòng 2/C47/Bộ Công an đã tiến hành kiểm tra xe khách chạy tuyến Sơn La – Hà Nội mang BKS 89B – 00033 phát hiện Giàng A Của, 23 tuổi, trú tại Pa Cốp, Vân Hồ, Mộc Châu có hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý.

    Tang vật thu giữ gồm 2 bánh heroin có tổng trọng lượng 741,79 gam heroin, 1 điện thoại di động và một số giấy tờ liên quan khác.

    Tại cơ quan Công an Giàng A Của khai nhận vận chuyển thuê số ma tuý trên từ xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu về Hà Nội với giá 2 triệu đồng

    Source Article from http://www.cand.com.vn/vi-VN/phapluat/2012/10/183981.cand



    Đấu súng với trùm ma túy giữa thung lũng - VTC


    Thấy bóng dáng cảnh sát qua hệ thống camera, Sòng A Khai bỏ trốn qua cửa hậu rồi xả đạn từ trên cao xuống lực lượng chức năng.

    Căn nhà được xây bằng gạch bên ngoài, nhưng phía trong làm bằng các loại gỗ quý của trùm Sòng A Khai nằm dưới thung lũng của xã Loóng Luông, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Đi từ con đường độc đạo xuống nhà Khai phải đi bộ khoảng 200m đường đá lởm chởm, cây cối um tùm.

    Theo Thượng tá Dương Công Khánh, Phó Phòng cảnh sát ma túy Công an Hải Phòng, ngay khi công an huyện An Dương bắt quả tang Nguyễn Thị Lan (47 tuổi, ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), vận chuyển 10 bánh heroin, ông nhận được lệnh tiếp tục mở rộng đường dây ma túy lớn này. Ngay trong tối, Phòng đã xác định được mắt xích lớn cung cấp ma túy là ông trùm Sòng A Khai, có căn nhà cách nơi ở của Lan khoảng 100km.

    Lực lượng chức năng khám xét căn nhà của Sòng A Khai 

    "10 cán bộ Phòng chúng tôi đi ngay trong đêm lên Sơn La để thực hiện chỉ thị của lãnh đạo thành phố khám xét nơi ở của Khai", thượng tá Khánh cho biết. Tuy nhiên, khi đó, công an tỉnh Sơn La đã đề nghị tổ công tác phải có kế hoạch cụ thể để phối hợp cùng tham gia. Sáng 14/10, công an tỉnh Sơn La triệu tập cuộc họp khẩn cấp thông báo đồng ý phối hợp với công an Hải Phòng, truy xét, khám nơi ở của Khai.

    Thượng tá Khánh đã "xin" thêm 7 cảnh sát điều từ Hải Phòng lên Sơn La. 16h cùng ngày, gần 40 cán bộ tiếp cận căn nhà dưới thung lũng của Sòng A Khai. "Vào nhà Khai chỉ có một đường, chúng tôi phải để xe trên dốc, lặng lẽ đi qua những mỏm đá lởm chởm, áp sát nơi ở của trùm ma túy này", chỉ huy Khánh nói.

     Theo kế hoạch, 3 tổ gồm trinh sát dò mục tiêu, bảo vệ bên ngoài căn nhà và nhóm thực hiện khám xét, trong đó, nếu bắt được Khai sẽ đưa về trụ sở ngay, việc khám xét đảm bảo xong trong vòng 15 phút. Tuy nhiên, khi đến nơi, căn nhà chỉ còn một phụ nữ trẻ, cùng đứa bé là vợ con của Khai. Tên trùm đã thoát ra bằng cửa hậu, chui vào rừng.

    "Ngay trên gác xép vẫn còn bộ tú lơ khơ cho thấy họ vừa mới ngồi chơi, cạnh đó là bộ màn hình tivi khá hiện đại kết nối với 6 chiếc camera xung quanh căn nhà và cả trên cây được Khai lắp đặt", thượng tá Khánh kể. Theo lời ông Khánh, trước đó, Khai từng bị công an Thái Nguyên truy bắt và hắn thiết kế hệ thống camera dày đặc cùng việc "trổ" hai chiếc cửa hậu hướng ra rừng cây rậm rạp, để theo dõi và tẩu thoát khi bị truy bắt.

    Cảnh sát thu giữ tại nhà tên này khẩu súng xuất xứ từ Cộng hòa Czech cùng một số tang vật khác. "Đúng lúc đó, sau một tiếng hú từ trên cao vọng xuống, vang giữa thung lũng, nhiều tiếng súng nổ hướng về căn nhà nơi chúng tôi đang khám xét", vị Phó phòng ma túy Hải Phòng cho biết. Theo ông Khánh, xuất phát từ hướng nổ cho thấy có khoảng 4-5 người, dùng các loại súng bắn đạn hoa cải, AK…

    Do vẫn còn vợ con của Khai trong nhà nên chúng chỉ dám bắn tỉa xung quanh, đạn trúng đá tóe lửa. Lúc này, một mặt lệnh cho quân rút lui, các trinh sát cũng nổ súng chỉ thiên rồi bắn trả. Thượng tá Khánh là người đi sau cùng, bỏ cả đôi dép mang vội từ Hải Phòng lên Sơn La, đi chân đất rút khỏi hang ổ của trùm Khai.

    Về đến trụ sở, cả tổ công tác mới thở phào nhẹ nhõm vì đảm bảo mục tiêu lực lượng bắt giữ, vợ con của Khai được an toàn, không ai bị 'sứt mẻ". "Tôi đi cuối cùng vì cần đảm bảo rằng đồng nghiệp của mình đã rút lui hết", thượng tá có nhiều năm với các cương vị cảnh sát hình sự, ma túy cho biết.

    Theo ông Khánh, Khai là một "lão làng" về ma túy ở Sơn La. Anh ta có mối quan hệ chặt chẽ với các đầu não cung cấp "hàng" rồi mang đi các tỉnh, thành tiêu thụ. Cơ quan chức năng đã ra lệnh truy nã với Sòng A Khai.

    Theo Ngôi sao

    Source Article from http://vtc.vn/7-353567/phap-luat/dau-sung-voi-trum-ma-tuy-giua-thung-lung.htm



    Kinh hoàng 'tam giác quỷ' ở Việt Nam - Báo Đất Việt


    Từ chuyện bí hiểm này nên Xím Vàng đã được cánh phi công coi là một “Bermuda"  (tam giác quỷ) về hàng không của Việt Nam.

    Vùng đất bí hiểm

    Xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La là một sơn viễn xa tít nằm ở phía Tây Bắc của nước ta. Nằm trên Quốc lộ 37, thời Pháp còn thống trị nơi đây đã trở thành vị trí án ngữ quân sự quan trọng. Ngoài quân sự, thuốc phiện, những thiếu nữ người Mông đẹp bí hiểm và mộng mị thì vùng đất này còn nổi tiếng bởi có những chuyến máy bay ngày đêm soải cánh, cắt mây bay qua bầu trời. Đường hàng không do thực dân Pháp mở ngày ấy đã lựa chọn qua đây vì tuyến này lên Tây Bắc là ngắn nhất. Đây cũng là con đường không lưu ngắn nhất để nối Hà Nội – Điện Biên sang khu Thượng Lào.
     
    Trời đất cũng có lắm những trò đùa quái quỷ để dành cho sự lựa chọn của con người. Trong sự lựa chọn ngắn nhất về hàng không lên Tây Bắc do Pháp vẽ ra này đã bắt buộc phải đi qua một khu vực có tên là Xím Vàng. Thế là đã có những tai nạn xảy ra hết sức kỳ bí. Khu vực này nhanh chóng được cánh hàng không biết đến và coi như một “Bermuda" của Việt Nam. Muốn ngắn thì phải chấp nhận rủi do, còn muốn không bị rủi ro thì phải bay lệch vị trí, đó là những bài học thuộc nằm lòng của bất cứ phi công nào khi bay qua vùng đất này.

    Đường lên xã Xím Vàng

    Thế nhưng sự lựa chọn này không phải lúc nào cũng hoàn hảo cả. Vì việc bay lệch và bay đúng của những chuyến bay qua khu vực này như giở bàn tay, như một trò đùa của những điều bí hiểm. Có những phi công, hoa tiêu sau khi thoát nạn cho biết: việc bay qua đây hết sức mộng mị. Nhiều khi có sự lựa chọn rồi nhưng có cảm giác như là cả người và máy bay bị một lực vô hồn nào đó hút vào. Và thế là vẫn có những tai nạn đáng tiếc xảy ra ngoài ý thức của con người.
     
    Trong lịch sử hàng không Pháp thời còn đô hộ nước ta, trong những chuyến bay quân sự lên Tây Bắc thời ấy thì ít nhất đã có 5 tai nạn máy bay bị mất tích hết sức bí hiểm tại khu vực này được thống kê và loan báo. Nhưng có người cho rằng thực tế máy bay gặp tai nạn còn cao hơn nhiều vì đội quân tham chiến ngày đó đã không muốn phát lộ sợ ảnh hưởng đến tinh thần của cánh phi công. Hầu hết các máy bay bị mất tích, tai nạn và xác định bị rơi tại khu vực này đều ở trong tình trạng mất kiểm soát về không lưu. Không xác định được vị trí chính xác máy bay rơi, người ta chỉ khoanh vùng và có được những thi thể cùng các mảnh vỡ sau những đợt tìm kiếm hết sức gian nan.
     
    Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhất là thời gian Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc cũng có nhiều máy bay tiêm kích của Mỹ rơi tại đây. Vào thời kỳ này, khoa học quân sự của Mỹ đã đạt trình độ hiện đại,  với sự ra đời của những loại phản lực mang thương hiệu “con ma", “thần sấm" cũng đã bị mất tích khi bay vào khu vực này. Ngày ấy, hai loại máy bay này được coi là đứng đầu bảng về những tối tân nhưng cũng đành “bó tay" và gặp nạn khi soải cánh để bay qua khu vực Xím Vàng.

    Sự mất tích của Bell Long Ran Gere

    Gần đây nhất, giới không quân lại bàng hoàng khi chiếc Bell Long Ran Gere cũng đã bất chợt mất tích và được tìm thấy tại đây. Ly kỳ và khó hiểu hơn là người lái chiếc Bell Long Ranger này không phải ai khác chính là phi công dày dạn kinh nghiệm có tên Reunault đã có tới 5.000 giờ bay. Trong ngành hàng không, người có số giờ bay này rất ít. Bay được từng này giờ là cả một đẳng cấp, đủ các kinh nghiệm để xử lý tình huống bất trắc và bất an có thể coi là phức tạp nhất nếu xảy ra đột xuất với máy bay. Ấy thế nhưng không hiểu sao, khi gặp “Bermuda" Xím Vàng, người phi công giàu kinh nghiệm này cũng đã phải đầu hàng số phận và đem lại bi thương cho 5 người cùng đoàn.

    Chiếc Bell Long Ran Gere đã rơi tại “Tam giác quỷ “của Việt Nam. Ảnh minh họa

    Theo lịch trình, chuyến bay này chở một doanh nghiệp gốm sứ nổi tiếng của Pháp lên thăm Điện Biên Phủ. Vì là người cẩn thận, trước khi chọn hành trình cho mình, ông thương gia này cũng đã tham khảo hết sức kỹ lưỡng về đường bay, tuyến bay. Chắc có lẽ cái tên “Bermuda" Xím Vàng đã nhắc nhở ông nên ông đã tìm người cộng sự cho mình ấy là phi công Reunault với những kinh nghiệm dày dặn.
     
    Và chẳng ai ngờ đây là một chuyến bay đầy định mệnh và là chuyến bay cuối cùng của viên phi công có số giờ bay hiếm hoi trên. Một ngày của năm 2009, chiếc máy bay đã cất cánh. 10 giờ trưa, lúc thời tiết được coi là tốt nhất, máy bay đã đạt tầm cao với những thông báo hết sức an toàn về thời tiết, nhiệt độ và hướng gió. Bộ phận không lưu vẫn kiểm tra và theo dõi được máy bay khi bay vào địa phận tỉnh Hòa Bình. Nhưng chỉ nửa giờ sau thì chiếc máy bay hoàn toàn mất tín hiệu. Trung tâm kiểm soát bay của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã huy động nhân lực, người giỏi vào cuộc nhưng đều không có được kết quả nào. Chiếc máy bay đã bặt vô âm tín.
     
    Biết được chuyện chẳng lành đã xảy ra, sau khi xác định số phận chiếc máy bay, đoàn cứu hộ, tìm kiếm chiếc Bell Long Ranger được thành lập, tức tốc lên Bắc Yên, tìm vào Xím Vàng. Và sau một thời gian tìm kiếm, chiếc máy bay đã được phát hiện và được xác định đã bay đúng “huyệt địa" “Bermuda" Xím Vàng rồi gặp tai nạn và đã nổ trước khi rơi xuống đất. Chuyến bay định mệnh này, ngoài việc lấy đi của ngành hàng không một viên phi công già dặn kinh nghiệm thì còn đem đến tử nạn cho 6 người. Thực tế chuyến bay chỉ có 5 người tham gia hành trình gồm phi công Reunault, ông thương gia, một khách du lịch, một hoa tiêu, thì đau đớn hơn là cô phiên dịch đang có thai. Chuyến bay có 5 người nhưng đã có 6 người tử nạn là vậy.

    Lý giải thế nào?
     
    Theo ông Đoàn Đình Khiêu, người hay được tham gia tìm kiếm máy bay mất tích ở Xím Vàng thì chuyện rơi máy bay ở đây là điều có thật. Riêng ông, ít ra đến nay đã 3 lần tham gia tìm kiếm máy bay tai nạn. Còn ông Sồng A Tong – Chủ tịch xã Xím Vàng thì nói: Rơi nhiều lắm. Mình không nhớ đâu. Từ đời ông mình, sang đời bố mình và đến đời mình, theo kể lại có khoảng 10 chiếc máy bay bị rơi ở đây rồi. Riêng với bản thân Sồng A Tong đến nay ông đã chứng kiến được 4 lần máy bay rơi ở Xím Vàng. Người Mông trên đây đã nhặt các mảnh vụn của máy bay để làm dao, cuốc và vật dụng nhiều lắm!
     
    Địa điểm rơi máy bay không chỉ tập trung ở Xím Vàng mà còn rơi ở các địa bàn xã khác như Hang Chú, Phình Hồ, Bản Mù (Trạm Tấu, Yên Bái). Đã có rất nhiều đoàn khách lạ đến đây hỏi về những vấn đề liên quan tới máy bay. Và theo người dân thì hầu như các máy bay rơi tại đây đều có hiện tượng nổ trước khi rơi xuống đất. Vậy nên các xác máy bay cũng như xác người còn nguyên vẹn là điều hết sức hãn hữu.

    Bà con dân tộc nơi đây dùng chiếc xẻng được chế tạo từ nhân máy bay 

    Ông Hạng A Sang (năm nay đã 60 tuổi) chỉ tay lên đỉnh núi cao ngất, đặc quánh bởi sương mù rồi bảo: Nó (máy bay) hay rơi trên đấy lắm. Trước, hồi mình còn bé thỉnh thoảng thấy trên đấy tóe lửa rồi có tiếng kêu ầm vang như sấm và khói bốc lên. Chả ai bảo nhưng mình và dân đều biết lại có máy bay lao vào đấy.
     
    Theo Cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam thì ngoài vấn đề thời tiết thì có lẽ hiện tượng này là do vùng đất có nhiều dị thường về địa chất, từ trường. Đất có từ trường rất cao, nên khi máy bay bay qua, những bộ phận điều khiển bằng điện tử dễ bị nhiễu loạn, gây nên những tai nạn thảm khốc?

    Source Article from http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Kinh-hoang-tam-giac-quy-o-Viet-Nam/201210/241122.datviet



    Việt Nam cũng có "Tam giác quỷ"? - Báo Đất Việt


    Từ chuyện bí hiểm này nên Xím Vàng đã được cánh phi công coi là một “Bermuda"  (tam giác quỷ) về hàng không của Việt Nam.

    Vùng đất bí hiểm

    Xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La là một sơn viễn xa tít nằm ở phía Tây Bắc của nước ta. Nằm trên Quốc lộ 37, thời Pháp còn thống trị nơi đây đã trở thành vị trí án ngữ quân sự quan trọng. Ngoài quân sự, thuốc phiện, những thiếu nữ người Mông đẹp bí hiểm và mộng mị thì vùng đất này còn nổi tiếng bởi có những chuyến máy bay ngày đêm soải cánh, cắt mây bay qua bầu trời. Đường hàng không do thực dân Pháp mở ngày ấy đã lựa chọn qua đây vì tuyến này lên Tây Bắc là ngắn nhất. Đây cũng là con đường không lưu ngắn nhất để nối Hà Nội – Điện Biên sang khu Thượng Lào.
     
    Trời đất cũng có lắm những trò đùa quái quỷ để dành cho sự lựa chọn của con người. Trong sự lựa chọn ngắn nhất về hàng không lên Tây Bắc do Pháp vẽ ra này đã bắt buộc phải đi qua một khu vực có tên là Xím Vàng. Thế là đã có những tai nạn xảy ra hết sức kỳ bí. Khu vực này nhanh chóng được cánh hàng không biết đến và coi như một “Bermuda" của Việt Nam. Muốn ngắn thì phải chấp nhận rủi do, còn muốn không bị rủi ro thì phải bay lệch vị trí, đó là những bài học thuộc nằm lòng của bất cứ phi công nào khi bay qua vùng đất này.

    Đường lên xã Xím Vàng

    Thế nhưng sự lựa chọn này không phải lúc nào cũng hoàn hảo cả. Vì việc bay lệch và bay đúng của những chuyến bay qua khu vực này như giở bàn tay, như một trò đùa của những điều bí hiểm. Có những phi công, hoa tiêu sau khi thoát nạn cho biết: việc bay qua đây hết sức mộng mị. Nhiều khi có sự lựa chọn rồi nhưng có cảm giác như là cả người và máy bay bị một lực vô hồn nào đó hút vào. Và thế là vẫn có những tai nạn đáng tiếc xảy ra ngoài ý thức của con người.
     
    Trong lịch sử hàng không Pháp thời còn đô hộ nước ta, trong những chuyến bay quân sự lên Tây Bắc thời ấy thì ít nhất đã có 5 tai nạn máy bay bị mất tích hết sức bí hiểm tại khu vực này được thống kê và loan báo. Nhưng có người cho rằng thực tế máy bay gặp tai nạn còn cao hơn nhiều vì đội quân tham chiến ngày đó đã không muốn phát lộ sợ ảnh hưởng đến tinh thần của cánh phi công. Hầu hết các máy bay bị mất tích, tai nạn và xác định bị rơi tại khu vực này đều ở trong tình trạng mất kiểm soát về không lưu. Không xác định được vị trí chính xác máy bay rơi, người ta chỉ khoanh vùng và có được những thi thể cùng các mảnh vỡ sau những đợt tìm kiếm hết sức gian nan.
     
    Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhất là thời gian Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc cũng có nhiều máy bay tiêm kích của Mỹ rơi tại đây. Vào thời kỳ này, khoa học quân sự của Mỹ đã đạt trình độ hiện đại,  với sự ra đời của những loại phản lực mang thương hiệu “con ma", “thần sấm" cũng đã bị mất tích khi bay vào khu vực này. Ngày ấy, hai loại máy bay này được coi là đứng đầu bảng về những tối tân nhưng cũng đành “bó tay" và gặp nạn khi soải cánh để bay qua khu vực Xím Vàng.

    Sự mất tích của Bell Long Ran Gere

    Gần đây nhất, giới không quân lại bàng hoàng khi chiếc Bell Long Ran Gere cũng đã bất chợt mất tích và được tìm thấy tại đây. Ly kỳ và khó hiểu hơn là người lái chiếc Bell Long Ranger này không phải ai khác chính là phi công dày dạn kinh nghiệm có tên Reunault đã có tới 5.000 giờ bay. Trong ngành hàng không, người có số giờ bay này rất ít. Bay được từng này giờ là cả một đẳng cấp, đủ các kinh nghiệm để xử lý tình huống bất trắc và bất an có thể coi là phức tạp nhất nếu xảy ra đột xuất với máy bay. Ấy thế nhưng không hiểu sao, khi gặp “Bermuda" Xím Vàng, người phi công giàu kinh nghiệm này cũng đã phải đầu hàng số phận và đem lại bi thương cho 5 người cùng đoàn.

    Chiếc Bell Long Ran Gere đã rơi tại “Tam giác quỷ “của Việt Nam. Ảnh minh họa

    Theo lịch trình, chuyến bay này chở một doanh nghiệp gốm sứ nổi tiếng của Pháp lên thăm Điện Biên Phủ. Vì là người cẩn thận, trước khi chọn hành trình cho mình, ông thương gia này cũng đã tham khảo hết sức kỹ lưỡng về đường bay, tuyến bay. Chắc có lẽ cái tên “Bermuda" Xím Vàng đã nhắc nhở ông nên ông đã tìm người cộng sự cho mình ấy là phi công Reunault với những kinh nghiệm dày dặn.
     
    Và chẳng ai ngờ đây là một chuyến bay đầy định mệnh và là chuyến bay cuối cùng của viên phi công có số giờ bay hiếm hoi trên. Một ngày của năm 2009, chiếc máy bay đã cất cánh. 10 giờ trưa, lúc thời tiết được coi là tốt nhất, máy bay đã đạt tầm cao với những thông báo hết sức an toàn về thời tiết, nhiệt độ và hướng gió. Bộ phận không lưu vẫn kiểm tra và theo dõi được máy bay khi bay vào địa phận tỉnh Hòa Bình. Nhưng chỉ nửa giờ sau thì chiếc máy bay hoàn toàn mất tín hiệu. Trung tâm kiểm soát bay của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã huy động nhân lực, người giỏi vào cuộc nhưng đều không có được kết quả nào. Chiếc máy bay đã bặt vô âm tín.
     
    Biết được chuyện chẳng lành đã xảy ra, sau khi xác định số phận chiếc máy bay, đoàn cứu hộ, tìm kiếm chiếc Bell Long Ranger được thành lập, tức tốc lên Bắc Yên, tìm vào Xím Vàng. Và sau một thời gian tìm kiếm, chiếc máy bay đã được phát hiện và được xác định đã bay đúng “huyệt địa" “Bermuda" Xím Vàng rồi gặp tai nạn và đã nổ trước khi rơi xuống đất. Chuyến bay định mệnh này, ngoài việc lấy đi của ngành hàng không một viên phi công già dặn kinh nghiệm thì còn đem đến tử nạn cho 6 người. Thực tế chuyến bay chỉ có 5 người tham gia hành trình gồm phi công Reunault, ông thương gia, một khách du lịch, một hoa tiêu, thì đau đớn hơn là cô phiên dịch đang có thai. Chuyến bay có 5 người nhưng đã có 6 người tử nạn là vậy.

    Lý giải thế nào?
     
    Theo ông Đoàn Đình Khiêu, người hay được tham gia tìm kiếm máy bay mất tích ở Xím Vàng thì chuyện rơi máy bay ở đây là điều có thật. Riêng ông, ít ra đến nay đã 3 lần tham gia tìm kiếm máy bay tai nạn. Còn ông Sồng A Tong – Chủ tịch xã Xím Vàng thì nói: Rơi nhiều lắm. Mình không nhớ đâu. Từ đời ông mình, sang đời bố mình và đến đời mình, theo kể lại có khoảng 10 chiếc máy bay bị rơi ở đây rồi. Riêng với bản thân Sồng A Tong đến nay ông đã chứng kiến được 4 lần máy bay rơi ở Xím Vàng. Người Mông trên đây đã nhặt các mảnh vụn của máy bay để làm dao, cuốc và vật dụng nhiều lắm!
     
    Địa điểm rơi máy bay không chỉ tập trung ở Xím Vàng mà còn rơi ở các địa bàn xã khác như Hang Chú, Phình Hồ, Bản Mù (Trạm Tấu, Yên Bái). Đã có rất nhiều đoàn khách lạ đến đây hỏi về những vấn đề liên quan tới máy bay. Và theo người dân thì hầu như các máy bay rơi tại đây đều có hiện tượng nổ trước khi rơi xuống đất. Vậy nên các xác máy bay cũng như xác người còn nguyên vẹn là điều hết sức hãn hữu.

    Bà con dân tộc nơi đây dùng chiếc xẻng được chế tạo từ nhân máy bay 

    Ông Hạng A Sang (năm nay đã 60 tuổi) chỉ tay lên đỉnh núi cao ngất, đặc quánh bởi sương mù rồi bảo: Nó (máy bay) hay rơi trên đấy lắm. Trước, hồi mình còn bé thỉnh thoảng thấy trên đấy tóe lửa rồi có tiếng kêu ầm vang như sấm và khói bốc lên. Chả ai bảo nhưng mình và dân đều biết lại có máy bay lao vào đấy.
     
    Theo Cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam thì ngoài vấn đề thời tiết thì có lẽ hiện tượng này là do vùng đất có nhiều dị thường về địa chất, từ trường. Đất có từ trường rất cao, nên khi máy bay bay qua, những bộ phận điều khiển bằng điện tử dễ bị nhiễu loạn, gây nên những tai nạn thảm khốc?

    Source Article from http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Viet-Nam-cung-co-Tam-giac-quy/201210/241122.datviet



    Chống đỡ bão Sơn Tinh - Tiền Phong Online


    Chống đỡ bão Sơn Tinh

    > Ninh Bình sẵn sàng chống bão

    > Bão cấp 12 áp sát bờ biển Hải Phòng-Ninh Bình

    TP – Ngày 28-10, sóng cao 15-20m đánh vỡ con đê biển chắn sóng dài 330m ở Quảng Bình; gió mạnh làm tốc mái hàng chục ngôi nhà ở Ninh Bình; dân làng chài Quảng Ninh phải vào bờ hoặc trú trong hang…

    Quan chức địa phương túc trực trên đê, bộ đội chuẩn bị xe bọc thép, tàu, xuồng sẵn sàng ứng cứu, di dân…



    Chiến sĩ Lữ đoàn Hải quân 170 đưa trẻ em, người già tại các làng chài Quảng Ninh lên bờ tránh bão      Ảnh: Th.D
    Chiến sĩ Lữ đoàn Hải quân 170 đưa trẻ em, người già tại các làng chài Quảng Ninh lên bờ tránh bão Ảnh: Th.D.

    Túc trực trên đê phòng chống bão

    Khoảng 18h15 ngày 28 – 10, trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, ông Bùi Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, khoảng 18h, bão số 8 đổ bộ ven biển Bình Minh (huyện Kim Sơn) với sức gió cấp 8, 9 và cấp 10, sau đó có thể đổi chiều lên hướng bắc, gây thiệt hại không đáng kể.

    Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình, Huyện ủy, UBND huyện Kim Sơn vẫn túc trực tại đê biển Bình Minh để trực tiếp chỉ đạo phòng chống lụt bão.

    Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, ông Bùi Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình cho biết: Vào khoảng 15h ngày 28 – 10, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Bùi Văn Thắng; Giám đốc Công an tỉnh Phạm Đức Hòa… có mặt tại đê biển Bình Minh để chỉ đạo các lực lượng phòng chống bão số 8.

    Riêng ông Nam có mặt tại đê biển từ lúc 5h sáng cùng ngày. Ông Nam yêu cầu huyện Kim Sơn tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động huy động mọi lực lượng, phương tiện đối phó các tình huống có thể xảy ra.

    Ông Thắng nói: "Chúng tôi đã huy động trên 200 chiến sĩ công an, bộ đội biên phòng tới giúp dân sơ tán, bảo vệ tài sản và túc trực 24/24 đề phòng bất trắc có thể xảy ra. Hiện 150 tàu thuyền, lồng bè đã được neo đậu tránh bão và toàn bộ 310 người trông coi nuôi trồng thủy sản ở phía ngoài đê biển Bình Minh II đã được di chuyển vào phía trong để tránh bão".

    Ông Thắng yêu cầu huyện Kim Sơn tích cực triển khai ph­ương án di dân, đảm bảo 100% dân c­ư vùng bị ảnh hưởng của bão tránh trú bão an toàn; triển khai ph­ương án bơm tiêu nước đệm.

    Ông Thắng, cũng chỉ đạo Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Ninh Bình thông tin về tàu thuyền đang hoạt động trên biển, báo cho các chủ ph­ương tiện vị trí và hướng di chuyển của bão.

    Các ngành, địa ph­ương cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, không cho ng­ười và phương tiện ra biển hoạt động, ông nói. Kiểm tra việc chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, nhà dân tr­ước khi bão vào.

    Phải có phương án giải quyết hậu quả ngay sau khi bão vào. Đảm bảo an toàn cho tất cả tuyến đò ngang, dọc sông. Chuẩn bị thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ; đảm bảo an toàn l­ưới điện, đủ điện để các trạm bơm tiêu úng hoạt động. Tỉnh Ninh Bình đã quyết định trích 500 triệu đồng từ ngân sách phòng chống lụt bão của tỉnh để hỗ trợ việc di dân tránh bão.

    Một số người dân tại xã Ân Hòa, Kim Chung (Kim Sơn) cho biết, tính đến 16h30 hôm qua, hàng chục ngôi nhà bị tốc mái.



    a
    Những con sóng cao hàng chục mét đã đánh sập con đê chắn sóng lớn nhất bắc miền Trung.

    Đê biển chắn sóng vỡ từng mảng 

    Sáng qua những con sóng cao hàng chục mét do cơn bão số 8 tạo nên đã đánh sập con đê chắn sóng biển lớn nhất Bắc miền Trung, nối từ bờ biển Hòn La ra đảo Hòn Cỏ (Quảng Bình).

    Đê dài 330m, rộng 9m, thân đê được tạo nên bởi đá hộc cỡ lớn, triền đê được gia cố hàng ngàn khối bê tông nặng 16 – 25 tấn.

    Phóng viên Tiền Phong ghi nhận tại hiện trường, những con sóng cao 15-20m đánh từ phía đông vào khiến toàn bộ tuyến đê biển này bị xé nát từng mảng, lõi đê bị dịch chuyển từ đường thẳng thành đường cong, nơi xa nhất hơn 60m.

    Đây là công trình nằm trong dự án nối khu kinh tế Hòn La (huyện Quảng Trạch) với khu công nghiệp xi măng Văn Hóa -Tiến Hóa – Châu Hóa (Tuyên Hóa), vốn đầu tư hơn 80 tỷ đồng.

    Trước khi bão số 8 qua đây, Tập đoàn Trường Thịnh (đơn vị thi công) đã gia cố thêm hàng trăm rọ đá và khối bê tông tản sóng cỡ lớn. Ước tính thiệt hại vụ sập đê lên đến hơn 50 tỷ đồng.

    Cứu ngư dân tại lồng bè

    Sáng 28-10, bão số 8 ảnh hưởng tỉnh Quảng Ninh khi có gió cấp 5, cấp 6. Chiều tối cùng ngày tại TP Hạ Long gió mạnh cấp 7, giật trên cấp 8. Tại Cô Tô, Vân Đồn, gió mạnh cấp 8.

    Trước đó, Quảng Ninh kêu gọi toàn bộ gần 12.000 tàu thuyền cập bờ trú bão. Các tuyến đê, cống dưới đê, hồ đập xung yếu tuyến đê Hà Nam, Đông Yên Hưng, hồ Yên Lập được kiểm tra và có phương án bảo vệ.

    Tại TP Hạ Long, công tác phòng chống sạt lở đất đá tại các khu dân cư được ưu tiên và có phương án di dời các hộ dân ở khu vực Đồi Chè, Cao Xanh phòng khi mưa lớn xảy ra.

    Sáng qua, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, chỉ đạo các lực lượng chức năng và huy động lực lượng hải quân của Lữ đoàn 170 Hải quân di dời khẩn cấp hàng trăm người dân ở làng chài Ba Hang, Vung Viêng vào bờ.

    Dân làng chài Cửa Vạn, được đưa tới hang Tùng Quân trên vịnh Hạ Long nơi có nước ngọt và lòng hang rộng để tránh bão.

    Tại TP Cẩm Phả, toàn bộ 314 tàu, thuyền đã neo đậu tại bốn khu vực tránh trú bão trên địa bàn. Hơn 400 lồng bè nuôi trồng thủy sản và các nhà bè trên biển đã được chằng, chống bảo đảm an toàn.

    Hồi 21 giờ ngày 28-10 ông Hoàng Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, cho biết, tàu của huyện và của bộ đội biên phòng cứu được 19 ngư dân tại các lồng bè.

    Trước đó, dù huyện kêu gọi hơn 1.680 tàu, thuyền về nơi tránh trú bão, sẵn sàng phương án di dời hơn 4.000 nhà bè, lồng bè nuôi trồng thủy sản, nhưng một số người dân vẫn ở tại nhà bè để canh gác. Khi có gió lớn và sóng mạnh, họ gọi điện kêu cứu.

    Tại huyện Cô Tô, ông Nguyễn Đức Thành, Bí thư huyện ủy, cho biết, đã đưa 350 tàu, thuyền vào nơi tránh bão, kiểm tra hệ thống hồ đập thủy lợi, gia cố những khu vực trọng yếu của hệ thống đê, kè, nhà dân có nguy cơ sập nếu gió lớn, di dời một số bè, mảng mắc cạn…Tới 18 giờ ngày 28-10, gió tại Vân Đồn, Cô Tô, Hạ Long, Cẩm Phả… đạt cấp 8, giật trên cấp 8.

    Chiều 28 -10, khi gió tại TP Hạ Long lên tới cấp 5 cấp 6, Sở GTVT Quảng Ninh cấm xe máy lưu thông trên cầu Bãi Cháy và bố trí ô tô tải vận chuyển xe máy và người dân qua cầu. Ngày 27-10, hơn 500 tàu du lịch được lệnh cấm xuất bến và về nơi neo đậu an toàn.



    Chiến sĩ lữ đoàn hải quân 170 đưa trẻ em, người già tại các làng chài tránh bão  Ảnh: TD
    Chiến sĩ lữ đoàn hải quân 170 đưa trẻ em, người già tại các làng chài tránh bão. Ảnh: TD.

    Xe bọc thép sẵn sàng ứng cứu 

    Chiều 28-10, gần 4.600 tàu thuyền, lồng bè, chòi canh với hơn 15.000 người ở khu  vực biển Hải Phòng được đưa vào nơi trú ẩn an toàn.

    Tối 28-10, gần 400 người dân ở các khu vực trũng, nguy hiểm ở đảo Cát Hải, Bạch Long Vỹ, Đồ Sơn được di dời. Gần 29.000 người cùng hơn 1.000 ô tô gần 300 tàu, xuồng, 4 xe thiết giáp và trang thiết bị cứu hộ đã sẵn sàng ứng cứu khi bão đổ bộ.

    Trưa 28-10, lực lượng biên phòng Hải Phòng kịp thời cứu 6 thuyền và bè với 29 người gặp nạn (trong đó có 10 trẻ em) ở khu vực cửa biển, rồi đưa về nơi an toàn.

    Sẵn sàng di dời hàng loạt

    Sáng 28-10, khi PV báo Tiền Phong có mặt tại tuyến đê biển ở xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nhiều người dân (có cả trẻ nhỏ, người già) vẫn còn xem sóng biển, tranh thủ làm nốt những mớ cá bên thân đê, dù đã có lệnh rời khỏi vùng này.

    Dưới mái hiên được dựng trên đê, hơn 10 nữ lao động của xã Ngư Lộc đang vội vàng làm sạch mớ cá mối cho chủ hàng.

    "Chúng tôi cũng sợ bão làm chết người, nhưng tranh thủ khi bão chưa vào để làm cho xong một công cá. Chẳng ai coi thường tính mạng đâu, nhưng vì cái khổ, cái nghèo nên cứ cố làm chạy bão", một phụ nữ nói.

    Quá trưa, gió tại Ngư Lộc mạnh cấp 9, cấp 10, kèm theo mưa. Loa phát thanh của xã liên tục thông báo các bản tin về diễn biến cơn bão số 8.

    Cũng từ thời điểm này, tại các trường học, trạm y tế xã, nhà dân kiên cố, lượng người dân chủ động về tránh trú bão đông hơn.

    Toàn bộ cán bộ được phân công chống bão ở xã Ngư Lộc đã tỏa về các thôn tiếp tục kiểm tra tình trạng chằng, chống nhà cửa; yêu cầu những hộ dân trong vùng nguy hiểm di dời… Đến chiều tối 28-10, toàn xã Ngư Lộc di dời hơn 3.000 khẩu (hơn 1.000 hộ) vào các công sở, nhà dân kiên cố.

    Ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc, cho biết: Chúng tôi đã chuẩn bị phương án sẽ di dời toàn dân (hơn 13.000 khẩu thuộc gần 4.000 hộ) qua kênh De, sang địa bàn xã Hoa Lộc (huyện Hậu Lộc), cách đê biển hơn 1 km, nếu bão số 8 sau khi đổ bộ có diễn biến phức tạp, mạnh".

    Đêm 27-10, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo ngành chức năng, địa phương phải di dân ngay trong đêm.

    Theo đó, gần 12 vạn dân đang sinh sống cách mép nước ven biển 200 m của các huyện, thị: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia được di dời đến các công trình kiên cố.

    Đến cuối ngày 27-10, tỉnh Thanh Hóa có 8.566 tàu, thuyền với 28.553 lao động vào bờ tránh trú bão số 8 an toàn. Tỉnh đã huy động 2.300 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang sẵn sàng ứng phó bão số 8.

    Ngày 27-10, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Mai Văn Ninh chỉ đạo các địa phương, ngành chức năng tập trung nhân lực, vật lực, sẵn sàng tốt nhất cho công tác phòng chống bão.

    Tại hồ chứa nước Cửa Đạt cũng như các hồ lớn của tỉnh, nhất là các hồ bị sạt, lở trong đợt lũ đầu tháng 9, nếu có vấn đề, phải xả nước an toàn. Với các hệ thống đê xung yếu, luôn phải triển khai công tác hộ đê.

    Riêng huyện Yên Định, Thọ Xuân có hệ thống sông Cầu Chày (mới đắp sau khi sạt, vỡ trong đợt lũ lụt vừa qua), chính quyền các địa phương cùng ngành chức năng phải tuyệt đối quan tâm; lãnh đạo huyện phải trực để có chỉ đạo kịp thời, nếu thấy có dấu hiệu bất trắc.

    Riêng 11 huyện miền núi của tỉnh, phải gấp rút rà soát lại nơi cư trú của bà con ở ven sông, suối và các vùng dễ sạt lở, nếu thấy không an toàn phải di dân ngay.

    Sở GT-VT có phương án tập trung máy móc lên miền núi, sẵn sàng sửa chữa đường giao thông hư hỏng trong và sau bão; Sở Công Thương phải chuyển các mặt hàng thiết yếu như dầu hoả, mì tôm, muối, gạo… để cung ứng kịp thời cho đồng bào, nếu bão gây chia cắt. Bộ đội biên phòng tỉnh, công an, quân đội… phải chuẩn bị 100% lực lượng, sẵn sàng triển khai khi có yêu cầu.

    Trưa 28-10, trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Tĩnh Gia, xe tải 37V-3169 và xe khách 34M-4684 đâm nhau trong mưa bão, khiến 2 người trên xe tải, 1 người trên xe khách thiệt mạng, hàng chục hành khách bị thương.

                Nhóm PV

























    Source Article from http://www.tienphong.vn/xa-hoi/597611/Chong-do-bao-Son-Tinh-tpp.html



    Bão Sơn Tinh có thể không đổ bộ đất liền - Tuổi Trẻ


    Bão hoành hành trên bờ biển Thái Bình – Nam Định

    Do ảnh hưởng của bão số 8 (bão Sơn Tinh), ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc bộ đã có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10; một số nơi có gió mạnh hơn như Thái Bình, Bạch Long Vĩ giật cấp 11.

    Vị trí tâm bão Sơn Tinh - Ảnh chụp từ website NOAA

    Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn trung ương, 19g tối 28-10, vị trí tâm bão ở sát bờ biển các tỉnh Thái Bình - Nam Định. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (103-133 km/giờ), giật cấp 13, cấp 14.

    Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 7g sáng 29-10, vị trí tâm bão ở trên vùng bờ biển các tỉnh, thành Hải Phòng - Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (62-88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11.

    Trong 12-24 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng đông bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19g tối 29-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên vùng bờ biển tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49 km/giờ), giật cấp 7.

    Như vậy, hướng đi của bão Sơn Tinh thay đổi, có thể sẽ không đổ bộ như dự báo trước đây.

    Do ảnh hưởng của bão, khu vực phía bắc vịnh Bắc bộ (bao gồm cả các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.

    Ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa có gió giật cấp 7, cấp 8.

    Khu vực các tỉnh ven biển phía đông Bắc bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Ngoài ra do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy triều khu vực từ Quảng Ninh đến Nam Định nước biển dâng cao 3 - 4m.

    Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn trung ương

    Source Article from http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/518030/Bao-Son-Tinh-co-the-khong-do-bo-dat-lien.html



    Bão Sơn Tinh hoành hành sát bờ biển Ninh Bình - Thái Bình - VNExpress



    Tiến sát bờ biển Ninh Bình – Thái Bình, 7h tối nay bão Sơn Tinh với sức gió đạt tới cấp 11 hoành hành khắp các huyện ven biển từ Ninh Bình tới Thái Bình. Hàng loạt ngôi nhà bị tốc mái, cây đổ ngổn ngang, điện lưới mất trên diện rộng.
    > Hàng nghìn người ‘chạy’ siêu bão Sơn Tinh

    Các lán ở một khu chợ xã Kim Đồng (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) bị gió giật tả tơi. Ảnh: Hải Hà.

    17h30, tại tuyến đê biển của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (giáp ranh Ninh Bình), gió mạnh cấp 11. Trực tiếp chống bão ở đây, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Nam Định Nguyễn Phùng Hoan cho biết, nhiều cây cối ven đê gãy đổ do gió bão, sóng cao. “Bão đang bắt đầu đổ bộ vào”, ông Hoan nói.

    Tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình), gió bão khiến cây cối đổ rạp, nhiều lán hàng bị tốc mái. Người dân không thể chạy xe máy ngoài đường mà phải dắt bộ.

    Trong khi đó, tại huyện Hậu Lộc (giáp Ninh Bình), tuy mưa giảm nhưng gió bão vẫn mạnh cấp 7-8. Một số chòi, lán bán hàng ven đê của người dân bị tốc mái. Tại xã Ngư Lộc, điện lưới đột ngột mất khiến hàng nghìn hộ dân chìm trong bóng tối.

    18h15, mưa lớn trải khắp một dải các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng (Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình). Do nước triều ở mức thấp nên mưa đến đâu, nước tiêu đến đấy

    Gió bão mạnh cũng lan khắp vùng biển Ninh Bình, Nam Định. Người dân không dám ra đường vì gió giật mạnh, không thể đứng vững.

    Tại nhiều xã ven biển của các huyện này, điện lưới mất trên diện rộng.

    Ngư dân ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đưa máy nổ của xuồng máy vào bờ. Ảnh: Lê Hoàng.

    18h45, cách bờ biển 20km song TP Thái Bình gió giật mạnh, mưa ào ạt, nhiều cây cối gãy đổ khắp các đường phố. Nhiều khu vực trong thành phố và các vùng lân cận mất điện.

    Tại huyện ven biển Nga Sơn (Thanh Hóa), gió mạnh cấp 9-10, toàn huyện mất điện lưới từ 9h sáng nay vẫn chưa được cấp lại.

    Theo Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Thanh Hóa Lê Văn Nguồn, một trường tiểu học ở huyện Hoằng Hóa sập 500m tường rào. Sở GD&ĐT chỉ đạo căn cứ trên tình hình thực tế mưa bão để cho học sinh nghỉ học vào ngày mai. Trước đó, nhiều trường đã thông báo nghỉ học để lấy chỗ cho người dân sơ tán bão.

    19h15, bão Sơn Tinh vẫn càn quét suốt dọc bờ biển phía bắc Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Mưa nặng hạt kèm gió giật mạnh trải khắp vùng. Trong đó, ven biển Nam Định chịu ảnh hưởng nặng nhất với gió mạnh cấp 11-12.

    19h45, trực tiếp chống bão ở huyện ven biển Giao Thủy, ông Lê Xuân Thủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp Nam Định cho hay, “bão Sơn Tinh mạnh nhất từ 2005 tới nay”. Dù tâm bão chưa cập bờ, song, trong đê biển các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng đã có gió mạnh tới cấp 11, ngoài đê cấp 12. Nhiều huyện sâu trong nội địa, thậm chí cả thành phố Nam Định gió mạnh tới cấp 10, mưa lớn.

    “Mưa gió quần thảo suốt hơn hai giờ chưa dứt, cây cối đổ ngổn ngang khắp nơi”, ông Thủy cho hay.

    Chưa có báo cáo về thiệt hại song ông Thủy cho rằng, ảnh hưởng của bão để lại cho Nam Định là rất ghê gớm. Cũng theo ông Thủy, gần như toàn bộ tỉnh đã bị mất điện, ngay cả văn phòng Ban chỉ huy PCLB đặt tại thành phố Nam Định cũng phải chạy máy phát. Mưa gió và cây đổ cũng ngăn cản các lực lượng chống bão đi kiểm tra các khu vực xung yếu.

    Cây đổ, mái tôn sập trong mưa bão ở thị trấn Kim Sơn, Ninh Bình. Ảnh: Hải Hà.

    Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, chiều tối 28/10, hướng đi của bão đã chếch hẳn về phía Hải Phòng. Đêm nay, bão di chuyển ngược lên phía bắc với tốc độ 10-15km mỗi giờ. Đến 4h sáng 29/10, tâm bão trên vùng bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Thái Bình. Sức gió giảm còn cấp 8-9. Sau đó, bão di chuyển theo hướng đông bắc ra phía biển và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

    “Tâm bão chỉ “liếm” một chút vào đất liền các tỉnh khoảng nửa đêm và sáng này rồi vòng ra biển”, Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương Bùi Minh Tăng nhận định.

    Theo ông Tăng, nếu theo diễn biến này thì ảnh hưởng của cơn bão đỡ nguy hiểm hơn vì hoàn lưu bão đã yếu đi nhiều, mưa lớn chủ yếu diễn ra trên biển. Đến tối và đêm nay, cường độ bão sẽ giảm thêm. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa tới Thái Bình vẫn còn gió mạnh cấp 8-9.

    Cơn bão đổi hướng di chuyển theo hướng vòng ra biển. Ảnh: NCHMF.

    Ảnh hưởng của bão khiến khu vực phía bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11. Quảng Ninh đến Ninh Bình có gió mạnh từ cấp 7 đến cấp; đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa có gió giật cấp 6, cấp 7.

    * Tiếp tục cập nhật

    Nguyễn Hưng – Lê Hoàng


    Source Article from http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/10/bao-son-tinh-dang-do-bo/



    Bắt vụ vận chuyển trái phép 2 bánh heroin - Đài Tiếng Nói Việt Nam


    Ngày 27/10, Tổ công tác gồm Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an huyện Mộc Châu phối hợp Phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Sơn La và Phòng 2 – C47, Bộ Công an đã phát hiện và bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin tại km 150 Quốc lộ 6 thuộc địa phận xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

    Tiến hành kiểm tra xe khách chạy tuyến Sơn La – Hà Nội biển kiểm soát 89B-00033, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt quả tang đối tượng Giàng A Của, (sinh năm 1989, trú tại Pa Cốp, xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

    Tang vật thu giữ gồm 2 bánh heroin, trọng lượng 741,79 g, 1 điện thoại di động và một số giấy tờ khác liên quan đến hoạt động phạm tội của đối tượng.

    Tại cơ quan công an, Giàng A Của khai nhận đã vận chuyển thuê số heroin trên từ xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu về Hà Nội với số tiền 2 triệu đồng. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ./.

      Source Article from http://vov.vn/Phap-luat/Bat-vu-van-chuyen-trai-phep-2-banh-heroin/231953.vov



      Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

      Bão Sơn Tinh gây thiệt hại ở Trung Quốc - Tuổi Trẻ


      Bão Sơn Tinh gây thiệt hại ở Trung Quốc

      TTO – Bão Sơn Tinh đã làm ảnh hưởng đến 122 chuyến bay ở Trung Quốc và gây ra một trận mưa lớn ở tỉnh Hải Nam (Trung Quốc).

      Hành khách tìm hiểu thông tin lịch bay tại sân bay quốc tế Phượng Hoàng ở thành phố Sanya, phía nam tỉnh Hải Nam (Trung Quốc)  vào ngày 27-10 – Ảnh: Tân Hoa xã

      88 chuyến bay bị hủy và 34 chuyến bay khác bị trì hoãn, ảnh hưởng đến hơn 4.500 hành khách, người phát ngôn của sân bay quốc tế Phượng Hoàng ở thành phố Tam Á (Hải Nam) cho biết.

      Gần 2.000 hành khách đã được sắp xếp để ở lại trong các khách sạn địa phương. Những hành khách bị mắc kẹt đã được đưa đến sân bay Hải Khẩu ở phía bắc Hải Nam để tiếp tục bay các chuyến bay khác.

      Bão Sơn Tinh đã gây mưa lớn ở Tam Á vào ngày 27-10. Cơ quan phòng chống lũ lụt địa phương đã được đặt ở mức báo động cao.

      Một người dân đang cố gắng di chuyển trên một con đường ngập nước do mưa lớn ở Tam Á - Ảnh: Tân Hoa xã

      Các công nhân thông ống cống ở Tam Á vào ngày 27-10 – Ảnh: Tân Hoa xã

      Ít nhất 24 người thiệt mạng và 9 người khác mất tích sau khi bão Sơn Tinh đi qua Philippines vào ngày 24-10 như một cơn bão nhiệt đới quốc gia.

      DUY TRÂN (Theo Tân Hoa xã)

      Source Article from http://tuoitre.vn/The-gioi/517969/Bao-Son-Tinh-gay-thiet-hai%C2%A0o%C2%A0Trung-Quoc.html



      Siêu bão Sơn Tinh áp sát Nam Định - Thanh Hóa - VNExpress



      7h sáng nay, bão Sơn Tinh tiếp tục mạnh lên cấp 14 (siêu bão), dự kiến đổ vào Nam Định – Thanh Hóa chiều nay. Hiện, các tỉnh ven biển mưa lớn, gió mạnh, hàng chục nghìn dân đã được di dời khẩn cấp.
      > Bão tăng cấp 13, hàng vạn dân sơ tán trong đêm/ Hoàn lưu bão gây mưa lớn, một ngư dân tử nạn

      Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão sáng nay, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, dù còn cách bờ trên 100km nhưng bão Sơn Tinh đã gây gió mạnh cấp 6-7, có nơi cấp 9 ở các đảo gần bờ (Bạch Long Vĩ, Hòn Ngư, Cồn Cỏ) và vùng ven biển. Trên đường đi, bão trút lượng mưa phổ biến có các tỉnh ven biển miền Trung 100-200mm.

      Diễn biến bất ngờ nhất là chiều tối hôm qua (27/10) bão mạnh lênh rất nhanh. Trong buổi chiều, bão mạnh lên 2 cấp, đến tối mạnh tới cuối cấp 14. “Đây là diễn biến mà tất cả các đài dự báo không lường được. Với cấp bão này, nếu suy yếu thì khi cập bờ bão vẫn còn mạnh cấp 11-12″, ông Tăng nói.

      Ảnh vệ tinh sáng nay cho thấy vùng mây của bão bao trùm suốt dọc ven biển Bắc Trung Bộ và phía nam đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: NCHMF.

      Đồng thời, với hướng di chuyển dọc bờ biển Bắc Trung Bộ và đảo Hải Nam (Trung Quốc), dù tâm bão cách bờ 100km nhưng chỉ cần bão dịch chuyển về phía tây là đã quét vào ven biển nước ta. Vì thế, cơ quan khí tượng trong đêm qua đã mở rộng vùng nguy hiểm từ Quỳnh Lưu (Nghệ An) tới Nam Định. Trong đó, vùng gió cực mạnh từ cấp 10 trở lên có bán kính chừng 60-70 km tính từ tâm bão.

      Đến 6h sáng nay, tâm bão nằm ngang với vĩ độ của TP Hà Tĩnh, mạnh cấp 13 và vẫn tiếp tục theo hướng giữa tây và tây tây bắc với tốc độ 15km mỗi giờ.

      “Qua trưa, đầu chiều, bão áp sát vùng biển Nghệ An, Thanh Hóa – Nam Định. Nhưng vị trí đổ bộ rất khó xác định vì bão cứ tiệm cận với bờ chứ không đổ bộ ngay”, ông Tăng cho hay. Giám đốc cơ quan khí tượng cũng cho rằng, cơn bão khi đi sâu vào đất liền sẽ suy yếu nhanh và chỉ còn gió của áp thấp nhiệt đới (dưới cấp 8).

      Trong khi đó, một số đài khí tượng trên thế giới nhận định, bão có thể “liếm” vào Thanh Hóa sau đi vòng ra tận Hải Phòng song khả năng này không cao. Nếu xảy ra, thì bão cũng chỉ còn cấp gió 8-9 khi trượt lên Hải Phòng – Quảng Ninh và diễn ra muộn hơn vào nửa đêm nay.

      Theo Trung tâm khí tượng, mưa trong ngày và đêm nay chủ yếu xảy ra dọc đường đi của bão. Vì thế, mưa lớn chủ yếu xảy ra ở ven biển là chính còn sâu trong đất liền không nhiều. Các tỉnh Thanh Hóa – Quảng Bình mưa 200-300 mm và sâu trong đất liền chỉ xấp xỉ 100m. Riêng khu vực Hà nội và phía tây bắc chỉ 50-70mm.

      Dự kiến đường đi của bão Sơn Tinh. Ảnh: NCHMF.

      Tại Thanh Hóa, trong đêm qua và rạng sáng nay, trời đã chuyển mưa nặng hạt, gió giật mạnh. Ông Nguyễn Trọng Hải, Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hoá cho biết, 6h sáng, UBND tỉnh Thanh Hoá đã chính thức phát lệnh di dân khẩn cấp.

      Theo đó, khoảng hơn 12.000 hộ dân với hơn 53.000 nhân khẩu sinh sống cách mép nước 200m thuộc các huyện ven biển Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hoá, Tĩnh Gia, Sầm Sơn, Quảng Xương phải được di dời khẩn cấp trong sáng 28/10.

      Tại xã biển Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, hiện đã có mưa lớn, gió giật mạnh. Tiếng còi hú, tiếng kẻng báo động liên tục được phát đi từ trung tâm truyền thanh của xã kêu gọi người dân tìm nơi tránh trú an toàn. Ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc cho biết, ngay từ khi nhận được lệnh di dân, UBND xã đã huy động toàn bộ lực lượng cán bộ, dân quân tự vệ, công an, dân phòng cùng sự hỗ trợ của lực lượng công an, quân đội chính quy giúp người dân sơ tán vào các trường học, những ngôi nhà kiên cố cách xa bờ biển.

      Dự kiến xã Ngư Lộc sẽ di dời hơn 1.000 hộ với hơn 3.000 dân vào khu vực an toàn ngay trong sáng nay. Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát cũng về đây thị sát và chỉ đạo công tác di dân.

      Những chiếc thuyền cuối cùng được khiêng vào bờ. Ảnh: Lê Hoàng.

      Tuy nhiên, vì cơn bão Sơn Tinh diễn biển khá bất thưòng, đêm qua tại Thanh Hoá trời khá quang đãng, không có gió, mưa nhẹ khiến nhiều người dân có tâm lý chủ quan. Theo ghi nhận, lúc 7h30, nhiều xưởng chế biến cá của ngư dân xã Ngư Lộc nằm ngay trên bờ đê vẫn hoạt động. Trong các lều tạm sát chân đê có hàng chục phụ nữ vẫn cười nói vui vẻ làm cá. Trẻ em nô đùa, chạy nhảy trên bờ đê. Đặc biệt, khu chợ cá Minh Lộc vẫn mở cửa buôn bán.

      Tại vùng biển Quỳnh Lưu (Nghệ An), là vùng dự kiến bão sẽ quét qua hiện đang mưa lớn, gió giật liên hồi kèm sóng cao. Trước diễn biến bất thường của bão Sơn Tinh, đêm 27 và rạng sáng 28/10, huyện Quỳnh Lưu đã tổ chức sơ tán khẩn cấp 600 hộ dân với hơn 3.700 nhân khẩu ở các xã ven biển Quỳnh Phương, Quỳnh Thọ, Sơn Hải, Quỳnh Long, Tiến Thủy, An Hòa, Quỳnh Nghĩa. Đây là những hộ nằm sát biển nhưng vì chủ quan với bão nên chưa di dời.

      Đến 2h sáng 28/10, tất cả các hộ này đã được sơ tán về các trường học, trạm biên phòng và nhà dân một cách an toàn. Tàu thuyền ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu đã vào bờ trú ẩn an toàn song vẫn còn một số người ở lại tàu vì lo tàu thuyền bị sóng đánh chìm khi bão đổ bộ.

      Ban chỉ huy PCLB Nghệ An cho biết, hơn 4.000 tàu thuyền với 18.000 lao động trên biển đã vào bờ trú ẩn an toàn. Điều lo lắng nhất của Nghệ An hiện nay là các hồ đập đã sắp đầy nước, sau bão thường có mưa lớn nên việc bảo vệ an toàn cho các hồ đập được đề ra một cách cấp bách. Kế hoạch xã lũ tất cả các hồ đập trên địa bàn đã được đưa ra nếu có mưa lớn.

      Tại Hà Tĩnh, rạng sáng 28/10, một số khu vực đã có mưa to đến rất to. Xã biển Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) mưa lớn, gió giật mạnh, sóng biển đánh cao khiến người dân lo lắng tàu thuyền bị va đập. 20 hộ dân ở sát mép nước cửa biển Cẩm Nhượng đã được di dời đến nơi an toàn, hơn 100 hộ khác nằm trong danh sách di dời nếu nước biển tiếp tục dâng. Tại huyện Nghi Xuân, đêm 27/10, hàng chục hộ dân xã Xuân Hội đã gói gém đồ đạc để di chuyển tránh bão. Chính quyền huyện này đã huy động 5 ôtô với hơn 100 cán bộ chiến sĩ bộ đội, công an giúp dân sơ tán. Hiện, tất cả các tàu thuyền và người lao động trên biển của Hà Tĩnh đã tìm được nơi trú ẩn an toàn.

      Nguyễn Hưng – Lê Hoàng – Nguyên Hoa


      Source Article from http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/10/sieu-bao-son-tinh-ap-sat-nam-dinh-thanh-hoa/



      Bão Sơn Tinh giật cấp 15 ở Bắc Trung Bộ - Tuổi Trẻ


      Bão Sơn Tinh giật cấp 15 ở Bắc Trung Bộ

      4g ngày 28-10, vị trí tâm bão Sơn Tinh (bão số 8) cách bờ biển các tỉnh Nghệ An – Quảng Bình khoảng 140 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134 đến 149 km/giờ), giật cấp 14, cấp 15.

      >> Miền Trung gồng mình chống bão

      Người dân xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) khẩn trương di dời tài sản đi tránh bão – Ảnh: Văn Định
      Vị trí và hướng đi của bão Sơn Tinh (bão số 8) vào lúc 5g30 ngày 18-10 – Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương

      Cụ thể, đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh 17m/giây (cấp 7), giật 23m/giây (cấp 9); ở đảo Hòn Ngư (Nghệ An) có gió mạnh 13 m/giây (cấp 6), giật 21m/giây (cấp 9); ở đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh 12m/giây (cấp 6), giật 21m/giây (cấp 9), TP. Đồng Hới có gió giật 14m/giây (cấp 7), Kỳ Anh (Hà Tĩnh ) có gió mạnh 9 m/giây (cấp 5), giật 21m/giây (cấp 9).

      Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế đã có mưa vừa, mưa to đến rất to.

      Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km.

      Đến 16 giờ ngày 28-10, vị trí tâm bão ở ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Thái Bình – Nghệ An. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.

      Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

      Đến 4g ngày 29-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khu vực các tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7.

      Do ảnh hưởng của bão, khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội. Khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội.

      Ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có gió giật cấp 6, cấp 7.

      Khu vực phía đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to. Phía Tây Bắc Bộ và các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Ngoài ra do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy triều khu vực từ Thái Bình – Thanh Hóa có nước biển dâng cao từ 3 – 4m.

      Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương

      Source Article from http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/517962/Bao-Son-Tinh-giat-cap-15-o-Bac-Trung-Bo.html



      Siêu bão Sơn Tinh áp sát bờ biển Bắc Trung bộ - Tuổi Trẻ


      Siêu bão Sơn Tinh áp sát bờ biển Bắc Trung bộ

      * Mưa to, sóng lớn từ bờ biển Quảng Ngãi đến đảo Bạch Long Vĩ
      * Quân dân miền Trung khẩn trương chống bão

      TTO – Hồi 19g ngày 27-10, vị trí tâm bão Sơn tinh (bão số 8) cách bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Trị khoảng 190 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 13, cấp 14 (134-166km/g), giật cấp 15, cấp 16.

      Từ chiều 27-10, khu vực các xã ven biển của hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình) đã chịu  những tác động đầu tiên từ cơn bão Sơn Tinh (bão số 8): mưa và biển động. 

      Tại các cảng, âu tàu, hàng trăm tàu thuyền đánh bắt cá tại vùng biển trong, ngoài tỉnh được kêu gọi vào neo đậu.

      Thái Bình: Khẩn trương kêu gọi tàu thuyền vào bờ

      Thông tin nhanh từ Bộ đội biên phòng tỉnh Thái Bình cho biết tính đến 16g ngày 27-10, trong tổng số 1287 phương tiện đánh bắt cá của tỉnh với 3022 lao động, tất cả số phương tiện và lao động kể trên đã được thông tin về bão số 8 và  hướng vào nơi trú ngụ.

      Tại bến cá Tân Sơn Huyện Thái Thụy ( Tỉnh Thái Bình) nhiều tàu bè đã lui về tránh bão số 8 – Ảnh Nguyễn Khánh

      Ngư dân đang tích cực thu dọn lưới để phòng chống thiệt hại sau bão – Ảnh Nguyễn Khánh

      Theo lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh Thái Bình, toàn tỉnh hiện có 23 phương tiện/134 lao động đánh bắt cá tại các vùng biển ngoài tỉnh, tuy nhiên số phương tiện và lao động làm việc trên tàu đã được thông tin vào nơi trú ngụ. Trong đó có 17 phương tiện với 79 lao động đã đưa vào neo đậu, trú ngụ tại đảo Cát Bà (Hải Phòng), 6 phương tiện với 27 lao động đã được thông tin vào neo đậu, trú ngụ tại  đảo CôTô (Quảng Ninh) để tránh trú bão.

      Theo ghi nhận tại huyện Thái Thụy (Thái Bình), đến 16g chiều nay (27-10) lực lượng biện phòng tại các Đồn cửa khẩu Diêm Điền và đồn biên phòng số 68 đã thực hiện các biện pháp "phong tỏa" không cho tàu thuyền ra khơi. Tuy nhiên, theo báo cáo nhanh của huyện Thái Thụy, trong số 448 phương tiện/1460 lao dộng hiện còn 113 phương tiện/355 lao động đang hoạt động trên biển nhưng toàn bộ số tàu thuyền và lao động này đều đã nhận được thông tin và đang được kêu gọi vào nơi trú ngụ trong vùng biển của tỉnh ngay trong ngày 27-10.

      Đường đi và vị trí cơn bão theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương lúc 14g30

      Đà Nẵng: vẫn còn tàu cá ở vùng biển nguy hiểm

      Sáng 27-10, do ảnh hưởng của bão số 8 khiến thời tiết tại Đà Nẵng có gió giật mạnh và mưa to. Dọc các tuyến ven biển như Mỹ Khê, Mân Thái, Nguyễn Tất Thành… sóng đánh rất mạnh và tiến sâu vào bờ khiến bà con ngư dân phải rất vất vả kéo tàu cá và các ngư cụ lên bờ.

      Sáng cùng ngày, Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung-Tây Nguyên đóng tại Đà Nẵng cho biết, theo báo cáo của bộ đội biên phòng các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận thì các địa phương này đã thông báo và hướng dẫn cho tổng số 1.857 tàu/16.165 ngư dân hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.

      Tuy nhiên hiện nay tại khu vực quần đảo Hoàng Sa vẫn còn 2 tàu và 28 ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi. 5 tàu khác đã về đến đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi ) an toàn. Tại các vùng biển khác, có 724 tàu/4.997 ngư dân đang hoạt động trong vùng nguy hiểm. Các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng đã có lệnh cấm tàu thuyền ra khơi.

      Bộ tư lệnh Quân khu 5 cũng đã có cuộc họp khẩn nhằm triển khai công tác phòng chống bão số 8 nhằm chuẩn bị sẵn sàng xử lý khi bão vào đất liền. 

      Ngư dân Đà Nẵng đang gấp rút đưa tàu thuyền lên bờ để tránh bão - Ảnh: Đoàn Cường

      Thanh Hóa: sẵn sàng sơ tán hàng chục nghìn dân

      Công tác phòng, chống bão số 8 đã và đang được các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa gấp rút triển khai xuống tận cơ sở. Các địa phương ven biển gồm huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn đã sẵn sàng phương án di dời, sơ tán hàng chục nghìn dân vùng mép nước biển, cửa sông có nguy cơ sạt lở, vào sâu trong đất liền khi có lệnh sơ tán dân của UBND tỉnh.

      Hàng ngàn hành khách hoãn chuyến bay

      Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cho biết do ảnh hưởng bão Sơn Tinh đã phải hủy thêm 62 chuyến bay đến/ đi từ 4 sân bay miền Trung gồm Đà Nẵng, Huế, Đồng Hới và Vinh trong các ngày 27 – 28-10. Đại diện VNA cho biết chỉ trong ngày 27-10 hãng đã tiếp tục hủy thêm 37 chuyến bay đến/đi từ Đà Nẵng, Huế, Đồng Hới, Vinh, có thời gian khởi hành từ 6g45 đến 22g10. Ngày 28-10 tiếp tục hủy một chuyến bay Đà Nẵng – Đà Lạt VN1955, có thời gian khởi hành dự kiến vào lúc 6g10.

      Tính đến nay, đã có 62 chuyến bay bị hủy do ảnh hưởng của bão số 8, làm trên 6.800 khách bị hoãn chuyến. VNA dự kiến trong ngày 28-10, hãng sẽ bố trí 22 chuyến bay bù, trong đó 16 chuyến bay đến/đi từ Đà Nẵng, 4 chuyến đến/đi từ Huế, 2 chuyến đến/đi từ Vinh để giải tỏa số khách bị dồn ứ.

      VNA khuyến nghị hành khách chủ động theo dõi thông tin trên website www.vietnamairlines.com, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc liên hệ các phòng vé của Vietnam Airlines để biết thêm chi tiết. Số điện thoại liên hệ: Hà Nội: 04. 38 320 320; Tp HCM: 08.38 320 320; Đà Nẵng: 0511. 3832 320. Trong ngày 27-10, hãng hàng không giá rẻ VietJet Air cũng thông báo hủy 4 chuyến bay nội địa vì bão.

      Các hãng hàng không nội địa Jetstar Pacific, VietJet Air cho biết hiện đang cập nhật tình hình diễn biến cơn bão để chủ động liên lạc với khách hàng và sắp xếp lịch bay bù sớm nhất.

      L.N.

       

      Đầu giờ chiều 27-10, ông Phạm Bá Oai – chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa – cho biết địa phương đã chuẩn bị phương án, phương tiện, vật tư và lương thực để sẵn sàng đưa khoảng 2.600 người dân ở 13 xã có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến nơi an toàn. Hiện nay 1.325 tàu, thuyền đánh bắt hải sản ngoài khơi của huyện đã vào bờ. Tuy nhiên, do huyện chưa có âu tránh trú bão đạt tiêu chuẩn, nên số tàu thuyền trên chỉ đậu tạm ở các cửa sông, lạch nơi kín gió.

      Còn tại huyện ven biển Hậu Lộc, công tác phòng, chống bão số 8 ở các xã thường xuyên “hứng” bão như: Đa Lộc, Hưng Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc đang được cấp ủy, chính quyền và nhân dân triển khai rốt ráo. Nhiều nhà ven biển đang chằng chống.

      Ông Nguyễn Văn Hoằng – chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc – cho biết: “Huyện đã chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán, di dời khoảng 11.000 người dân ở các xã ven biển nêu trên vào sâu trong đất liền, khi có lệnh di dời dân của UBND tỉnh. Hiện nay hơn 1.000 tàu, thuyền của Hậu Lộc đã vào bờ tránh trú bão.

      Đến đầu giờ chiều 27-10, Thanh Hóa bắt đầu có mưa, gió thổi mạnh.

      Nghệ An: trời bắt đầu âm u

      Từ 13g ngày 27-10 khu vực tỉnh Nghệ An đã bắt đầu âm u, gió nhẹ và mưa rải rác. 

      Lãnh đạo các sở, ban ngành vẫn có mặt tại các địa bàn dọc bờ biển để kiểm tra phương án đối phó với cơn bão có thể xảy ra bất thường.

      Đến chiều 27-10, ngoài 1.217 tàu thuyền (3.588 lao động) như của ngư dân Nghệ An, các đồn biên phòng dọc bờ biển của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An đã kêu gọi thêm một số tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi vào Cửa Hội trú bão. Theo đó, nghiêm cấm tất cả các tàu này ra khơi trở lại khi bão chưa tan.

      Ngư dân Quảng Ngãi neo tàu trú bão tại Cửa Hội – Ảnh: X.Nhường

      Ông Hồ Ngọc Sĩ, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cùng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đã trực tiếp đến địa bàn ba huyện ven biển Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu và thị xã Cửa Lò để rà soát việc thực hiện các phương án di dời hơn 2000 hộ dân tại các cửa sông, cửa biển.

      Ông Sĩ cho biết, theo chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh, nếu bão không đổ bộ trực tiếp vào Nghệ An nhưng mưa to, gây ngập úng, các trường học trong vùng lũ được phép cho học sinh nghỉ học.  

      Bình Định: tàu thuyền đã vào nơi trú ẩn

      Sáng 27-10, tỉnh Bình Định có nơi mưa vừa, trời u ám, biển động do có gió cấp 5 - 6, giật cấp 7. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định đã kêu gọi 251 tàu cá đánh bắt xa bờ, với 2.187 ngư dân đã di chuyển vào bờ và ra khỏi vùng nguy hiểm để tránh trú bão. Đến trưa 27-10, hầu hết thuyền nghề của ngư dân Bình Định đã nhận được tin bão số 8 và đã vào nơi trú ẩn an toàn.

      Thừa Thiên Huế: bờ biển sạt lở mạnh

      Trưa 27-10, tại bờ bắc cửa biển Thuận An thuộc địa phận thôn Thái Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (Hương Trà, Thừa Thiên Huế), những cột sóng dâng cao 3-4, dồn dập đánh vào bờ khiến bờ biển tiếp tục sạt lở.

      Ngư dân thị trấn Thuận An (Phú Vang, Thừa Thiên  Huế) neo đậu tàu thuyền tránh gió trên phá Tam Giang -Ảnh: Nguyên Linh

      Rừng phòng hộ chắn gió bão của xã Hải Dương đã bị nước biển nuốt dần, có điểm sóng biển chỉ còn cách bờ phá Tam Giang khoảng 30-40m.

      Ông Nguyễn Liêm, chủ tịch UBND xã Hải Dương, cho biết: "Đã lên phương án di dời khoảng 100 hộ dân ở thôn Thai Dương Hạ Nam và những hộ sống gần biển. Hiện sóng biển vẫn tiếp tục làm sạt lở bờ biển, cánh rừng phòng hộ 20 tuổi tiếp tục bị cuốn trôi, có nguy cơ bị xóa sổ, nguy cơ hình thành cửa biển mới khi có sóng bão lớn".

      Ông Phan Thanh Hùng, chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, mặc dù bão không đổ bộ vào Thừa Thiên Huế tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng bởi những đợt sóng lớn, làm bờ biển sạt lở. Hiện toàn tỉnh có 9 điểm sạt lở với chiều dài khoảng 30km, trong đó có khoảng 10km bị sạt lở nặng ở các xã Hải Dương, Phú Thuận, Quảng Công, Quảng Ngạn, Phú Hải, Vinh Hiền…uy hiếp hàng chục hộ dân".

      Theo ông Hùng để khắc phục sạt lở bờ biển ở tỉnh này cần có những dự án kè chắn sóng, tuy nhiên kinh phí đầu tư xây dựng rất lớn nên tỉnh này vẫn chưa thể triển khai.

      Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học trong ngày 27 -10 để bảo đảm an toàn. Lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh túc trực 24/24 giờ ở cửa biển Thuận An và Tư Hiền để cấm ngư dân ra khơi.

      Hà Tĩnh: khẩn trương di dời dân

      Sáng nay 27-10, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã trực tiếp chỉ đạo phòng chống bão số 8 tại tỉnh Hà Tĩnh. Bộ trưởng đánh giá, đây là cơn bão mạnh, tốc độ lớn, ảnh hưởng ven biển và gây ảnh hưởng rất nặng nề. Tỉnh Hà Tĩnh phải triệt để phòng chống, ứng phó, nhất là sắp xếp tàu thuyền, bảo vệ đê biển, chủ động sơ tán người dân để đối phó kịp thời với diễn biến bão.

      Sáng cùng ngày, chính quyền xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng lực lượng công an, biên phòng đóng trên địa bàn đã tiến hành di dời khẩn hơn 20 hộ dân có nhà có nguy cơ ngập trong nước biến ở Cửa Nhượng. Theo ông Nguyễn Văn Hùng, phó chủ tịch xã Cẩm Nhượng, ngoài những hộ dân sống ở Cửa Nhượng phải di dời, còn có 120 hộ dân nằm trong lệnh phải di dời ngay trong chiều nay. Ngay trong sáng nay xã Cẩm Nhượng đã hướng dẫn, chỉ đạo cho 163 tàu thuyền vào trú bão an toàn.

      Đi dọc đê kè ven biển xã Cẩm Nhượng, chúng tôi ghi nhận người dân sống dọc đê kè đang khẩn trương chằng chéo nhà cửa, di dời tài sản đến những nơi an toàn. Tại biển Cẩm Nhượng đã có gió bão giật cấp 4, cấp 5. Những cơn sóng đánh vào đê kè cao 2-3m.

      Nhiều ngôi nhà bên đê kè biển Cẩm Nhượng đang được người dân chằng chéo lại – Ảnh: Văn Định

      Do ảnh hưởng của bảo, sóng biển đã đánh vào đê kè biển Cẩm Nhượng cao 2-3 mét – Ảnh: Văn Định

      Những hộ dân sống ở Cửa Nhượng đang khẩn trương di dời ngay trong sáng nay (27-10) – Ảnh: Văn Định

      Người dân Hà Tĩnh đang neo đậu lại tàu thuyền – Ảnh: Văn Định

      Ông Bùi Lê Bắc, chánh văn phòng Ban Phòng chống bão lụt Hà Tĩnh, cho biết hiện nay Hà Tĩnh đã chỉ đạo sát sao các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân phải có phương án triển khai kế hoạch sơ tán dân cư ven biển. Chủ động huy động lực lượng và hướng dẫn nhân dân triển khai việc chằng chống nhà cửa, trường học, bệnh viện, trạm xá.

      Theo ông Bắc, ngoài ra Hà Tĩnh cũng chỉ đạo, các sở ban ngành triển khai phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập nhỏ và các tuyến công trình đang dở dang. Đặc biệt bảo đảm an toàn cho các hồ đập xung yếu, công trình thủy điện Hố Hô, Hương Sơn, các Khu kinh tế Vũng Áng, Cầu Treo…

      Quảng Bình: Không chủ quan với bão số 8

      Dù dự báo bão số 8 đang chuyển dần ra phía Bắc, nhưng ở Quảng Bình, bà con ngư dân đã đưa tàu thuyền vào bờ tránh bão. 

      Đến 17g ngày 27-10, toàn bộ tàu thuyền của ngư dân Quảng Bình đã vào bờ, 9 tàu cuối cùng với 96 ngư dân cũng đã vào trú bão an toàn ở khu vực đảo Bạch Long Vĩ.

      Tại vùng sạt lở nặng nề ven biển ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, người dân vẫn tích cực giằng chống nhà cửa, tiếp tục di dời thuyền lên xa bờ hơn để tránh sóng biển ập vào. Dù lượng mưa trên địa bàn tỉnh chỉ ở mức 15-20mm và sức gió chưa có, trời lúc nắng lúc mưa nhưng chính quyền các xã ven biển như Cảnh Dương, Phúc Trạch (huyện Quảng Trạch), Hải Ninh (huyện Quảng Ninh), Ngư Thuỷ Nam, Ngư Thuỷ Trung (huyện Lệ Thuỷ)… kiểm tra nghiêm ngặt, không cho ngư dân đưa thuyền ra biển.

      Các phương án sơ tán dân, bảo vệ tàu thuyền, chuẩn bị lương thực dự trữ… được các huyện, xã hoàn tất.

      Tại vùng xung yếu ven biển, người dân xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch cũng không chủ quan với bão, vẫn tích cực phòng chống bão cho nhà cửa, di dời thuyền lên xa bờ tránh sóng biển ập vào khi bão đến. Ở các xã ven biển khác như Cảnh Dương, Phúc Trạch (huyện Quảng Trạch), Hải Ninh (huyện Quảng Ninh), Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung… (huyện Lệ Thủy), chính quyền địa phương nghiêm cấm bà con ngư dân cho thuyền nhỏ ra đánh bắt hải sản trên biển, đồng thời có phương án di dời thuyền lên xa bờ và di dời người dân khỏi các cửa sông.

      UBND tỉnh đã cử các đoàn kiểm tra, đôn đốc từng địa phương chống bão, có phương án sẵn sàng sơ tán dân, bảo vệ tàu thuyền cũng như chuẩn bị lương thực nếu bão đổ bộ vào tỉnh.

       

      * Lúc 19g ngày 27-10, do ảnh hưởng bão số 8 ở Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh 14m/s (cấp 7), giật 19m/s (cấp 8), ở quần đảo Hoàng Sa đã có gió mạnh 13m/s (cấp 6), giật 24m/s (cấp 9), ở Hòn Ngư (Nghệ An) gió mạnh 10 m/s (cấp 5), giật 17m/s (cấp 7); ở đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) gió mạnh 11m/s (cấp 6), giật 17m/s (cấp 7); đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gió mạnh 13m/s (cấp 6), giật 19m/s (cấp 8), TP.Huế gió giật 12m/s (cấp 6). Ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa từ 50 – 100mm; một số nơi có mưa lớn hơn như Tà Rụt (Quảng Trị) 138mm; Tà Lương (Thừa Thiên Huế) 196mm, A Lưới (Thừa Thiên Huế) 135mm; Quảng Ngãi 138mm …

      * Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 – 25 km. Đến 19g ngày 28-10, vị trí tâm bão trên khu vực các tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (từ 89 đến 117 km/g), giật cấp 12, cấp 13.

      Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ.

      Do ảnh hưởng của bão, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, cấp 14, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội; khu vực Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội.

      * Bão số 8 có khả năng di chuyển dọc ven biển nên các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ từ sáng mai (28-10) có gió giật cấp 6, cấp 7.

      Khu vực phía đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to. Phía Tây Bắc Bộ và các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Ngoài ra do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy triều khu vực từ Thái Bình – Thanh Hóa có nước biển dâng cao từ 3 – 4m.

      Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ

      XUÂN LONG – HƯƠNG GIANG –  HÀ ĐỒNG – VŨ TOÀN – NGUYÊN LINH ĐOÀN CƯỜNG – VĂN ĐỊNH – LAM GIANG – Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ

      Source Article from http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/517869/Sieu-bao-Son-Tinh-ap-sat-bo-bien-Bac-Trung-bo.html