Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Người góp phần khẳng định thương hiệu “Lắp máy VN” - Lao động


Từ tháng 1.2007 đến nay, anh Nguyễn Thế Trinh được giao nhiệm vụ chỉ huy lắp máy trên công trình thủy điện Sơn La (TĐSL) của Cty Lilama 10 (TCty Lắp máy VN).


Sinh năm 1961, tốt nghiệp khoa Chế tạo máy – Đại học Bách khoa Hà Nội, là kỹ sư của Cty cổ phần Lilama 10, Nguyễn Thế Trinh đã nhiều năm trực tiếp lắp đặt các hạng mục của nhiều nhà máy trọng điểm của quốc gia như: NM ximăng Bút Sơn, NM tuyển quặng Apatít Lào Cai, các công trình thủy điện Hòa Bình, thủy điện Ialy, thủy điện Sesan 3… Nhưng có lẽ cái "duyên" và dấu ấn để lại lớn nhất đối với KS Trinh chính là trên công trình thủy điện Sơn La.


Lắp máy trên công trình thủy điện Sơn La là một khối lượng công việc rất lớn, bản thân KS Trinh luôn xác định đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề và quan trọng, cần có sự đóng góp công sức, trí tuệ, ý chí của cả lực lượng LĐ mới có thể đạt được.


Do vậy anh đã cùng ban lãnh đạo Lilama 10 xây dựng quy trình cụ thể để quản lý, tổ chức thi công đạt kết quả cao. Trên công trình, KS Trinh đã có những sáng kiến đặc biệt xuất sắc như cải tiến phương án lắp đặt van cung xả sâu đập tràn. Cửa van cung xả sâu có kích thước 13mx6mx2,5m với trọng lượng xấp xỉ 300 tấn được lắp đặt tại vị trí chật hẹp với độ chính xác cao.


Sau khi nghiên cứu thiết kế, mặt bằng, phương tiện thi công, bằng kinh nghiệm, KS Trinh thấy rằng phương án lắp đặt do nhà thầu cung cấp thiết bị rất khó thực hiện, cũng như đạt độ chính xác theo yêu cầu thiết kế cũng như kéo dài tiến độ thi công. Anh đã mạnh dạn thay đổi hoàn toàn trình tự lắp đặt, thuận lợi cho CN thao tác, dễ dàng kiểm soát các thông số kỹ thuật và rút ngắn thời gian thi công đối với một cửa van từ hơn 36 ngày xuống còn 30 ngày, ước tính làm lợi cho Cty khoảng 4 tỉ đồng.


Ngoài công trình trên, KS Trinh còn có những sáng kiến khác rút ngắn thời gian thi công làm lợi cho Cty nhiều tỉ đồng như: Sáng kiến tổ hợp khuỷu, côn hút tại bãi lắp ráp, làm lợi khoảng 2 tỉ đồng/bộ; tổ hợp buồng xoắn tại bãi lắp ráp, làm lợi cho Cty khoảng 3 tỉ đồng/bộ. Đặc biệt, sáng kiến tháo dỡ hệ thống giằng chống trong 6 đường ống áp lực đã đẩy nhanh tiến độ thi công cho công trường hơn 4 tháng đối với tổ máy số 1 và đảm bảo tiến độ đóng cống dẫn dòng thi công với các tổ máy còn lại.


Ngoài những sáng kiến đem lại lợi ích cho Cty và giảm thời gian thi công trên công trình thủy điện Sơn La, KS Trinh cùng với ban chấp hành CĐ Cty đã thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong CBCNV, đặt ra các mốc tiến độ cụ thể các hạng mục công trình để các đơn vị phấn đấu, động viên khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong LĐSX.


Với những đóng góp quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu "lắp máy VN", KS Trinh đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng Ba năm 2010 và nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Tổng LĐLĐVN, Bộ Xây dựng…

Source Article from http://laodong.com.vn/Cong-doan/Nguoi-gop-phan-khang-dinh-thuong-hieu-Lap-may-VN/93469.bld



Sơn La hoàn thành 35 mốc biên giới Việt - Lào - Đài Tiếng Nói Việt Nam


Thực hiện kế hoạch tổng thể công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào, từ đầu năm đến nay, tỉnh Sơn La phối hợp với tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Bang (Lào) khảo sát song phương, thống nhất được 21 vị trí cắm mốc, thi công hoàn thành 35 mốc.

Như vậy, trên toàn tuyến biên giới giữa 3 tỉnh đã hoàn thành 83 trong tổng số 125 mốc giới quốc gia.

Phần lớn các vị trí mốc biên giới đều ở những nơi địa thế núi rừng hiểm trở, cách xa các bản làng của dân nên việc vận chuyển, tập kết vật liệu, tiến hành xây dựng gặp rất nhiều khó khăn.

Tỉnh Sơn La tiếp tục tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia cắm mốc thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự, xây dựng đường công vụ, khảo sát địa điểm xây cột mốc đúng khớp với vị trí toạ độ được xác định./.

Source Article from http://vov.vn/Xa-hoi/Son-La-hoan-thanh-35-moc-bien-gioi-Viet-Lao/237646.vov



Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Người đầu tiên nuôi cá tầm trên hồ Thủy điện Sơn La - Nhân Dân


Người con gái tiên phong quê lúa

Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo tại vùng quê lúa huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, chị Vũ Thị Hạnh Lợi là con gái đầu trong một nhà đông em. Ngay khi bước sang tuổi 18, người chị cả đảm đang đã quyết định thoát ly gia đình để tìm hướng làm giàu ở vùng cao tỉnh Yên Bái. Chưa đầy 30 tuổi, chị đã một mình lắp bè buôn cá trên sông Đà hùng vĩ. Nhớ về những ngày lập nghiệp, chị cười kể tiếp, sau nhiều năm làm nhà nước, chị xin về nghỉ hưu sớm, để gây dựng Hợp tác xã kinh doanh, mua bán thủy sản ngay trên dòng sông Đà tại khu vực huyện Tân Phong tỉnh Lai Châu. Hiện chị Vũ Thị Hạnh Lợi đang Chủ nhiệm HTX Hạnh Lợi, huyện Quỳnh Nhai.

Chị Lợi kể, sau khi thủy điện Sơn La đóng cửa đập, chị chuyển sang nuôi cá đặc sản ở Lai Châu, nhưng hiệu quả không cao. Sau nhiều tháng ngày trăn trở, chị đã tìm hiểu những mô hình nuôi cá tầm của một số DN trong và ngoài tỉnh học tập kinh nghiệm. Tiếp đó, qua sưu tầm tài liệu trên sách báo, qua các trang mạng, và đặc biệt nhờ được tham gia nhiều cuộc Hội thảo do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) về nuôi cá tầm trong lòng hồ thủy điện, chị Lợi đã quyết tâm chuyển hướng tập trung vào nuôi cá tầm quy mô lớn.

Nghĩ là làm, trước tiên chị đau đáu tìm địa điểm thích hợp để nuôi được cá tầm. Khi đến khu vực chân cầu Pá Uôn huyện Quỳnh Nhai, thấy mặt nước rộng mênh mông, nước sâu và trong xanh, cộng thêm nhiệt độ quá lý tưởng, chị Lợi biết mình đã gặp được nơi muốn tìm nên quyết định đưa toàn bộ bè cá từ Lai Châu xuôi dòng xuống xây dựng mô hình trang trại nuôi cá tầm tại Sơn La.

Thành công bước đầu

Sau khi đầu tư hơn ba tỷ đồng chuẩn bị cơ sở, ngày 22-11-2011 chị Lợi thả lứa cá đầu tiên 2.200 cá giống mua từ Trung tâm Giống Thủy sản Thác Bạc (Lào Cai) trực thuộc Viện nghiên cứu NTTS 1 và công ty Việt Đức ở Sapa cung cấp. Nhưng hơn 120 triệu đồng tiền cá giống đã gần như mất trắng do chưa có kinh nghiệm. Chị đã mua cá giống quá nhỏ (120 con/kg), mắt lưới lồng nuôi lại to, nên cá xổng ra nhiều, còn lại khoảng 300 con, nuôi đến hơn 1kg/con cũng bị bắt trộm gần hết.

Không nản, được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và giúp đỡ của các chuyên gia VASEP, đầu năm 2012, chị tiếp tục mua 1.500 cá giống về thả, rút kinh nghiệm, lần này chị mua con giống lớn hơn, với giá con giống to hơn (80 nghìn đồng/con) và đầu tư lưới chất lượng cao, thuê người bảo vệ, nên lứa cá thứ hai đã phát triển rất tốt, không chết con nào.

Đến tháng 4 và tháng 5 vừa rồi, chị tiếp tục mở rộng khu bè nuôi và thả thêm 1.500 con nữa. Khi mới nuôi theo quy trình kỹ thuật mới, không ít người dân tò mò đến xem và họ ngạc nhiên khi thấy cách nuôi cá tầm khác hẳn với thả cá thông thường. Đến nay, lứa cá thả đầu năm đã có trọng lượng từ 3,5 – 4kg/con, bán được giá 350 nghìn – 400 nghìn đồng/kg. Ngoài ra, mới đây HTX Hạnh Lợi còn xây dựng nhà nổi 1.000m2 để phục vụ khách tham quan, du lịch, kết hợp dịch vụ bán thức ăn và thuốc thú y cho người nuôi cá. Tới đây, VASEP sẽ hỗ trợ HTX làm lồng nuôi mới, hiện đại, chất lượng tốt, độ bền cao, hình thức đẹp. HTX Hạnh Lợi của chị ở xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai hiện có bốn công nhân, còn tạo việc làm cho gần chục người dân địa phương, với mức thu nhập trung bình ba triệu đồng/người/tháng.

Yêu cá hơn con

Chị Lợi chia vui thêm: "Các con bảo tôi là thân làm tội đời, yêu cá còn hơn thương con. Nhiều người còn bảo tôi điên, ngoài 50 tuổi, nhà cao cửa rộng, kinh tế đàng hoàng, lẽ ra chỉ việc ở nhà chơi với cháu, giờ ra đây chăm sóc đàn cá, để rồi chìm nổi không yên cũng vì đàn cá". Nói vui là vậy, nhưng tôi biết chị rất đắm đuối với nghề này. Chị cho biết, những lứa cá dưới bè sẽ nuôi lớn để mọi người dân tham quan, học tập để nhân rộng mô hình nuôi cá tầm trong lồng bè trên hồ thủy điện.

Chị mộc mạc nói: "Tôi coi vùng cao Tây Bắc đây là quê hương thứ hai của mình. Nhận thấy sau khi xây dựng thủy điện có quá nhiều người dân tộc, trong đó có cả bạn bè, anh chị em của mình không có một kế sinh nhai nào, tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với những người tâm huyết với nghề nuôi cá tầm này, mong con cá tầm sẽ giúp mọi người thoát nghèo, có của ăn của để".

Trước khi chia tay tôi hôm 18-11-2012, chị báo tin vui: "Hiện cá thả đợt đầu của tôi đã nặng khoảng 3kg/con, bán giá 300 nghìn đồng/kg, mà không có mà bán vì, chỉ bán cho các nhà hàng nổi tiếng trên Sơn La cũng không có đủ hàng".

Chị Lợi cũng khoe, cái nhà hàng vừa mở hơn một tháng nay đã rất đông khách tới ăn cá tầm. Mỗi cái lẩu cá tầm, chị bán từ 400 đến 500 nghìn thì mỗi ngày cũng thu được vài triệu tiền lãi. Đến nay chị đã thả đợt cá thứ sáu với 24 lồng, tổng cộng hơn 3000 con giống kể từ ngày từ 22-11-2011.

Trả lời tôi về dự định tương lai, chị Lợi nói: "Tới đây tôi sẽ thả thêm 20 lồng nữa là tổng cộng thành 45 lồng, tôi thấy vui lắm chú à".

XUÂN BÁCH

Source Article from http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/chuy-n-lam-n/ng-i-u-tien-nuoi-ca-t-m-tren-h-th-y-i-n-s-n-la-1.379154



Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Thủy điện Sơn La trước ngày khánh thành - Đài Tiếng Nói Việt Nam


Sau 7 năm thi công, công trình thủy điện Sơn La lớn nhất khu vực Đông Nam Á, gồm 6 tổ máy với công suất 2.400 MW, sẽ khánh thành cuối tháng 12 này. Công trình không chỉ cung cấp nguồn điện năng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Bắc, mà còn góp phần chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa kiệt cho cả vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Trên thượng lưu của đập Nhà máy thủy điện Sơn La thời điểm này, lòng hồ rộng thênh thang, đảm bảo nguồn nước cho việc phát điện cả 6 tổ máy. Ngày 26/9 vừa qua, tổ máy số 6 – tổ máy cuối cùng của Nhà máy thủy điện Sơn La, đã chính thức phát điện hòa lưới điện quốc gia, thời khắc này đã đánh dấu bước cuối cùng của toàn bộ giai đoạn lắp máy.

Theo như kế hoạch ban đầu, phải đến 3 năm nữa, công trình thủy điện Sơn La mới có thể khánh thành, nhưng thời gian đó đã được những người thợ xây dựng thủy điện vượt qua để đem lại lợi ích 1,5 triệu USD cho Nhà nước.



Toàn cảnh Công trường Xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La nhìn từ phía hạ lưu những ngày thi công

Ông Thái Phụng Nê, phái viên Chính phủ, Phó Ban chỉ đạo Nhà nước dự án thủy điện Sơn La – Lai Châu cho biết: Để có được kết quả như hôm nay, đó là cả sự phấn đấu rất bền bỉ, cố gắng hết sức của tập thể những người tham gia vào việc xây dựng, lắp máy và đưa tổ máy vào làm việc. Phải nói họ có quyết tâm rất cao để thực hiện bằng được tiến độ mà Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt".

Ngược dòng thời gian, năm 2005, công trình thủy điện Sơn La chính thức khởi công, một khối lượng công việc đồ sộ với 6 tổ máy, mỗi tổ máy 400 MW. Trên công trường thường xuyên có 8.000 đến 10.000 người làm việc, những lúc cao điểm đã lên tới 15.000 người.

Để có công trình thế kỷ này, những người thợ ở đây phải đào hơn 16 triệu m3 đá, xúc vận chuyển trên 20 triệu m3 đất đá, đầm 2 triệu m3 đất nền, đổ gần 6 triệu m3 bê tông (trong đó có 2,7 triệu m3 bê tông đầm lăn), lắp đặt trên 115.000 tấn thiết bị. Tất cả những phần việc đó đã được hoàn thành sau 7 năm thi công miệt mài không kể ngày đêm, mưa nắng. Giờ đây thì một công trình thủy điện hoành tráng đã sừng sững giữa núi đồi Tây Bắc.

Tại phòng điều khiển trung tâm của Công ty thủy điện Sơn La, 15 kỹ sư đang miệt mài với công việc của mình. Anh Đinh Thanh Hiện, ca trưởng cho biết: Tại đây sẽ theo dõi toàn bộ hoạt động của Nhà máy, từ việc phát điện của các tổ máy, giám sát độ an toàn tại các bộ phận, đến các hoạt động xung quanh Nhà máy. Công việc đòi hỏi sự tỷ mỷ, chính xác nên anh em trong phòng luôn làm việc theo phương châm "3 ca, 5 kíp".

Tính đến thời điểm này, thủy điện Sơn La đã phát lên lưới điện quốc gia gần 12.000 tỷ KWh điện, nộp ngân sách cho 3 tỉnh Sơn La- Điện Biên- Lai Châu và quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trên 1.200 tỷ đồng. Đây là nguồn đóng góp đáng kể, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh trong vùng dự án.

Để chuẩn bị cho ngày khánh thành Nhà máy, ngoài việc vận hành ổn định 6 tổ máy hiện nay, Ban quản lý Nhà máy thủy điện Sơn la, Công ty Thủy điện Sơn La, các đơn vị thi công đang hoàn thiện các công việc cuối cùng như: chỉnh trang cổng chào, tuyến đường đi vào Nhà máy, hoàn thiện bức phù điêu lớn trước cổng nhà máy khắc họa lại khung cảnh cuộc sống người dân vùng tái định cư thủy điện Sơn La, đến quá trình xây dựng Nhà máy…

7 năm, một sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của những người thợ xây dựng thủy điện Sơn La để thi công hoàn thành một công trình thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với 6 tổ máy, công suất 2.400MW là điều đáng ghi nhận và trân trọng.

Con số tiết kiệm 1,5 triệu USD cho việc vượt tiến độ 3 năm càng làm cho chúng ta tự hào và khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ, công nhân Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng thủy điện./.

Source Article from http://vov.vn/Xa-hoi/Thuy-dien-Son-La-truoc-ngay-khanh-thanh/237029.vov



Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Sơn La kỷ niệm 60 năm giải phóng - Đài Tiếng Nói Việt Nam


Sáng nay (22/11), tỉnh Sơn La kỷ niệm 60 năm giải phóng (22/11/1952 – 22/11/2012). Dự Lễ kỷ niệm có đại diện Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Quân khu II; lãnh đạo các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh Sơn La.

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như công cuộc đổi mới đất nước.

Trong đó, nhờ đổi mới cách nghĩ, cách làm, năng động sáng tạo, từng bước xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nên đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc ngày càng được nâng lên.

Năm 2011, tổng sản phẩm GDP của tỉnh đã đạt 4.900 tỷ đồng, tăng trên 12% so với năm trước; tiền thu ngân sách tại địa phương đạt 1.300 tỷ đồng; số hộ nghèo giảm mạnh so với trước.

Phát huy các kết quả đạt được, trong thời gian tới, tỉnh Sơn La xác định tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, phấn đấu GPD bình quân đầu người năm 2015 đạt 1.200 USD; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trọng tâm là công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng và phát triển nông thôn mới.

Ông Nguyễn Ngọc Toa, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La cho biết: "Sơn La tiếp tục phát huy cao nhất sức mạnh đoàn kết của nhân dân các dân tộc để triển khai có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh cả về vật chất và tinh thần, truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc. Quan tâm sâu sắc đến việc xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, đặc biệt là chú ý xây dựng hệ thống chính trị, đào tạo đội ngũ cán bộ từ cấp tổ bản cho đến xã phường. Đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, đi đôi với tăng cường xây dựng các khu vực phòng thủ vững chắc, đảm bảo quốc phòng an ninh"./.

    Source Article from http://vov.vn/Xa-hoi/Son-La-ky-niem-60-nam-giai-phong/236920.vov



    Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

    Một bản tái định cư ở Sơn La 23 năm chưa có điện - Vietnam Plus


    Ông Lường Văn Hoài, Trưởng bản Tường Cơi, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn
    La bức xúc cho biết đã 23 năm, kể từ khi đồng bào rời chuyển bản về nơi ở mới,
    nhường lại đất để làm hồ chứa nước thủy điện Hòa Bình nhưng đến nay, bản vẫn
    chưa có điện.


    Điều đáng nói là bản chỉ cách Trạm biến áp Ngã ba Mường Cơi gần 1km.


    Cử tri đã kiến nghị, phản ánh nhiều lần lên các cấp chính quyền ở địa phương và
    ngành điện.


    Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Ổn định đời sống dân cư, phát triển kinh tế xã hội
    vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2011-2015," theo
    đó Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La đã thành lập Ban chỉ đạo 1460 của tỉnh và đôn đốc
    chỉ đạo các ngành, huyện triển khai thực hiện đề án đến người dân của 5 huyện
    Phù Yên, Mường La, Mộc Châu, Bắc Yên, Mộc Châu thuộc vùng được hưởng lợi từ đề
    án.


    Mòn mỏi mong có điện, một số hộ dân ở bản Tường Cơi đã tự góp tiền để đấu nối
    kéo điện từ trạm biến áp Ngã ba Mường Cơi về bản. Tuy nhiên, ánh sáng điện chập
    chờn, bà con lại phải chịu giá điện cao 2.300 đồng/kW, trong khi giá điện quy
    định của ngành điện tại xã Mường Cơi là 1.300 đồng/kW./.

    Source Article from http://www.vietnamplus.vn/Home/Mot-ban-tai-dinh-cu-o-Son-La-23-nam-chua-co-dien/201211/169127.vnplus



    WB tài trợ Việt Nam xây dựng thủy điện Trung Sơn - Đài Tiếng Nói Việt Nam


    Ngày 20/11, tại Hà Nội, ông Ngô Việt Hải – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (đơn vị chủ đầu tư) cho biết, thủy điện Trung Sơn là dự án thủy điện đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB).

    Thủy điện Trung Sơn được xây dựng trên dòng sông chính sông Mã, thuộc địa phận xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lòng hồ thủy điện thuộc địa phận các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Thanh Hóa, và huyện Mộc Châu (Sơn La), đuôi lòng hồ cách biên giới Việt Lào khoảng 9,5 km. 


    Ông Hải cũng cho biết, thủy điện Trung Sơn là một dự án đa mục tiêu, vừa cung cấp điện vừa kiểm soát lũ. Đây là công trình thủy điện điển hình về quy mô trung bình, có quá trình nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng từ năm 2013.

    Thủy điện Trung Sơn tuân thủ theo các quy tắc thực hành tốt của quốc tế về khảo sát, thiết kế kỹ thuật, phân tích các phương án chọn lựa, giám sát và đặc biệt là các tính toán đa dạng nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe về môi trường, xã hội và an toàn hồ đập.

    Đặc biệt, thủy điện Trung Sơn có bổ sung một số hạng mục để tăng mức độ an toàn như đập tràn sự cố, bảo vệ đập và nhà máy trong trường hợp lũ lớn nhất có thể xảy ra, đập chịu được mức độ động đất cấp 8 với cường độ lên tới 6,07 độ richter.

    Đại diện chủ đầu tư còn cho biết thêm, dự án thủy điện Trung Sơn được áp dụng 8/10 chính sách an toàn của WB và được xem là dự án cho chi phí điện năng thấp nhất từ trước tới nay.

    Theo thỏa thuận đã kí kết, WB sẽ tài trợ không hoàn lại 1 triệu USD cho thủy điện Trung Sơn, đồng thời dành 28 triệu USD cho việc cải thiện cuộc sống và sinh kế cho khoảng 10.600 người chịu tác động trực tiếp và gián tiếp từ dự án./.

      Source Article from http://vov.vn/Kinh-te/WB-tai-tro-Viet-Nam-xay-dung-thuy-dien-Trung-Son/236692.vov



      Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

      Linh vật huyền bí nhất Tây Bắc vào tay người ngoại đạo - Zing News


      Những ngày lang thang tìm tung tích về linh vật hi đán, khuây đán ở Mường La, Sơn La, tôi được một người bạn tiết lộ về một truyền nhân ngoại đạo của hi đán, khuây đán. Đây cũng là người sở hữu chiếc khuây đán (bộ phận sinh dục nam) đơn độc duy nhất ở miền Tây Bắc.

      Truyền nhân ngoại đạo của khuây đán tên là Giang Trịnh Tuân ở xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.


      Khuây đán đẹp và độc nhất Tây Bắc


      Trong quá trình tìm hiểu thông tin về khuây đán, hi đán tôi thấy rằng nguồn gốc của tập tục nuôi khuây đán, hi đán tập trung ở đồng bào dân tộc Thái đen, còn những người Thái trắng thậm chí không ai biết về linh vật kỳ lạ này.

      Đã hàng trăm năm trôi qua, những bộ khuây đán, hi đán chỉ ở với nguời Thái đen, nhưng cách đây gần một năm, truyền thống này đã bị phá vỡ bởi một truyền nhân ngoại đạo người dân tộc Kinh tên là Giang Trịnh Tuân với việc có trong tay chiếc khuây đán đơn độc và đẹp vào loại bậc nhất miền Tây Bắc.

      Gặp chúng tôi, Giang Trịnh Tuân không giấu được niềm tự hào khi mình là chủ nhân của chiếc khuây đán duy nhất ở chốn thâm sơn cùng cốc. Tuân kể: “Quê gốc của mình ở Thái Thụy, Thái Bình, gia đình mình lên đây định cư từ khi mình mới sinh ra, lớn lên mình làm bạn với đám thanh niên dân tộc Thái, Mông… ở vùng sơn cước. Lúc vào độ tuổi choai choai, mình theo đám thanh niên lang thang tới tận Sơn La đi chơi. Nghe đám thanh niên đồn thổi nhau về một linh vật tên là khuây đán, hi đán khiến mình hết sức tò mò.


      Sau nhiều lần đi chơi lên Sơn La mình để ý thấy ở khu vực Ngọc Chiến, Pí Tòng có người sở hữu bộ linh vật huyền bí này, rồi mình đến xin chủ nhân cho xem nhưng bất thành. Vài năm sau đó, thỉnh thoảng mình vẫn theo đám thanh niên lên Mường La, Sơn La đi tán gái, một hôm máu tò mò nổi lên, mình vét hết tiền trong túi ra mua hoa quả và đặt tiền cho chủ nhân bộ khuây đán, hi đán để được xem dù chỉ một lần trong đời.


      Ngần ngại mãi, cuối cùng chủ nhân cũng cho xem. Mình sững sờ khi nhìn thấy bộ khuây đán, hi đán quá đẹp, bộ này có cả hai tinh hoàn và dương vật dài khoảng 14cm như của người bình thường, còn hi đán cũng như là của người con gái… Từ đây mình bất chợt nảy ra ý tưởng gạ mua lại bộ khuây đán, hi đán này nhưng chủ nhân của nó không bán”.



      Giang Trịnh Tuân - chủ nhân ngoại đạo của khuây đán.
      Giang Trịnh Tuân – chủ nhân ngoại đạo của khuây đán.

      Linh vật chỉ “sống” với người cầm đầu ma


      Theo Giang Trịnh Tuân thì tất cả chủ nhân trước đây của khuây đán, hi đán đều là những người cầm đầu ma (thầy mo). Khi người cầm đầu ma này chết đi thì truyền linh vật lại cho con, cháu trong gia đình. Nếu như những người trong gia đình, dòng họ không hợp với bộ linh vật này thì nó sẽ tìm đến chủ nhân mới hoặc nó tự “chết” (không phát huy tác dụng trong chữa bệnh, làm phép bùa yêu hoặc tự nó sẽ phân hủy).


      Như bén duyên với linh vật khuây đán, hi đán, đầu năm 2012 Giang Trịnh Tuân bắt gặp một người thanh niên dân tộc Thái tên là Lù Văn Tom ở xã Pí Tòng huyện Mường La đem khuây đán sang Văn Chấn, Yên Bái đi chơi. Thấy vậy Giang Trịnh Tuân liền gạ đổi một chiếc xe máy giá gần 20 triệu cùng gần chục triệu tiền mặt nhưng Tom nhất quyết không bán.


      Bỗng vào một buổi trưa tháng 2/2012, Tuân bất ngờ khi thấy Tom xuất hiện trước cửa nhà mình, Tom bảo: “Tao bán cho mày cái khuây đán”, nói rồi, Tom lôi khuây đán ra niệm chú rằng: “Từ nay người này là chủ nhân mới của mày, nó bảo gì mày phải nghe và giúp đỡ nó″. Sau đó Tom đổi với Giang Trịnh Tuân một chiếc xe máy giá 18 triệu đồng.


      Tuân chia sẻ: “Chuyện sở hữu linh vật khuây đán với mình như một giấc mơ, mình đã khao khát có vật thiêng này từ lâu lắm rồi. Trước đây, bố của Tom nắm đầu ma nên ông giữ được khuây đán, đến đời Tom không ai nắm đầu ma nữa, người trong nhà không ai bén duyên với khuây đán nên nó đi tìm chủ nhân mới”.



      Cận cảnh chiếc khuây đán đơn độc duy nhất ở miền Tây Bắc.
      Cận cảnh chiếc khuây đán đơn độc duy nhất ở miền Tây Bắc.

      Khuây đán giá 400 triệu đồng


      Tuân kể: “Chuyện mình mua được chiếc khuây đán đơn độc duy nhất miền Tây Bắc đã khiến nhiều người tò mò. Nhiều người bảo là dại vì bỗng dưng đem chiếc xe gần 20 triệu đồng đi đổi lấy hòn đá bằng cái cán dao, có người thì ngần ngại bảo không nên ở với linh vật của người Thái vì nó có tác dụng như một thứ bùa yêu, biết đâu mình máu lên đi tán gái lại làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

      Cứ lời qua tiếng lại như thế, chỉ vài tháng sau khi mua khuây đán thì tin đồn này lan ra khắp xã, nhiều người đến đòi xem nhưng mình không đồng ý, mình tuân theo lời dạy của chủ nhân cũ của chiếc khuây đán là không nên cho nhiều người xem, nhất là đối với người lạ”.


      Tin tức về chiếc khuây đán mà Tuân sở hữu lan nhanh hơn, khi một đoàn khách du lịch từ Hà Nội đi ngang qua, nhiều người hỏi xem nhưng anh nhất quyết khước từ. Đến tháng 8/2012 có một đôi vợ chồng đi xe ô tô từ Hà Nội lên và nói thẳng là muốn mua lại chiếc khuây đán, Tuân bảo không bán, nhưng hai người khách lạ cứ nhất quyết đòi mua và bảo Tuân cứ ngả giá, bao nhiêu cũng mua.

      Sau một hồi thuyết phục, hai người khách lạ trả giá ban đầu là 400 triệu đồng, nếu Tuân bán thì họ trả tiền luôn, nếu bán với giá cao hơn thì phải chờ họ một hôm để đi rút tiền trả.


      Tuy nhiên, Tuân bảo là không thể bán: “Họ có ngả giá cả tỷ đồng mình cũng không bán, mình đã ở với linh vật này gần một năm trời, mình cảm nhận như khuây đán có linh hồn như người thật, nhất là mỗi khi gặp sự cố ốm đau, chuyện quan hệ vợ chồng… cứ dùng đến khuây đán là phát huy tác dụng ngay. Mình nghĩ nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình nên không thể bán”.

      Theo Kiến Thức

      Source Article from http://news.zing.vn/xa-hoi/linh-vat-huyen-bi-nhat-tay-bac-vao-tay-nguoi-ngoai-dao/a286142.html



      Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

      Khi con “ếch” về bản - Đài Tiếng Nói Việt Nam


      Sơn La hiện là địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS thuộc “tốp 10″ của cả nước. Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp tích cực, song số trường hợp nhiễm mới, số bệnh nhân AIDS, cũng như số bệnh nhân tử vong do AIDS trên địa bàn tỉnh Sơn La vẫn không ngừng gia tăng. Đáng chú ý là HIV/AIDS đang lan mạnh tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

      HIV/AIDS về bản

      Cái tin vợ chồng chị Lò Thị Đôi ở xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu mắc HIV nhanh chóng lan truyền, khiến nhiều người ở bản không khỏi bàng hoàng. Là hoa khôi của bản, gạt sang bên hàng tá người theo đuổi, chị và anh kỹ sư xây dựng điển trai gốc thành phố Sơn La mới về làm việc ở huyện kết duyên chưa được bao lâu, những tưởng tương lai, hạnh phúc đang chờ đón phía trước, nay bỗng dưng sụp đổ tất cả vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

      HIV/AIDS là cụm từ tương đối xa lạ với bà con dân bản nơi đây. Ai cũng từng nghe, nhưng cứ nghĩ nó ở xa lắm, nên không mấy để ý. Nay "con ếch" bỗng dưng xuất hiện ở bản, nên ai cũng ngỡ ngàng. Ngay với cả chị Đôi, chồng con cứ đau ốm liên miên, khi đi khám và xét nghiệm, được thông báo cả nhà dương tính với HIV – hậu quả sau những cuộc vui không có điểm dừng khi chồng đi làm xa nhà, chị vẫn không tin dù đó là sự thật.

      Trường hợp của chị Đôi không phải là hy hữu ở Sơn La. Bởi trước đây, mặc dù lây lan mạnh, nhưng HIV chỉ tập trung chủ yếu ở vùng thành phố, thị trấn, nhưng nay đã lan sâu về vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

      Thống kê đến hết tháng 10 vừa qua, HIV/AIDS đã có mặt ở 86% trong tổng số 204 xã, phường ở tỉnh. Nguyên nhân là do nhận thức của bà con về căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS còn hạn chế; có người thì chủ quan không biết mình mắc bệnh, có người thì biết nhưng giấu không cho gia đình, người thân biết vì sợ bị xa lánh, kỳ thị.

      Cần đầu tư cho công tác tuyên truyền

      Trước thực trạng này, cấp ủy, chính quyền các địa phương ở Sơn La đã xác định đẩy mạnh việc truyền thông phòng chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh thế kỷ này.

      Anh Lò Văn Thành, nhân viên văn hóa bản Lả Mường, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp cho biết: "Tôi được giao nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở bản chú trọng tuyên truyền để bà con hiểu rõ tác hại của ma túy, HIV/AIDS để ai cũng có ý thức đề phòng, nhất là phải tránh xa nó. Việc  tuyên truyền được chúng tôi thực hiện thông qua các buổi họp bản; cả những lúc đi làm nương, làm ruộng… Nói chung lúc nào cũng nhắc nhau phải chú ý không để HIV/AIDS về bản, bởi vì như thế mọi sự sẽ rất phức tạp".

      Tuy nhiên, việc tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS ở mỗi vùng, mỗi địa phương chỉ từ hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn của mỗi cán bộ, bởi thực tế, số cán bộ chuyên trách công tác phòng chống HIV/AIDS ở cấp cơ sở hầu như không có.

      Ngay cả Khoa truyền thông của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh cũng chỉ có 4 cán bộ; cấp huyện thì chỉ có 1 y sỹ là cán bộ của Khoa giám sát dịch tễ, Trung tâm Y tế huyện kiêm nhiệm làm công tác phòng chống HIV. 

      Ông Đàm Văn Hưởng, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La cho biết, lực lượng có năng lực để truyền thông về HIV/AIDS vẫn còn quá mỏng, quá ít và còn thiếu kiến thức để thực hiện nhiệm vụ này. "Tôi nghĩ rất cần đầu tư đào tạo đội ngũ giảng viên, đội ngũ tuyên truyền viên của tuyến tỉnh, tuyến huyện, sau đó, đội ngũ này sẽ thực hiện truyền thông ở tất cả các xã, các thôn bản… Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cần có lộ trình tăng dần đầu tư cho công tác phòng chống HIV/AIDS", ông Hưởng đề xuất.

      Đến nay, Sơn La là địa phương trong tốp 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao trong cả nước, với trên 8.700 ca, trong đó số bệnh nhân đã tử vong hơn 2.400 trường hợp. HIV/AIDS đã có mặt ở 176 trong tổng số 204 xã, phường ở tỉnh.

      Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số thống kê qua công tác xét nghiệm mà ngành y tế nắm được. Do vậy, nếu công tác truyền thông không được đẩy mạnh, nhận thức của người dân về HIV/AIDS chưa nâng cao, thì nguy cơ lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này ở Sơn La vẫn đầy tiềm ẩn./.

      Source Article from http://vov.vn/Xa-hoi/Khi-con-ech-ve-ban/236440.vov



      Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

      Một bản tái định cư ở Sơn La 23 năm chưa có điện - Thanh Tra


      Điều đáng nói là bản chỉ cách Trạm biến áp Ngã ba Mường Cơi gần 1km.


      Cử tri đã kiến nghị, phản ánh nhiều lần lên các cấp chính quyền ở địa phương và ngành điện.


      Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Ổn định đời sống dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2011-2015," theo đó Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La đã thành lập Ban chỉ đạo 1460 của tỉnh và đôn đốc chỉ đạo các ngành, huyện triển khai thực hiện đề án đến người dân của 5 huyện Phù Yên, Mường La, Mộc Châu, Bắc Yên, Mộc Châu thuộc vùng được hưởng lợi từ đề án.


      Mòn mỏi mong có điện, một số hộ dân ở bản Tường Cơi đã tự góp tiền để đấu nối kéo điện từ trạm biến áp Ngã ba Mường Cơi về bản. Tuy nhiên, ánh sáng điện chập chờn, bà con lại phải chịu giá điện cao 2.300 đồng/kW, trong khi giá điện quy định của ngành điện tại xã Mường Cơi là 1.300 đồng/kW./.

      Source Article from http://www.thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/61277/temidclicked/34/seo/Mot-ban-tai-dinh-cu-o-Son-La-23-nam-chua-co-dien/Default.aspx



      Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

      TP.Sơn La (Sơn La): Khơi nguồn nội lực để tăng trưởng - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam


      Sôi động phố núi


      Ở thành phố miền núi, nên người dân Sơn La vẫn chủ yếu làm nông nghiệp, nhưng nghề nông ở thành phố này cũng có nhiều nét mới hơn so với các huyện khác trong tỉnh, đó là sự đa dạng hoá ngành nghề theo hướng sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường. Kề sát bên các công sở, nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư là ruộng lúa, vườn rau, ao cá, vườn hoa, trang trại chăn nuôi…


      Cư dân của thành phố gồm nhiều dân tộc anh em cùng chung sống: Thái, Kinh, Mông… quần tụ dọc theo con suối Nậm La và quanh những chân núi hùng vĩ. Sự đa dạng ấy đã tạo nên sự sôi động riêng có của phố núi này.

       

      Ông Quàng Văn Lâm cho biết: "TP.Sơn La có Quốc lộ 6 chạy qua, là huyết mạch quan trọng nối liền với nhiều tỉnh Tây Bắc nên cũng tạo đà cho kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, thành phố cũng có nhiều chính sách, giải pháp thích hợp để kích cầu kinh tế, khơi nguồn nội lực trong nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội tăng trưởng nhanh hơn".


      Theo ông Lâm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang được TP.Sơn La quan tâm đầu tư. Hàng ngàn hộ dân đã chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp. Hàng ngàn ha đất sản xuất hiệu quả thấp đã chuyển đổi sang làm trang trại chăn nuôi, trồng cà phê, cây ăn quả, rau xanh, hoa tươi…


      Xắn tay xoá nghèo


      Bên vườn cà phê xanh mướt mắt, anh Cà Văn Liên- chủ trang trại cà phê ở xã Chiềng Đen, TP.Sơn La cho biết: "Đất Chiềng Đen này trước đây nghèo nhất thành phố bởi vừa xa trung tâm, giao thông khó khăn, khí hậu lại khắc nghiệt. Nhưng bây giờ đời sống của bà con đã khá lên nhiều nhờ vào chuyển đổi cây trồng – vật nuôi. Ngoài những khoản hỗ trợ của Nhà nước thì người dân cũng mạnh dạn đầu tư từ nguồn vốn chắt chiu của mình để gây dựng nguồn thu. Nhà tôi cũng bỏ ra 5-6 năm đầu tư mới được hơn 1ha cây cà phê và cây ăn quả. 3 năm gần đây, thu nhập đã đạt mức bình quân gần 100 triệu đồng/năm". Nhiều hộ trong xã Chiềng Đen đã bỏ hẳn trồng cây ngắn ngày hiệu quả thấp trên nương để chuyển sang trồng cây lâu năm, cây giống mới hoặc trồng rừng kinh tế…

      "Nhà nước và nhân dân cùng vào cuộc thì cuộc sống sẽ sớm thay đổi".


      Đưa chúng tôi đi thăm mấy ha cây dó bầu đã vào giai đoạn cấy trầm, anh Lò Văn Pâng – nông dân giỏi ở bản Hìn, phường Chiềng An tâm sự: "Trước đây, đất này chỉ trồng ngô nhưng khô cằn nên năng suất thấp lắm. Thấy thành phố khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cân đối lại thu nhập của gia đình thấy đảm bảo cuộc sống nên tôi mạnh dạn đưa cây dó bầu vào trồng. Bây giờ thì vườn dó bầu này đã có giá trị nhiều tỷ rồi. Dân bản Hìn bây giờ cũng không còn hộ đói nữa, hộ nghèo giảm nhanh lắm nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự chuyển biến trong nhận thức, đầu tư của chính họ".


      Chỉ vườn hồng đang ra hoa nụ đỏ rực, ông Đỗ Văn Thưởng – Chủ nhiệm hợp tác xã hoa tươi ở bản Ái, xã Chiềng Xôm, TP.Sơn La, bảo: "Chỉ tính riêng xã Chiềng Xôm đã có gần 20ha đất lúa, đất nương chuyển sang trồng hoa, cho thu nhập cao gấp 7-10 lần trồng lúa. Hoa ở đây đẹp nên thị trường Hà Nội và các tỉnh khác cũng rất ưa chuộng. Việc chuyển đổi sản xuất được thành phố tạo nhiều điều kiện thuận lợi nên người dân rất hưởng ứng".


      Theo Dân Việt

      Source Article from http://www.kientrucvietnam.org.vn/Web/Content.aspx?zoneid=215&distid=41455



      Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

      Sơn La bắt nóng vụ mua bán, vận chuyển 2.390 viên ma túy - Đài Tiếng Nói Việt Nam




      Ma túy tổng hợp

      Thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh về mở đợt cao điểm tấn công, truy quét tội phạm ma túy trên địa bàn toàn tỉnh, vào hồi 8h30' ngày 14/11/2012, tổ công tác của Công an huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La phối hợp với Phòng 5 – C68 Cục Cảnh sát đường Sông – Bộ Công an làm nhiệm vụ trên quốc lộ 37 thuộc địa phận thị trấn Phù Yên, tỉnh Sơn La đã phát hiện và bắt quả tang  ba đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, thu một lượng lớn viên nén ma túy tổng hợp.

       Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Ly Seo Say, sinh năm 1980; Giàng A Phềnh, sinh năm 1975, cùng trú tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và Vàng A Páo, SN 1980, trú tại Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. 

      Tiến hành kiểm tra 2 xe mô tô BKS 24K5-9506 và 48F5-4526 của 3 đối tượng, tổ công tác đã phát hiện tại bầu lọc gió của 2 xe mô tô có 4 bọc ni lon màu xanh, bên trong chứa 2.390 viên nén ma túy tổng hợp, 3,6 triệu đồng, 2 điện thoại di động cùng một số vật chứng liên quan khác.

      Qua đấu tranh khai thác, ba đối tượng đã khai nhận cùng nhau gom được hơn 80 triệu đồng để mua ma túy. Chúng đi trên 2 xe máy từ Lào Cai, xuống Yên Bái, vào Phù Yên và đến địa bàn huyện Mộc Châu giáp biên giới Việt – Lào để mua ma túy chuyển về Lào Cai tiêu thụ, nhưng đang trên đường di chuyển thì bị lực lượng Công an bắt giữ.

      Vụ án đang được Công an huyện Phù Yên mở rộng điều tra, làm rõ./.

        Source Article from http://vov.vn/Phap-luat/Son-La-bat-nong-vu-mua-ban-van-chuyen-2390-vien-ma-tuy/235994.vov



        Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

        Mạng lưới y tế cơ sở ở Sơn La còn nhiều bất cập - Nhân Dân


        Chồng chất khó khăn

        Từ thị trấn huyện Mường La, theo con đường cấp phối khoảng hai km, chúng tôi ghé thăm trạm y tế xã Ít Ong, cách đại công trình thủy điện Sơn La chỉ vài “con dao quăng”. Trạm y tế xây theo mô hình cũ cách đây mười năm, cho nên từ phòng làm việc của cán bộ, nhân viên đến phòng sinh đẻ chỉ rộng từ tám đến  mười m2. Hai buồng lưu người bệnh cũng chật chội và ẩm thấp, được đặt ở dãy nhà nhỏ lợp ngói, tường đất xiêu vẹo. Dụng cụ, thiết bị chẳng có gì ngoài bộ khám bệnh thông thường, cho nên người bệnh nào bị nhức đầu, hay đau bụng, trạm cũng đã phải giới thiệu chuyển lên bệnh viện huyện. Cách đây sáu năm, nhằm phục vụ, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho hơn mười nghìn cán bộ, công nhân thi công xây dựng công trình thủy điện Sơn La, Bệnh viện đa khoa Mường La được đầu tư xây dựng. Khi chúng tôi đến thăm, điều dễ nhận ra là gạch lát trong một số buồng bệnh và hành lang phần lớn ở các tầng đều bị bong tróc. Ðiều đáng nói là, theo quy định, Khoa Truyền nhiễm trong một bệnh viện phải bố trí ở một khu biệt lập, nhưng ở Bệnh viện đa khoa Mường La, do thiếu phòng nên đành sắp xếp bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm ở chung với các khoa khác. Giám đốc bệnh viện, bác sĩ Mai Ngọc Hà cho biết: Chúng tôi mong muốn Trung tâm y tế huyện sớm xây dựng ở địa điểm mới, để có thêm diện tích cho các hoạt động của bệnh viện; chứ như lâu nay biên chế bệnh viện 100 giường bệnh nhưng thường xuyên có 150 trường hợp nằm điều trị.

        Sơn La là tỉnh miền núi vùng cao Tây Bắc, có diện tích tự nhiên hơn 14 nghìn 174 km2, lớn thứ hai cả nước với số dân hơn 1,1 triệu người (bao gồm 12 dân tộc anh em cùng chung sống). Không kể có 250 km đường biên giới với nước bạn Lào, địa hình của Sơn La bị chia cắt hết sức phức tạp bởi núi cao, vực sâu, suối lạch chằng chịt. Toàn tỉnh vẫn còn năm huyện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo ở mức gần 40%. Ðã qua thời kỳ còn không ít xã vùng cao, biên giới thuộc các huyện Bắc Yên, Thuận Châu, Sông Mã, Quỳnh Nhai “trắng” về y tế; các bệnh truyền nhiễm gây dịch, nhất là những trận dịch sốt rét khủng khiếp xảy ra cướp đi sinh mạng của cả trăm người ở các bản, làng của Quỳnh Nhai, Mường La, Sông Mã, Mai Sơn… mà nguyên nhân chính là hoạt động của ngành y tế còn nhiều yếu kém. Ðến nay, hệ thống y tế tỉnh Sơn La khá hoàn chỉnh với bảy bệnh viện tuyến tỉnh, 11 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 13 phòng khám đa khoa khu vực với hơn 1.230 giường điều trị (chưa kể giường bệnh ở 204 trạm y tế xã). Bên cạnh đó, hoạt động của phòng dịch, nhất là việc giám sát dịch tễ và ngăn chặn kịp thời các dịch lớn, nhỏ đã giúp Sơn La năm năm trở lại đây cơ bản đẩy lùi được các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch. Tuy nhiên đánh giá một cách nghiêm túc, mạng lưới khám, chữa bệnh nhất là tuyến y tế cơ sở ở Sơn La còn nhiều hạn chế, bất cập. Phó Giám đốc Sở Y tế Sơn La, bác sĩ Trần Văn Ngọc cho biết: Khoảng 180 trạm y tế/204 trạm được xây dựng theo mô hình cũ, nhà cấp bốn cách đây 15 đến 17 năm, nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Ðáng chú ý đến thời điểm này, bên cạnh ba xã mới thành lập chưa xây dựng được trạm y tế như Nà Bó (Mai Sơn), Háng Ðồng, Hua Nhàn (Bắc Yên) thì trạm y tế thị trấn các huyện Mộc Châu, Thuận Châu, Yên Châu, Sông Mã, Bắc Yên vẫn phải mượn một, hai phòng trong trụ sở UBND cùng cấp. Nằm trong tình hình chung các tỉnh miền núi Tây Bắc, Sơn La có tỷ lệ bác sĩ công tác tại xã còn thấp (kể cả luân chuyển cán bộ theo Ðề án 1816 mới đạt 65,2%). Một tình trạng chung kéo dài nhiều năm nay là phần lớn các trạm y tế ở Sơn La không có dược tá, tỷ lệ cán bộ y học cổ truyền quá thấp; trang thiết bị nhìn chung là cũ, bị hư hỏng, ngay dụng cụ, thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản gọi là tương đối đầy đủ ở các trạm y tế của tỉnh cũng chỉ đạt 25%; đến nay toàn tỉnh mới có hơn 38% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế…

        Ðáng mừng là phần lớn các bệnh viện đa khoa tuyến huyện trong tỉnh được đầu tư nâng cấp xây dựng trong thời kỳ 2008 – 2011, theo Quyết định số 47/2008/QÐ-TTg sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, từ khi thực hiện các Nghị định số 171 và 172 (năm 2004) của Chính phủ, hình thành ba đơn vị y tế tuyến huyện thì việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho Trung tâm y tế huyện gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Không kể Trung tâm y tế huyện Mường La đang được xây dựng (dự kiến đầu năm 2013 hoàn thành) thì hầu hết trung tâm y tế các huyện Phù Yên, Mộc Châu, Thuận Châu, Quỳnh Nhai… vì phải ở nhờ trong bệnh viện huyện, hoặc thuê của cơ quan khác, nhà cửa lại xây dựng cách đây 20 đến 30 năm cho nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Ðiều đó dẫn đến  việc triển khai các chương trình y tế quốc gia, nhất là về mùa mưa lũ gặp nhiều khó khăn. Không ít bản làng vùng cao, biên giới đang tiềm ẩn các yếu tố nguy cơ bùng phát một số bệnh dịch: tiêu chảy, thủy đậu, sốt xuất huyết, viêm não và bệnh dại…

        Sự “vào cuộc” cần thiết

        Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước cũng như của tỉnh, ngành y tế Sơn La đang thực hiện bằng nhiều giải pháp phù hợp, trong đó trọng tâm là tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Với các mục tiêu và nhiệm vụ được xác định là: Nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, nhằm không ngừng tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng các dịch vụ thiết yếu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Phấn đấu đến năm 2015, phần lớn các xã có trạm y tế kiên cố theo chuẩn quốc gia (trong đó có 52% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế). Một mặt, kiện toàn tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm y tế huyện, thành phố để nâng cao năng lực dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các loại dịch bệnh. Mặt khác, có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực (nhất là cán bộ dược và các chuyên khoa lẻ) còn thiếu trầm trọng nhằm nâng quy mô giường bệnh cho hệ thống bệnh viện đa khoa huyện. Theo đó, căn cứ vào cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cụ thể của từng đơn vị để năm 2012, Sơn La bố trí thêm 140 giường cho các bệnh viện tuyến huyện. Tương tự sang năm 2014, nâng thêm 150 giường và đến năm 2015 con số này được tăng thêm 130 giường nhằm đạt tới 22,09 giường bệnh/10 nghìn dân trong toàn tỉnh. Mặt khác, duy trì Ðề án 1816, thường xuyên coi trọng văn hóa giao tiếp, ứng xử với người bệnh, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc tại tuyến cơ sở. Ðồng thời hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm dân số – kế hoạch hóa gia đình các huyện, không ngoài mục đích tạo điều kiện cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở địa bàn vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với dịch vụ y tế…

        Ðể thực hiện những nhiệm vụ nặng nề ấy, bên cạnh sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế tỉnh Sơn La thì điều có ý nghĩa quyết định là sự “vào cuộc” quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; và trước hết là ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, tự phòng bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho ngành y tế như một số nơi.

        Source Article from http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/doi-song/i-s-ng-tin-chung/m-ng-l-i-y-t-c-s-s-n-la-con-nhi-u-b-t-c-p-1.377122



        Mạng lưới y tế cơ sở ở Sơn La còn nhiều bất cập - Nhân Dân


        Chồng chất khó khăn

        Từ thị trấn huyện Mường La, theo con đường cấp phối khoảng hai km, chúng tôi ghé thăm trạm y tế xã Ít Ong, cách đại công trình thủy điện Sơn La chỉ vài “con dao quăng”. Trạm y tế xây theo mô hình cũ cách đây mười năm, cho nên từ phòng làm việc của cán bộ, nhân viên đến phòng sinh đẻ chỉ rộng từ tám đến  mười m2. Hai buồng lưu người bệnh cũng chật chội và ẩm thấp, được đặt ở dãy nhà nhỏ lợp ngói, tường đất xiêu vẹo. Dụng cụ, thiết bị chẳng có gì ngoài bộ khám bệnh thông thường, cho nên người bệnh nào bị nhức đầu, hay đau bụng, trạm cũng đã phải giới thiệu chuyển lên bệnh viện huyện. Cách đây sáu năm, nhằm phục vụ, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho hơn mười nghìn cán bộ, công nhân thi công xây dựng công trình thủy điện Sơn La, Bệnh viện đa khoa Mường La được đầu tư xây dựng. Khi chúng tôi đến thăm, điều dễ nhận ra là gạch lát trong một số buồng bệnh và hành lang phần lớn ở các tầng đều bị bong tróc. Ðiều đáng nói là, theo quy định, Khoa Truyền nhiễm trong một bệnh viện phải bố trí ở một khu biệt lập, nhưng ở Bệnh viện đa khoa Mường La, do thiếu phòng nên đành sắp xếp bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm ở chung với các khoa khác. Giám đốc bệnh viện, bác sĩ Mai Ngọc Hà cho biết: Chúng tôi mong muốn Trung tâm y tế huyện sớm xây dựng ở địa điểm mới, để có thêm diện tích cho các hoạt động của bệnh viện; chứ như lâu nay biên chế bệnh viện 100 giường bệnh nhưng thường xuyên có 150 trường hợp nằm điều trị.

        Sơn La là tỉnh miền núi vùng cao Tây Bắc, có diện tích tự nhiên hơn 14 nghìn 174 km2, lớn thứ hai cả nước với số dân hơn 1,1 triệu người (bao gồm 12 dân tộc anh em cùng chung sống). Không kể có 250 km đường biên giới với nước bạn Lào, địa hình của Sơn La bị chia cắt hết sức phức tạp bởi núi cao, vực sâu, suối lạch chằng chịt. Toàn tỉnh vẫn còn năm huyện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo ở mức gần 40%. Ðã qua thời kỳ còn không ít xã vùng cao, biên giới thuộc các huyện Bắc Yên, Thuận Châu, Sông Mã, Quỳnh Nhai “trắng” về y tế; các bệnh truyền nhiễm gây dịch, nhất là những trận dịch sốt rét khủng khiếp xảy ra cướp đi sinh mạng của cả trăm người ở các bản, làng của Quỳnh Nhai, Mường La, Sông Mã, Mai Sơn… mà nguyên nhân chính là hoạt động của ngành y tế còn nhiều yếu kém. Ðến nay, hệ thống y tế tỉnh Sơn La khá hoàn chỉnh với bảy bệnh viện tuyến tỉnh, 11 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 13 phòng khám đa khoa khu vực với hơn 1.230 giường điều trị (chưa kể giường bệnh ở 204 trạm y tế xã). Bên cạnh đó, hoạt động của phòng dịch, nhất là việc giám sát dịch tễ và ngăn chặn kịp thời các dịch lớn, nhỏ đã giúp Sơn La năm năm trở lại đây cơ bản đẩy lùi được các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch. Tuy nhiên đánh giá một cách nghiêm túc, mạng lưới khám, chữa bệnh nhất là tuyến y tế cơ sở ở Sơn La còn nhiều hạn chế, bất cập. Phó Giám đốc Sở Y tế Sơn La, bác sĩ Trần Văn Ngọc cho biết: Khoảng 180 trạm y tế/204 trạm được xây dựng theo mô hình cũ, nhà cấp bốn cách đây 15 đến 17 năm, nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Ðáng chú ý đến thời điểm này, bên cạnh ba xã mới thành lập chưa xây dựng được trạm y tế như Nà Bó (Mai Sơn), Háng Ðồng, Hua Nhàn (Bắc Yên) thì trạm y tế thị trấn các huyện Mộc Châu, Thuận Châu, Yên Châu, Sông Mã, Bắc Yên vẫn phải mượn một, hai phòng trong trụ sở UBND cùng cấp. Nằm trong tình hình chung các tỉnh miền núi Tây Bắc, Sơn La có tỷ lệ bác sĩ công tác tại xã còn thấp (kể cả luân chuyển cán bộ theo Ðề án 1816 mới đạt 65,2%). Một tình trạng chung kéo dài nhiều năm nay là phần lớn các trạm y tế ở Sơn La không có dược tá, tỷ lệ cán bộ y học cổ truyền quá thấp; trang thiết bị nhìn chung là cũ, bị hư hỏng, ngay dụng cụ, thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản gọi là tương đối đầy đủ ở các trạm y tế của tỉnh cũng chỉ đạt 25%; đến nay toàn tỉnh mới có hơn 38% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế…

        Ðáng mừng là phần lớn các bệnh viện đa khoa tuyến huyện trong tỉnh được đầu tư nâng cấp xây dựng trong thời kỳ 2008 – 2011, theo Quyết định số 47/2008/QÐ-TTg sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, từ khi thực hiện các Nghị định số 171 và 172 (năm 2004) của Chính phủ, hình thành ba đơn vị y tế tuyến huyện thì việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho Trung tâm y tế huyện gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Không kể Trung tâm y tế huyện Mường La đang được xây dựng (dự kiến đầu năm 2013 hoàn thành) thì hầu hết trung tâm y tế các huyện Phù Yên, Mộc Châu, Thuận Châu, Quỳnh Nhai… vì phải ở nhờ trong bệnh viện huyện, hoặc thuê của cơ quan khác, nhà cửa lại xây dựng cách đây 20 đến 30 năm cho nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Ðiều đó dẫn đến  việc triển khai các chương trình y tế quốc gia, nhất là về mùa mưa lũ gặp nhiều khó khăn. Không ít bản làng vùng cao, biên giới đang tiềm ẩn các yếu tố nguy cơ bùng phát một số bệnh dịch: tiêu chảy, thủy đậu, sốt xuất huyết, viêm não và bệnh dại…

        Sự “vào cuộc” cần thiết

        Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước cũng như của tỉnh, ngành y tế Sơn La đang thực hiện bằng nhiều giải pháp phù hợp, trong đó trọng tâm là tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Với các mục tiêu và nhiệm vụ được xác định là: Nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, nhằm không ngừng tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng các dịch vụ thiết yếu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Phấn đấu đến năm 2015, phần lớn các xã có trạm y tế kiên cố theo chuẩn quốc gia (trong đó có 52% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế). Một mặt, kiện toàn tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm y tế huyện, thành phố để nâng cao năng lực dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các loại dịch bệnh. Mặt khác, có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực (nhất là cán bộ dược và các chuyên khoa lẻ) còn thiếu trầm trọng nhằm nâng quy mô giường bệnh cho hệ thống bệnh viện đa khoa huyện. Theo đó, căn cứ vào cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cụ thể của từng đơn vị để năm 2012, Sơn La bố trí thêm 140 giường cho các bệnh viện tuyến huyện. Tương tự sang năm 2014, nâng thêm 150 giường và đến năm 2015 con số này được tăng thêm 130 giường nhằm đạt tới 22,09 giường bệnh/10 nghìn dân trong toàn tỉnh. Mặt khác, duy trì Ðề án 1816, thường xuyên coi trọng văn hóa giao tiếp, ứng xử với người bệnh, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc tại tuyến cơ sở. Ðồng thời hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm dân số – kế hoạch hóa gia đình các huyện, không ngoài mục đích tạo điều kiện cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở địa bàn vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với dịch vụ y tế…

        Ðể thực hiện những nhiệm vụ nặng nề ấy, bên cạnh sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế tỉnh Sơn La thì điều có ý nghĩa quyết định là sự “vào cuộc” quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; và trước hết là ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, tự phòng bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho ngành y tế như một số nơi.

        Source Article from http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/doi-song/i-s-ng-tin-chung/m-ng-l-i-y-t-c-s-s-n-la-con-nhi-u-b-t-c-p-1.377122



        Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

        Sơn La: Thu giữ 17 bánh heroin trong 2 ngày - Đài Tiếng Nói Việt Nam


        Trong 2 ngày 9 và 10/11, lực lượng phòng chống ma tuý Công an tỉnh Sơn La đã phát hiện và bắt giữ 3 vụ vận chuyển ma tuý lớn tại địa bàn huyện Mộc Châu, với tang vật thu giữ gồm 17 bánh heroin có tổng trọng lượng gần 6,2 kg.

        Trong 3 vụ vận chuyển ma túy có 2 vụ được phát hiện và bắt giữ tại km150 trên quốc lộ 6, thuộc địa bàn xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu. Qua điều tra, các đối tượng khai nhận vận chuyển ma túy từ Mộc Châu ra Hà Nội tiêu thụ.


        Công an tỉnh Sơn La cho biết: Tình hình về tội phạm ma tuý trong thời gian gần đây trên địa bàn của Sơn La vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Đặc biệt vào thời điểm những tháng cận Tết Nguyên đán các đối tượng tăng cường hoạt động để vận chuyển ma tuý từ bên ngoài vào trong nước tiêu thụ.

        Những vụ mà lực lượng Công an vừa tiến hành bắt giữ đều được chuyển hoá chứng cứ, đảm bảo các yếu tố của pháp luật và thu giữ được tang vật, chuẩn bị cho việc điều tra, đưa đối tượng ra truy tố, xét xử theo pháp luật./.

        Source Article from http://vov.vn/Phap-luat/Son-La-Thu-giu-17-banh-heroin-trong-2-ngay/235608.vov



        1 tháng nữa khánh thành Thuỷ điện Sơn La - An ninh thủ đô


        Chiều 10-11, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng ban chỉ đạo nhà nước Dự án Thuỷ điện Sơn La và Lai Châu đã chỉ đạo các bước chuẩn bị cho Lễ khánh thành công trình Thuỷ điện Sơn La – công trình quan trọng quốc gia và là dự  án thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á.

        Công trình Thủy điện Sơn La có công suất 2.400 MW, sản lượng điện 10,2 tỷ kw/giờ/năm, được Quốc hội ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương, nhiệm vụ và tiến độ đầu tư và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định đầu tư, chính thức khởi công năm 2005.


        Buổi hòa dòng điện lưới quốc gia tổ máy số 6 thủy điện Sơn La hồi tháng 10

        Với tầm quan trọng và lợi ích của Dự án, Đảng, Nhà nước thường xuyên quan tâm, chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu, các địa phương liên quan nỗ lực phối hợp chặt chẽ, chủ động và sáng tạo thực hiện Tổng tiến độ xây dựng công trình được duyệt. Thực tế, nhiều mốc tiến độ quan trọng của Dự án đã đạt vượt mục tiêu đề ra. Phát điện Tổ  máy số 1 cuối năm 2010 và các tổ máy còn lại, tích nước hồ chứa đến cao trình thiết kế 215m trước tiến độ 2-3 năm.

        Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có các chỉ đạo cụ thể để công tác chuẩn bị cho Lễ khánh thành công trình xây dựng Thuỷ điện Sơn La dự kiến vào những ngày cuối tháng 12 tới vừa trang trọng vừa tiết kiệm. Quan trọng đây là một sự kiện ghi nhận và biểu dương những thành quả lao động tích cực, công lao lớn của tập thể, cán bộ kỹ sư, công nhân các đơn vị. Các lực lượng có mặt trên công trường đã tiếp nối "bản trường ca" chinh phục sông Đà, đưa công trình trở thành một biểu tượng sinh động cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

        Ánh Nguyệt

        Source Article from http://www.anninhthudo.vn/Thoi-su/1-thang-nua-khanh-thanh-Thuy-dien-Son-La/473737.antd



        Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

        Sơn La: Bắt 3 vụ ma túy lớn và 1 vụ lừa đảo - Đài Truyền Hình Việt Nam



        Sơn La: Bắt 3 vụ ma túy lớn và 1 vụ lừa đảo


         



         





        Sơn La: Bắt 3 vụ ma túy lớn và 1 vụ lừa đảo


        Ảnh minh họa (Nguồn: CAND)


         

        Tại tiểu khu Vườn Đào, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, lực lượng công an tỉnh Sơn La đã bắt quả tang Lò Thị Mảy và Sồng A Nhà đều trú tại huyện Mộc Châu về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Đồng thời, bắt giữ 2 vụ, 2 đối tượng là Lê Xuân Phúc, trú tại Chương Mỹ, Hà Nội và Trương Quốc Tám, trú tại Phú Lương, Thái Nguyên.

         

        Vật chứng của các đối tượng này là tổng số 17 bánh heroine, 1 điện thoại di động đã bị thu giữ. Như vậy, trong vòng chưa đầy 6h các lực lượng chức năng đã triệt phá thành công liên tiếp 3 vụ án ma túy lớn với tổng số vật chứng thu giữ được là 17 bánh heroine cùng nhiều vật chứng liên quan.


        Trước đó, đêm qua, Công an huyện Mộc Châu đã tiến hành bắt khẩn cấp nhóm 4 đối tượng là Lê Văn Ngọc, Đoàn Văn Hiệp, Nguyễn Thị Tươi và Lê Thị Hằng đều nguyên quán tại Mỹ Đức, Hà Nội về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

         

        Vật chứng thu giữ gồm 1.070 gói thuốc diệt muỗi, 100 gói thuốc thông bể phốt; 2 xe máy; 6 điện thoại di động, 11.300.000 đồng và một số vật chứng liên quan. Các đối tượng này đã thực hiện một vụ lừa đảo với nhiều thủ đoạn tinh vi thông qua việc bán sản phẩm thuốc diệt muỗi và thuốc thông bể phốt. Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.

         






        Tác giả :
        Minh Đức – Đào Sơn





        Source Article from http://www.vtv.vn/Article/Get/Bat-3-vu-ma-tuy-1-vu-lua-dao-lon-tai-Son-La–034421f96f.html



        Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

        Sẽ khánh thành thủy điện Sơn La vào cuối tháng 12 - Đài Tiếng Nói Việt Nam


        Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong tháng 11 sẽ hoàn thiện kiến trúc công trình thủy điện Sơn La và tiến hành nghiệm thu toàn bộ công trình.

        Theo Vietnam+, công trình Thủy điện Sơn La được đầu tư với tổng vốn là 42.476,9 tỷ đồng gồm 6 tổ máy, công suất lắp máy là 2.400 MW cung cấp lượng điện bình quân hàng năm là 10,2 tỷ KW.

         

        Dự kiến, công trình sẽ được khánh thành vào cuối tháng 12/2012, về đích trước thời hạn 3 năm.

        Cũng trong tháng 11, EVN sẽ khởi công dự án thuỷ điện Trung Sơn và nhiệt điện Duyên Hải 3; tiếp tục triển khai xây dựng dự án hạ tầng CNTT phục vụ vận hành thị trường điện; chuẩn bị triển khai thí điểm sử dụng hoá đơn điện tử tại Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh; hoàn thiện, ban hành điều lệ các GENCO…

        EVN cho biết, trong tháng này sẽ tiếp tục đảm bảo đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, khai thác cao các nguồn nhiệt điện để phục vụ tích nước các hồ thuỷ điện đạt mực nước dâng bình thường vào cuối tháng 11, đặc biệt là hồ Hoà Bình, Sơn La, Đồng Nai 3 và các hồ ở miền Nam.

        Theo báo cáo của EVN, sản lượng điện toàn hệ thống đạt 10,345 tỷ kWh, trong đó: thuỷ điện chiếm 57,5%, nhiệt điện than chiếm 12,6%; nhiệt điện khí chiếm 27,6%. Luỹ kế 10 tháng sản lượng điện toàn hệ thống đạt 99,727 tỷ kWh, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2011.

        Tháng 10/2012 sản lượng điện sản xuất và mua của EVN đạt 10,19 tỷ kWh, trong đó điện sản xuất 5,157 tỷ kWh. Lũy kế 10 tháng năm 2012, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN đạt 97,743 tỷ kWh, tăng 10,6% so với cùng kỳ, trong đó điện sản xuất chiếm 47,17% và tăng 9,83%, điện mua chiếm 52,83% và tăng 11,32%./.

        Source Article from http://vov.vn/Kinh-te/Se-khanh-thanh-thuy-dien-Son-La-vao-cuoi-thang-12/234490.vov



        Công an Sơn La liên tiếp bắt 2 vụ vận chuyển ma túy - Đài Tiếng Nói Việt Nam


        Vào hồi 23h50 ngày 9/11, tại Km 150 trên quốc lộ 6 thuộc địa bàn xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, tổ công tác phối hợp Công an tỉnh Sơn đã dừng kiểm tra xe khách biển kiểm soát 89B- 000.33 chạy tuyến đêm Mường La – Hưng Yên, đã phát hiện và bắt quả tang đối tượng Lê Xuân Phúc, sinh năm 1971, trú tại xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

        Khám trên người đối tượng Lê Xuân Phúc, lực lượng công an thu giữ 6 bánh heroin có tổng trọng lượng 2.068gam, 1 điện thoại di động cùng một số vật chứng liên quan khác.

        Qua đấu tranh khai thác, bước đầu đối tượng Lê Xuân Phúc đã khai nhận được một đối tượng tên là Toàn, trú tại Xuân Mai, Hà Nội thuê vận chuyển số ma túy trên từ Mộc Châu về Hà Nội với số tiền công là 10 triệu đồng.

        Hơn 2 giờ đồng hồ sau, vào lúc 2h rạng sáng 10/11, cũng tại địa điểm trên, tổ công tác phối hợp của Công an tỉnh Sơn La tiếp tục phát hiện bắt giữ đối tượng Trương Quốc Tám, sinh năm 1976, trú tại xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy khi Tám đang đón xe khách đi Hà Nội.

        Tang vật thu giữ tại chỗ 1 bánh heroin có trọng lượng 350,58gam. Thủ đoạn của đối tượng Trương Quốc Tám là khoét rỗng đế giày để cho ma túy vào nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan công an.

        Các vụ án đang được lực lượng Công an Sơn La tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật./.

          Source Article from http://vov.vn/Phap-luat/Cong-an-Son-La-lien-tiep-bat-2-vu-van-chuyen-ma-tuy/234505.vov



          Sơn La tổ chức diễn tập phòng chống khủng bố - cand.com


          Source Article from http://www.cand.com.vn/vi-VN/clips/2012/11/184792.cand



          Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

          Sơn La diễn tập phòng chống khủng bố - Dân Trí


          Đến dự và chỉ đạo có Trung tướng Dương Đức Hòa – Ủy viên Trung ương Đảng – Tư lệnh Quân khu 2 – Trưởng ban chỉ đạo diễn tập Quân khu 2 cùng đại diện Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Biên phòng và 7 tỉnh giáp danh với tỉnh Sơn La.

          Cuộc diễn tập khu vực phòng thủ, phòng chống khủng bố tỉnh Sơn La có chủ đề "Chuyển lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chuyển địa phương vào các trạng thái quốc phòng; tổ chức chuẩn bị và thực hành tác chiến phòng thủ bảo vệ địa phương".

          Nội dung diễn tập được tiến hành qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Chuyển lực lượng vũ trang từ trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường xuyên lên trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, toàn bộ; chuyển địa phương vào tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và sang thời chiến.

          Giai đoạn 2: Tổ chức chuẩn bị tác chiến phòng thủ. Giai đoạn 3: Thực hành tác chiến phòng thủ.

          Thông qua diễn tập, góp phần làm chuyển biến hơn nữa về nhận thức, triển khai thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xác định rõ vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền, chức năng làm tham mưu của các ban, ngành, đoàn thể, nhất là sự phối hợp giữa quân sự, công an, biên phòng khi có tình huống xảy ra.

          Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra hội nghị bất thường của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ra nghị quyết lãnh đạo chuyển địa phương vào tình trạng khẩn cấp về quốc phòng – an ninh; xác định chủ trương, đường lối và các biện pháp, cùng những đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ.

          Ngày mai sẽ tiến hành thực hành xử trí tình huống A, thực binh bắn chiến đấu và diễn tập phòng chống khủng bố.

          Cuộc diễn tập khu vực phòng thủ và phòng chống khủng bố tỉnh Sơn La diễn ra trong 2 ngày 8 và 9/11.

          Source Article from http://dantri.com.vn/c20/s20-660448/son-la-dien-tap-phong-chong-khung-bo.htm



          Bắt tại trận kẻ vận chuyển ma túy từ Sơn La về Hải Phòng - VietNamNet


          – Tiếp tục mở rộng chuyên án
          812M do trùm ma túy Sòng A Khai (tức Của, SN 1968, ở bản San Cài, xã Lóng Luông,
          huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) cầm đầu, ngày 6/11, công an đã bắt thêm 1 đối tượng
          thu 2 bánh heroin, 1.000 viên hồng phiến và nhiều tang vật khác.

          Trước đó, ngày 12/10, Đội CSĐTP
          Ma túy (Công an huyện An Dương, Hải Phòng) đã bắt đối tượng Nguyễn Thị Lan (SN
          1965, quê thị trấn Núi Đối, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, hiện ở tiểu khu 5, thị
          trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) thu 10 bánh heroin, 873 viên hồng
          phiến, 1 súng ngắn quân dụng, 7,2 nghìn USD và nhiều tang vật liên quan.

          Tiếp tục mở rộng chuyên án, Công
          an huyện An Dương thu thập được nhiều tài liệu quan trọng.

          Đối tượng Phô

          Trong đó một nguồn tin đáng chú ý
          là ngày 6/11, đối tượng sẽ tổ chức vận chuyển lượng "hàng" lớn từ Sơn La, qua H�
          Nội về Hải Phòng tiêu thụ.

          Từ những nguồn tin trên, bằng các
          biện pháp nghiệp vụ, cơ quan công an xác định được đối tượng trực tiếp đưa
          "hàng" về là Nguyễn Bá Phô (SN 1970, ở thôn Kinh Giao, xã Tân Tiến, huyện An
          Dương, Hải Phòng).

          Tiến hành vây bắt đối tượng, Đội
          CSĐTTP Ma túy Công an huyện An Dương chia nhiều mũi chốt điểm và đã phát hiện
          Nguyễn Bá Phô đang trong vai người buôn hàng chuyến trên xe ô tô khách BKS: 26K
          – 6565 đi về Hải Phòng.

          Đến chiều ngày 6/11, khi chiếc xe
          khách dừng và trả khách tại khu vực đối diện ga Dụ Nghĩa (xã Đại Bản, huyện An
          Dương).

          Phô vừa xuống xe mang theo túi ma
          túy thì các trinh sát Công an huyện An Dương phối hợp cùng Phòng PC47 (CATP Hải
          Phòng) bất ngờ xuất hiện.

          Biết mình bị bại lộ, Phô điên
          cuồng chống trả quyết liệt, buộc lực lượng bắt giữ phải dùng biện pháp mạnh để
          khống chế.

          Khám xét tại chỗ, lực lượng công
          an thu được 2 bánh heroin trọng lượng 0,702 kg, 1.000 viên hồng phiến (ma túy
          tổng hợp dạng viên nén) trọng lượng 92,83 gam được Phô giấu trong bao tải đựng
          hoa quả.

          Phô đã khai nhận vận chuyển trái
          phép số ma túy nói trên về giao cho một đối tượng ở Hải Phòng.

          Hiện cơ quan Công an tiến hành
          tạm giữ Phô cùng tang vật, đồng thời lưu giữ lái xe ô tô khách cùng phương tiện
          để phục vụ công tác mở rộng án.

          Q.Minh

          Source Article from http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/96003/bat-tai-tran-ke-van-chuyen-ma-tuy-tu-son-la-ve-hai-phong.html



          Sơn La diễn tập phòng chống khủng bố - Đài Tiếng Nói Việt Nam


          Đến dự và chỉ đạo có Trung tướng Dương Đức Hòa – Ủy viên Trung ương Đảng – Tư lệnh Quân khu 2 – Trưởng ban chỉ đạo diễn tập Quân khu 2 cùng đại diện Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Biên phòng và 7 tỉnh giáp danh với tỉnh Sơn La.

          Cuộc diễn tập khu vực phòng thủ, phòng chống khủng bố tỉnh Sơn La có chủ đề "Chuyển lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chuyển địa phương vào các trạng thái quốc phòng; tổ chức chuẩn bị và thực hành tác chiến phòng thủ bảo vệ địa phương".

          Nội dung diễn tập được tiến hành qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Chuyển lực lượng vũ trang từ trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường xuyên lên trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, toàn bộ; chuyển địa phương vào tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và sang thời chiến.

          Giai đoạn 2: Tổ chức chuẩn bị tác chiến phòng thủ. Giai đoạn 3: Thực hành tác chiến phòng thủ.

          Thông qua diễn tập, góp phần làm chuyển biến hơn nữa về nhận thức, triển khai thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xác định rõ vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền, chức năng làm tham mưu của các ban, ngành, đoàn thể, nhất là sự phối hợp giữa quân sự, công an, biên phòng khi có tình huống xảy ra.

          Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra hội nghị bất thường của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ra nghị quyết lãnh đạo chuyển địa phương vào tình trạng khẩn cấp về quốc phòng – an ninh; xác định chủ trương, đường lối và các biện pháp, cùng những đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ.

          Ngày mai sẽ tiến hành thực hành xử trí tình huống A, thực binh bắn chiến đấu và diễn tập phòng chống khủng bố.

          Cuộc diễn tập khu vực phòng thủ và phòng chống khủng bố tỉnh Sơn La diễn ra trong 2 ngày 8 và 9/11./.

          Source Article from http://vov.vn/Xa-hoi/Son-La-dien-tap-phong-chong-khung-bo/234245.vov



          Phá đường dây buôn ma túy lớn từ Sơn La về Hải Phòng - Tiền Phong Online



          Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN


          Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 – Fax: (84-4) 39430693
          – Email: online@tienphong.vn


          GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương
          của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

          Source Article from http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/599033/Pha-duong-day-buon-ma-tuy-lon-tu-Son-La-ve-Hai-Phong-tpov.html



          Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

          Sơn La kiểm tra áo nịt ngực xuất xứ từ Trung Quốc - Đài Tiếng Nói Việt Nam


          Mấy ngày qua, lực lượng quản lý thị trường tại một số tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt phát hiện và tịch thu nhiều lô áo nịt ngực phụ nữ xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chất lạ.

          Tại TP Sơn la, tỉnh Sơn La, mặt hàng áo nịt ngực xuất xứ từ Trung Quốc cũng được bày bán tại một số điểm kinh doanh quần áo trên địa bàn.

          Có thể ví dụ một vài điểm bán áo nịt ngực phụ nữ xuất xứ từ Trung Quốc trên địa bàn TP Sơn La như: một số sạp hàng ở chợ trung tâm thành phố; hiệu Kiên Thuý tại số nhà 471 đường Chu Văn Thịnh, phường Chiềng Lề; hiệu Xuân Oanh, số nhà 80 và cơ sở Phụng Tường tại số 79 đường Nguyễn Lương Bằng, phường Quyết Thắng, TP Sơn la, chủ yếu với ký hiệu Anjiting. Các áo nịt ngực này sờ tay đều thấy có túi dung dịch chứa các hạt nhỏ như viên thuốc.

          Tuy nhiên, khi chưa có kết luận giám định của cơ quan chức năng về chất lượng, cũng như độ an toàn của loại áo nịt ngực này, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Sơn La cũng mới chỉ tập trung vào việc kiểm tra nhãn mác, xuất xứ hàng hoá mặt hàng này.

          Ông Nguyễn Mạnh Hà – Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Sơn La cho biết, Chi cục đã có công văn chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra về hoá đơn, chứng từ  chứng minh nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác hàng hoá đối với mặt hàng may mặc, đặc biệt chú trọng đối với sản phẩm áo nịt ngực phụ nữ. Việc kiểm tra, xử lý đối với sản phẩm áo nịt ngực phụ nữ xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chất lạ, Chi cục sẽ tiến hành khi có kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền và ý kiến chỉ đạo của các cấp các ngành./.

            Source Article from http://vov.vn/Doi-song/Son-La-kiem-tra-ao-nit-nguc-xuat-xu-tu-Trung-Quoc/232657.vov



            Sơn La: Triệt phá 3 vụ ma túy lớn trong 3 giờ - Đài Truyền Hình Việt Nam



            Sơn La: Triệt phá 3 vụ ma túy lớn trong 3 giờ


             



             





            Sơn La: Triệt phá 3 vụ ma túy lớn trong 3 giờ


            Ảnh minh hoạ


             

            Vào lúc 23h30 đêm 1/11 trong quá trình thực thi nhiệm vụ tại Km150 Quốc lộ 6 thuộc địa phận xã Lóng Luông huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, tổ công tác phối hợp giữa Công an huyện Mộc Châu và Phòng PC 47, phòng PC 67 Công an tỉnh Sơn La đã tiến hành kiểm tra xe taxi, biển kiểm soát 29Y 111.31 phát hiện và bắt giữ đối tượng Nguyễn Trung Phong, sinh năm 1984, trú tại tổ 23 phường Thịnh Đản, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên vận chuyển trái phép chất ma túy.




            Chưa đầy 2h sau, vào khoảng 1h 50 phút rạng sáng 2/11, cũng tại địa điểm này, tổ công tác tiếp tục phát hiện 2 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy trên xe khách BKS 26B 0035 theo tuyến Sơn La – Thái Nguyên là: Nguyễn Thị Thắm, sinh năm 1969, trú tại Quế Võ, Bắc Ninh và Lê Hồng Long, sinh năm 1965, trú tại Tân Lập, Thái Nguyên. Vật chứng thu giữ gồm 4 bánh heroine có trọng lượng 1,4 kg, 3 điện thoại di động, 10 triệu VND và nhiều vật chứng liên quan.





            Biết tin các chiến sĩ Công an huyện Mộc Châu giành chiến công lớn, sáng 2/11, đồng chí Lường Văn Huân, phó Bí thư thường trực Huyện ủy, đã đến tặng hoa, khen ngợi sự mưu trí, anh dũng và chúc mừng chiến công mà các chiến sỹ công an đã đạt được trên mặt trận phòng chống ma túy. 






            Tác giả :
            Minh Đức





            Source Article from http://www.vtv.vn/Article/Get/Son-La-Triet-pha-3-vu-ma-tuy-lon-trong-3-gio–8368c4f3a8.html



            Sơn La: Triệt phá 3 vụ buôn bán ma túy trong vòng 3 giờ - Đài Tiếng Nói Việt Nam


            Vào hồi 23h30 ngày 1/11, trong quá trình thực thi nhiệm vụ tại Km150 Quốc lộ 6 thuộc địa phận xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, tổ công tác phối hợp giữa Công an huyện Mộc Châu và Phòng PC 47, phòng PC 67 Công an tỉnh Sơn La đã tiến hành kiểm tra xe taxi, biển kiểm soát 29Y 111.31, phát hiện và bắt giữ đối tượng Nguyễn Trung Phong, sinh năm 1984, trú tại tổ 23 phường Thịnh Đản, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên vận chuyển trái phép chất ma túy.

            Tang vật thu giữ tại hiện trường gồm 2 bánh heroin, trọng lượng 700g; 1,38kg ma túy đá, 1.600 viên hồng phiến và nhiều vật chứng liên quan.

            Chưa đầy 2h sau, vào khoảng 1h50 rạng sáng 2/11, cũng tại km 150 Quốc lộ 6,  tổ công tác tiếp tục phát hiện trên xe khách BKS 26B 0035 theo tuyến Sơn La – Thái Nguyên, bắt 2 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy là: Nguyễn Thị Thắm, sinh năm 1969, trú tại Quế Võ, Bắc Ninh và Lê Hồng Long, sinh năm 1965, trú tại Tân Lập, Thái Nguyên.

            Tang vật thu giữ gồm 4 bánh heroin, có trọng lượng 1,4 kg; 3 điện thoại di động, 10 triệu đồng và nhiều vật chứng liên quan.

            Ngay sau đó 10 phút, vào lúc 2h sáng 2/11, cũng tại địa điểm này, tổ công tác tiếp tục phát hiện và bắt giữ đối tượng Nguyễn Thị Hương, sinh năm 1973, trú tại thôn Thượng, xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội đang vận chuyển trái phép chất ma túy trên xe khách Hải Vân, BKS 29LD 4046, đang di chuyển theo hướng Sơn La – Hà Nội. Tang vật thu giữ gồm 1 gói heroin, trọng lượng 380g và một số vật chứng liên quan.

            Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 3 giờ, tổ công tác Công an huyện Mộc Châu phối hợp với phòng PC 47, PC 67 Công an Sơn La triệt phá liên tiếp 3 vụ ma túy với tổng số tang vật thu giữ được gồm: 6 bánh heroin, 1,38kg ma túy đá, 1.600 viên hồng phiến./.

              Source Article from http://vov.vn/Phap-luat/Son-La-Triet-pha-3-vu-buon-ban-ma-tuy-trong-vong-3-gio/232588.vov



              Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

              Lãnh đạo Bộ Công an thăm và khen thưởng PC47 Công an Nam Định - cand.com


              Sáng 1/11, đoàn công tác do Trung tướng Trần Việt Tân, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn cùng tướng lĩnh các Tổng cục, Vụ, Cục của Bộ Công an về kiểm tra công tác Công an tại tỉnh Nam Định đã đến chúc mừng, khen thưởng tập thể CBCS Phòng PC47 Công an tỉnh Nam Định kiên trì khắc phục gian khó, đấu tranh thành công chuyên án này.                 

              Theo chân đoàn công tác Bộ Công an, chúng tôi đến Phòng PC47 Công an tỉnh Nam Định ngay sau khi các anh vừa lập chiến công mới: Khám phá, đấu tranh thành công chuyên án mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Mộc Châu, Sơn La về Nam Định tiêu thụ với số lượng lớn. Kết quả bước đầu điều tra, triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy trên đã bắt 3 đối tượng, thu 5 bánh, 261g heroin, 62 cây vàng (tương đương hơn 2kg vàng), gần 630 triệu đồng và nhiều vật chứng có liên quan đến hoạt động phạm tội về ma túy.

              Tiếp chúng tôi với khuôn mặt vẫn hằn sự hốc hác sau gần một năm tập trung cao độ cho chuyên án nhưng các trinh sát vẫn nhiệt tình cung cấp thông tin. Thiếu tá Đặng Đức Hảo, Phó trưởng Phòng PC47, người trực tiếp chỉ huy tổ trinh sát kiên trì lặn lội hết các huyện trong tỉnh lại ngược lên Mộc Châu, Sơn La phá án cho chúng tôi biết: Ngay từ những ngày đầu năm 2012, các trinh sát Đội 2, Phòng PC47 phát hiện một đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy lớn từ Mộc Châu, Sơn La về Nam Định chia nhỏ, phân phát cho các đại lý tiêu thụ. Đường dây này do đối tượng Phạm Thị Ngoan (40 tuổi, trú tại xã Giao Tiến, Giao Thủy) cầm đầu.

              Phòng PC47 đã báo cáo Ban Giám đốc Công an tỉnh xác lập chuyên án do Đại tá Vũ Quang Hưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng ban; Đại tá Vũ Mạnh Tường, Trưởng phòng PC47 làm Phó trưởng ban với quyết tâm kiên trì điều tra, phá án trong thời gian sớm nhất.

              Gần một năm điều tra, xác minh, các trinh sát đã dựng được chân dung các đối tượng tham gia đường dây cũng như phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn chúng. Ngoài đối tượng cầm đầu Phạm Thị Ngoan, đường dây này còn có 2 đối tượng khác giữ vai trò là người vận chuyển, cất giấu "hàng trắng". Đó là Mai Thị Hòa, 76 tuổi, mẹ ruột Ngoan và Phạm Hồng Thân, 44 tuổi, chị gái Ngoan.

              Theo các trinh sát cho biết, đây là những đối tượng cộm cán và nhiều năm buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy liên tỉnh. Trong đó, Phạm Thị Ngoan là mắt xích quan trọng nhất và là "đầu  não" điều hành mọi hoạt động của đường dây.

              Năm 2004, Phạm Thị Ngoan bị Công an huyện Giao Thủy bắt vì phạm tội về ma túy và Tòa án nhân dân huyện Giao Thủy tuyên 7 năm tù song được hoãn thi hành án do Ngoan nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối.

              Được hoãn thi hành án, Ngoan không hối cải mà như con thiêu thân lao vào ma túy, hoạt động tinh vi và mánh khóe hơn. Sau khi chồng chết, để tạo thêm vây cánh, Ngoan sống như vợ chồng với đối tượng tên Khánh (trú tại Giao Hương, Giao Thủy) – một đối tượng phạm tội về ma túy, đã bị Công an tỉnh Sơn La bắt và đang thụ án 20 năm. Được Khánh trợ giúp, Ngoan "mạnh tay" mở rộng thêm địa bàn hoạt động. Không những thế, Ngoan còn lôi kéo cả mẹ và chị gái tham gia vào đường dây.

              Đối tượng Mai Thị Hòa, mẹ Ngoan đóng vai trò là người lên Mộc Châu, Sơn La vận chuyển "hàng trắng" về Nam Định (tháng 6/2012, mẹ Ngoan bị Công an tỉnh Sơn La bắt quả tang với 5 bánh heroin tang vật). Còn Phạm Hồng Thân cất giấu hàng. Khi có đầu mối tiêu thụ, Ngoan sẽ ra tín hiệu cho chị gái chia nhỏ hàng ra bán. Bọn chúng chỉ giao dịch ma túy với những "đại lý" mua với số lượng cây trở lên. Sau khi thỏa thuận qua điện thoại, chúng chọn địa điểm giao hàng là những nơi gần bờ sông, xa khu dân cư và thông thoáng, dễ quan sát. Chỉ cần phát hiện có dấu hiệu khả nghi, chúng lập tức phi tang vật chứng xuống dòng nước nên rất khó mật phục bắt quả tang.

              Ngoài "nhờ" mẹ hay lợi dụng những người cao tuổi lên Sơn La vận chuyển ma túy, Ngoan còn thuê các đối tượng người dân tộc thiểu số ở Mộc Châu, Sơn La hoặc nhờ đồng bọn ở các tỉnh lân cận vận chuyển ma túy về Nam Định. Có "hàng", Phạm Thị Ngoan không tàng trữ ma túy tại nhà mà đem "gửi" ở nhà chị gái. Hơn nữa, Giao Tiến là một địa bàn nóng về ma túy của tỉnh Nam Định. Một xã nhỏ nhưng có tới nhiều gia đình là anh em, họ hàng thân thích và cùng tham gia vào đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.

              Để đối phó với Công an, chúng liên kết thành một hệ thống khép kín cùng hỗ trợ nhau kiếm bộn tiền từ bán ma túy. Chỉ cần có người lạ "xâm nhập" vào xã, ngay lập tức chúng loan tin cho nhau cùng cảnh giác. Thực tế này đòi hỏi Ban chuyên án phải xây dựng kế hoạch phá án hết sức chính xác với yêu cầu cao nhất là phải bắt được đối tượng và đảm bảo thu được vật chứng để chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng.

              Tháng 10/2012, các trinh sát phát hiện một mắt xích quan trọng trong đường dây và điều quan trọng là từ mắt xích này có thể quyết định thời điểm tung đòn quyết định. Mắt xích ấy là Trần Văn Vĩnh (48 tuổi, trú tại xóm 8, Xuân Trung, Xuân Trường) – một đối tượng nghiện đồng thời cũng là một "đại lý" tiêu thụ ma túy thân tín của Ngoan.

              Bằng các biện pháp nghiệp vụ, vào 11h20 ngày 9/10, các trinh sát phát hiện Trần Văn Vĩnh đang tàng trữ, vận chuyển 2 cây heroin tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường. Ngay khi nhận tin, Ban chuyên án quyết định "cất lưới". 3 mũi trinh sát nhận lệnh lập tức lên đường và phải đồng loạt hành động vào một thời điểm nhất định để vừa bắt được đối tượng vừa thu được vật chứng chứng minh hành vi phạm tội của bọn chúng. Sau khi bắt quả tang Trần Văn Vĩnh tại Thọ Nghiệp, Xuân Trường với 2 cây heroin tang vật, 2 mũi trinh sát còn lại đồng loạt áp sát, khống chế các đối tượng và thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở của Phạm Thị Ngoan và Phạm Hồng Thân. Tại nơi ở của Phạm Hồng Thân, các trinh sát thu 5 bánh heroin, 2 cân tiểu ly, 62 cây vàng và 626 triệu đồng.

              Bị bắt quả tang bất ngờ và đột ngột, mặt các “nữ quái” tái xanh như tàu lá, ngỡ ngàng tra 2 tay vào còng. Chuyên án được phá thành công. Hiện Phòng PC47 Công an tỉnh Nam Định đang tiếp tục điều tra, khai thác mở rộng

              Source Article from http://www.cand.com.vn/vi-VN/trongmatdan/2012/11/184312.cand