Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Khẩn trương khống chế dịch LMLM ở huyện Lương Sơn - Báo Hoà Bình


 

Dịch xảy ra tại 4 xã: Cư Yên, Liên Sơn, Hợp Hòa, Cao Răm, không chỉ mang lại rủi ro đáng tiếc với hộ chăn nuôi mà còn khó khăn cho lực lượng chức năng trong triển khai chống dịch, khống chế mức độ lây lan. Theo thống kê sơ bộ, xã Hợp Hòa có số đầu lợn mắc bệnh và chết khá nhiều với 117 con mắc, 32 con chết ở 4 xóm. Ông Bùi Văn Tình – Trưởng trạm Thú y huyện Lương Sơn cho biết: Điều kiện thời tiết khắc nghiệt và đàn lợn chưa được tiêm phòng LMLM, THT là nguyên nhân phát dịch tại địa phương. Triển khai các biện pháp chống dịch, UBND huyện đã ra văn bản chỉ đạo các xã có dịch thành lập và kiện toàn BCĐ phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Về triệu chứng mắc bệnh LMLM, lợn có biểu hiện lâm sàng sốt cao 40 – 41 độ C, xuất hiện nốt loét ở lưỡi miệng, mụn nước ở móng chân và con vật bị tuột móng sau vài ngày bệnh, kèm với đó là các triệu chứng bệnh THT như ho khan khó thở, phân táo có màu đen bóng, một số vùng da mỏng có xuất huyết lấm chấm to bằng đầu đũa hoặc thành mảng đỏ. Phía bên trong, gan, phổi sưng, xuất huyết, khí phế quản có nhiều bọt màu hồng, nách sưng, có xuất huyết từng điểm trên bề mặt nách.

 

Theo ông Phạm Vinh Xương – Phó Chi cục Thú y tỉnh: Dịch có tính nguy cơ rất cao, lây ra diện rộng, đặc biệt là đối với bệnh LMLM ở lợn có thể lây, nhân vi rút lên gấp 3.000 lần/giờ. Nghiêm trọng hơn, một con lợn mắc bệnh có thể lây tới hàng nghìn con trâu, bò và gia súc thuộc bộ móng guốc chẵn. Tuy nhiên, quá trình chống dịch chỉ có thể tiến hành khoanh vùng, điều trị khắc phục do điều kiện không có vắc xin. Hiện tại, phương cách điều trị 2 bệnh ghép là dùng kháng sinh hoạt phổ rộng để ức chế siêu vi trùng cỡ lớn và các bệnh do vi rút, vi trùng khác có thể kế phát. Kể cả sau khi điều trị khỏi bệnh LMLM vài tháng sau, lợn vẫn là vật mang trùng, vẫn thải trừ mầm bệnh bởi dùng thuốc kháng sinh điều trị chỉ ức chế chứ không tiêu diệt được vi rút. Thông thường, lợn ốm sẽ khỏi bệnh trong vòng 3 – 5 ngày nếu điều trị tích cực, móng guốc sẽ mọc lại nhưng bị biến dạng.

 

Cơ số thuốc điều trị và lượng vật tư phục vụ công tác chống dịch đã chuẩn bị đủ. Các xã có dịch đang đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, nghiêm cấm hành vi vận chuyển, mua bán lợn ốm ra khỏi vùng ổ dịch. Đội ngũ thú y viên cơ sở thực hiện điều trị tích cực cho đàn lợn ốm theo phác đồ, đồng thời theo dõi chặt diễn biến ổ dịch, kịp thời báo cáo tình hình dịch về BCĐ các cấp. Cũng theo ông Phó chi cục Thú y tỉnh, đây là dịch cục bộ ở địa phương, tỉnh đã yêu cầu UBND huyện quan tâm trích từ nguồn kinh phí mua vắc xin LMLM và THT tiêm cho đàn lợn. Để giải quyết mầm bệnh, khống chế được dịch một cách lâu dài, người dân cần được nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến hành vi xã hội hóa công tác tiêm phòng để chủ động phòng chống bệnh LMLM, THT và các bệnh dịch nguy hiểm khác tổn hại đến tổng đàn vật nuôi.

                                                                        

 

                                                                      Bùi Minh

  

 

Source Article from http://www.baohoabinh.com.vn/219/76935/Khan_truong_khong_che_dich_LMLM_o_huyen_Luong_Son.htm



Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Nhà máy thủy điện Sơn La cung cấp 14 tỷ KWh điện


Ông Hoàng Trọng Nam, Giám đốc Công ty thủy điện Sơn La cho biết sau gần 2
năm lần lượt đưa các tổ máy vào hoạt động, đến nay, Nhà máy thủy điện Sơn La đã
cung cấp cho quốc gia gần 14 tỷ KWh điện.

Trong những ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ, lực lượng cán bộ, công nhân vận
hành, sửa chữa, sản xuất thực hiện trực 3 ca, đảm bảo 24/24 giờ/ngày.

Cả 6 tổ
máy (400MW/tổ máy) vận hành an toàn, liên tục, đảm bảo đúng phương thức hoạt
động trung tâm điều độ điện quốc gia.

Trong những ngày vui Tết, đón Xuân có nhiều đoàn khách du lịch từ mọi miền
Tổ quốc đã đến thăm quan Nhà máy thủy điện Sơn La.

Đặc biệt đồng bào các dân tộc
ở vùng cao, tranh thủ những ngày vui Tết cũng đã đến thăm quan, chiêm ngưỡng
thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á./.



Nhà máy thủy điện Sơn La cung cấp 14 tỷ KWh điện


Ông Hoàng Trọng Nam, Giám đốc Công ty thủy điện Sơn La cho biết sau gần 2
năm lần lượt đưa các tổ máy vào hoạt động, đến nay, Nhà máy thủy điện Sơn La đã
cung cấp cho quốc gia gần 14 tỷ KWh điện.

Trong những ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ, lực lượng cán bộ, công nhân vận
hành, sửa chữa, sản xuất thực hiện trực 3 ca, đảm bảo 24/24 giờ/ngày.

Cả 6 tổ
máy (400MW/tổ máy) vận hành an toàn, liên tục, đảm bảo đúng phương thức hoạt
động trung tâm điều độ điện quốc gia.

Trong những ngày vui Tết, đón Xuân có nhiều đoàn khách du lịch từ mọi miền
Tổ quốc đã đến thăm quan Nhà máy thủy điện Sơn La.

Đặc biệt đồng bào các dân tộc
ở vùng cao, tranh thủ những ngày vui Tết cũng đã đến thăm quan, chiêm ngưỡng
thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á./.



Sơn La tập trung xử lý sai phạm trong công tác kiểm dịch động vật


Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Sơn La tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện công tác kiểm dịch động vật trên địa bàn và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về thú y và an toàn thực phẩm để bảo đảm cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần ngăn chặn dịch bệnh, phát triển sản xuất chăn nuôi ổn định, bền vững.

Sau khi Báo Điện tử Chính phủ đưa tin về vụ việc Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an) phát hiện cán bộ thú y TP Sơn La có hành vi cấp giấy phép kiểm dịch trái quy định pháp luật, ngày 14/1/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có công thư gửi Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Cầm Ngọc Minh yêu cầu báo cáo đầy đủ kết quả điều tra, nêu rõ hướng xử lý đối với cá nhân và tập thể có trách nhiệm trong vụ việc này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 18/1/2013.

Ngày 24/1, Văn phòng Chính phủ đã nhận được báo cáo của UBND tỉnh Sơn La. Báo cáo cho biết ngày 10/1/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã có văn bản chỉ đạo Chi cục Thú y TP Sơn La đình chỉ nhiệm vụ kiểm dịch viên đối với ông Hà Văn Tiêm, Trạm phó Trạm Thú y, người đã kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch trái quy định cho lô hàng hơn 2.000 con gà.

Đồng thời, ngày 15/1/2013, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã thành lập Đoàn kiểm tra về thanh tra tại Chi cục thú y TP Sơn La và phát hiện một số lỗi thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong quá trình thực thi công vụ gây ra hậu quả nêu trên…

Quốc Hà

Các tin liên quan:

Sơn La cần chấn chỉnh công tác kiểm dịch động vật

Sơn La: Đình chỉ nhiệm vụ kiểm dịch viên của Trạm phó Thú y



Sơn La tập trung xử lý sai phạm trong công tác kiểm dịch động vật


Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Sơn La tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện công tác kiểm dịch động vật trên địa bàn và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về thú y và an toàn thực phẩm để bảo đảm cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần ngăn chặn dịch bệnh, phát triển sản xuất chăn nuôi ổn định, bền vững.

Sau khi Báo Điện tử Chính phủ đưa tin về vụ việc Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an) phát hiện cán bộ thú y TP Sơn La có hành vi cấp giấy phép kiểm dịch trái quy định pháp luật, ngày 14/1/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có công thư gửi Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Cầm Ngọc Minh yêu cầu báo cáo đầy đủ kết quả điều tra, nêu rõ hướng xử lý đối với cá nhân và tập thể có trách nhiệm trong vụ việc này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 18/1/2013.

Ngày 24/1, Văn phòng Chính phủ đã nhận được báo cáo của UBND tỉnh Sơn La. Báo cáo cho biết ngày 10/1/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã có văn bản chỉ đạo Chi cục Thú y TP Sơn La đình chỉ nhiệm vụ kiểm dịch viên đối với ông Hà Văn Tiêm, Trạm phó Trạm Thú y, người đã kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch trái quy định cho lô hàng hơn 2.000 con gà.

Đồng thời, ngày 15/1/2013, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã thành lập Đoàn kiểm tra về thanh tra tại Chi cục thú y TP Sơn La và phát hiện một số lỗi thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong quá trình thực thi công vụ gây ra hậu quả nêu trên…

Quốc Hà

Các tin liên quan:

Sơn La cần chấn chỉnh công tác kiểm dịch động vật

Sơn La: Đình chỉ nhiệm vụ kiểm dịch viên của Trạm phó Thú y



Học chữ ở Bắc Yên


Tại vùng đất Bắc Yên – Sơn La, giữa tiết trời giá lạnh của vùng cao Tây Bắc, những học sinh chân trần, co ro vì rét vẫn cố gắng để học lấy cái chữ.


Gian nan học cái chữ

Vượt qua quãng đường gần 200 km từ Hà Nội đến Bắc Yên, qua những con đường ngoằn nghoèo, những con đèo uốn lượn qua các núi, điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Hồng Ngài, cách thị trấn Bắc Yên khoảng 20 km. Giữa cái rét cắt da cắt thịt, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là những dáng hình nhỏ thó co ro của các em học sinh với chân không tất, quần áo không đủ ấm. Vào tận nơi, chứng kiến tận mắt điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh Hồng Ngài mới thấu hiểu được hành trình học cái chữ của các em gian nan, vất vả như thế nào.

Học sinh trường PTDTBT Hồng Ngài co ro vì lạnh, chân không tất và mặc không đủ ấm.

Đi sâu vào khu nội trú là dãy nhà cấp bốn, bên trong, ngoài những chiếc giường với chiếu cũ và chăn mỏng, dưới mỗi chiếc giường là một vài bó củi, chiếc nồi nhôm đen nhẻm và một chiếc hòm đựng sách vở thì không có vật dụng gì đáng giá khác. Khu bếp của học sinh được xây theo từng ô một, mỗi ô khoảng 1m2 chỉ để cho một người ra vào. Bếp không có kiềng đun nấu, không cánh cửa, không đèn mà chỉ là vài ba viên đá xếp ba góc đủ để đặt một chiếc nồi lên trên. Tận mắt chứng kiến bữa cơm của các em học sinh PTDTBT Tiểu học Hồng Ngài khiến chúng tôi không khỏi ngậm ngùi, bữa cơm của các em không thịt, không canh, chỉ có một ít cơm và vài miếng măng rừng muối. Nhiều khi không đủ gạo ăn, các em phải ăn bí ngô luộc với măng ớt thay cơm.

Lớp học tuềnh toàng của học sinh trường PTDTBT Hồng Ngài.

Ông Nguyễn Thanh Chương, Hiệu Trưởng trường PTDTBT Hồng Ngài cho biết: "Năm học 2012 – 2013 trường có 8 điểm trường với 33 lớp, học sinh toàn trường có 602 em, hầu hết các em là người dân tộc Mông ở các bản nằm rải rác. Cơ sở vật chất chưa đảm bảo, cả trường còn 14 phòng học là nhà tạm, nhiều bảng đen chưa đúng quy cách, chất lượng kém. Hơn nữa, các điểm trường nằm rải rác, dân cư không tập trung, giao thông nối liền giữa các bản, các xã không thuận lợi. Điều kiện sinh hoạt của học sinh nơi đây còn rất nhiều khó khăn, để đi học, có những em phải đi bộ hơn 10 km. Những em ở nội trú mới 7-8 tuổi nhưng phải tự đi kiếm củi, tự lấy nước ở các móong nước sâu trong núi để dùng uống và nấu ăn chứ không có nước tắm, muốn tắm lại ra các suối, ao ở rất xa vất vả lắm…".

Giữa cái lạnh thấu xương nơi vùng cao Tây Bắc, các em học sinh vẫn ngày ngày vượt đường xa tới lớp trên những đôi chân trần tím tái vì không giày, không tất. Những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống không ngăn được ước mơ của học sinh nơi đây, đó là khao khát được học cái chữ.


Noong Ọ B – Bản người Mông "nhiều không"

Bà Mùa Thị Máy – Trưởng Ban Dân vận huyện Bắc Yên dẫn chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình đến với bản Noong Ọ B, xã Tạ Khoa – Bắc Yên – Sơn La. Cách thị trấn Bắc Yên hơn 30 km, quãng đường dẫn đến bản Noong Ọ B rất khó đi với những đoạn đường đất đá lởm chởm, ngoằn ngoèo bắt ngang qua các con suối. Cách bản Noong Ọ B 8 km là đường dốc nhỏ hẹp nằm cheo leo men theo sườn núi, rất khó đi. Phương tiện duy nhất phù hợp với địa hình dốc và uốn lượn nơi đây có lẽ là những chiếc Minsk dã chiến. Xe của chúng tôi di chuyển chậm trên cung đường gập ghềnh, hiểm trở. Để vào được trong bản, với chúng tôi, những người không quen đường núi, đó là cả một “chiến công”.

Bản Noong Ọ B nằm trơ trọi trên đỉnh núi cao với 77 hộ dân gồm 463 người sống năm này qua năm khác trong hoàn cảnh không điện, không nước, không chợ búa. Nhìn những em bé H'Mông mặt mũi lem luốc, ngơ ngác khi thấy người lạ đứng nép sau lưng mẹ. Do cách xa trung tâm huyện, đi lại không thuận tiện nên cái nghèo vẫn đeo bám từng nóc nhà, từng con người nơi đây.

Cô Nguyễn Thị Tình, giáo viên Trường Tiểu học Tạ Khoa dẫn chúng tôi đến thăm lớp học của bản Noong Ọ B. Đó là những lớp học hết sức tuềnh toàng lợp bằng tre nứa lá, gió thốc vào lạnh buốt. Lên công tác ở Tạ Khoa đã được 2 năm, cô giáo Nguyễn Thị Tình thấu hiểu những khó khăn của học sinh nơi đây trong việc học cái chữ thế nào. “Các em còn bé nhưng để đi học, có em phải đi bộ rất xa và hầu như là đi chân đất đến trường”, cô giáo người Thanh Hóa chia sẻ.

Không điện, không nước sạch, không chợ búa, giao thông đi lại khó khăn, trường học tạm bợ với những lớp học tuềnh toàng là những khó khăn trong phát triển kinh tế và đời sống của người dân bản Noong Ọ B cũng như xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, Sơn La. Chúng tôi trở về mà lòng đầy những tâm sự ngổn ngang, thương cho đời sống khốn khó của đồng bào và thầm hi vọng, trong lần trở lại xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, Sơn La; trở lại với bản Noong Ọ B tiếp theo, người dân nơi đây sẽ có điện, có chợ và những phòng học tốt hơn để cuộc sống của họ bớt khó khăn và con em họ cũng có điều kiện tốt hơn để học lấy cái chữ.

Bài và ảnh: Long Nguyễn – Như Hồng



Học chữ ở Bắc Yên


Tại vùng đất Bắc Yên – Sơn La, giữa tiết trời giá lạnh của vùng cao Tây Bắc, những học sinh chân trần, co ro vì rét vẫn cố gắng để học lấy cái chữ.


Gian nan học cái chữ

Vượt qua quãng đường gần 200 km từ Hà Nội đến Bắc Yên, qua những con đường ngoằn nghoèo, những con đèo uốn lượn qua các núi, điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Hồng Ngài, cách thị trấn Bắc Yên khoảng 20 km. Giữa cái rét cắt da cắt thịt, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là những dáng hình nhỏ thó co ro của các em học sinh với chân không tất, quần áo không đủ ấm. Vào tận nơi, chứng kiến tận mắt điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh Hồng Ngài mới thấu hiểu được hành trình học cái chữ của các em gian nan, vất vả như thế nào.

Học sinh trường PTDTBT Hồng Ngài co ro vì lạnh, chân không tất và mặc không đủ ấm.

Đi sâu vào khu nội trú là dãy nhà cấp bốn, bên trong, ngoài những chiếc giường với chiếu cũ và chăn mỏng, dưới mỗi chiếc giường là một vài bó củi, chiếc nồi nhôm đen nhẻm và một chiếc hòm đựng sách vở thì không có vật dụng gì đáng giá khác. Khu bếp của học sinh được xây theo từng ô một, mỗi ô khoảng 1m2 chỉ để cho một người ra vào. Bếp không có kiềng đun nấu, không cánh cửa, không đèn mà chỉ là vài ba viên đá xếp ba góc đủ để đặt một chiếc nồi lên trên. Tận mắt chứng kiến bữa cơm của các em học sinh PTDTBT Tiểu học Hồng Ngài khiến chúng tôi không khỏi ngậm ngùi, bữa cơm của các em không thịt, không canh, chỉ có một ít cơm và vài miếng măng rừng muối. Nhiều khi không đủ gạo ăn, các em phải ăn bí ngô luộc với măng ớt thay cơm.

Lớp học tuềnh toàng của học sinh trường PTDTBT Hồng Ngài.

Ông Nguyễn Thanh Chương, Hiệu Trưởng trường PTDTBT Hồng Ngài cho biết: "Năm học 2012 – 2013 trường có 8 điểm trường với 33 lớp, học sinh toàn trường có 602 em, hầu hết các em là người dân tộc Mông ở các bản nằm rải rác. Cơ sở vật chất chưa đảm bảo, cả trường còn 14 phòng học là nhà tạm, nhiều bảng đen chưa đúng quy cách, chất lượng kém. Hơn nữa, các điểm trường nằm rải rác, dân cư không tập trung, giao thông nối liền giữa các bản, các xã không thuận lợi. Điều kiện sinh hoạt của học sinh nơi đây còn rất nhiều khó khăn, để đi học, có những em phải đi bộ hơn 10 km. Những em ở nội trú mới 7-8 tuổi nhưng phải tự đi kiếm củi, tự lấy nước ở các móong nước sâu trong núi để dùng uống và nấu ăn chứ không có nước tắm, muốn tắm lại ra các suối, ao ở rất xa vất vả lắm…".

Giữa cái lạnh thấu xương nơi vùng cao Tây Bắc, các em học sinh vẫn ngày ngày vượt đường xa tới lớp trên những đôi chân trần tím tái vì không giày, không tất. Những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống không ngăn được ước mơ của học sinh nơi đây, đó là khao khát được học cái chữ.


Noong Ọ B – Bản người Mông "nhiều không"

Bà Mùa Thị Máy – Trưởng Ban Dân vận huyện Bắc Yên dẫn chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình đến với bản Noong Ọ B, xã Tạ Khoa – Bắc Yên – Sơn La. Cách thị trấn Bắc Yên hơn 30 km, quãng đường dẫn đến bản Noong Ọ B rất khó đi với những đoạn đường đất đá lởm chởm, ngoằn ngoèo bắt ngang qua các con suối. Cách bản Noong Ọ B 8 km là đường dốc nhỏ hẹp nằm cheo leo men theo sườn núi, rất khó đi. Phương tiện duy nhất phù hợp với địa hình dốc và uốn lượn nơi đây có lẽ là những chiếc Minsk dã chiến. Xe của chúng tôi di chuyển chậm trên cung đường gập ghềnh, hiểm trở. Để vào được trong bản, với chúng tôi, những người không quen đường núi, đó là cả một “chiến công”.

Bản Noong Ọ B nằm trơ trọi trên đỉnh núi cao với 77 hộ dân gồm 463 người sống năm này qua năm khác trong hoàn cảnh không điện, không nước, không chợ búa. Nhìn những em bé H'Mông mặt mũi lem luốc, ngơ ngác khi thấy người lạ đứng nép sau lưng mẹ. Do cách xa trung tâm huyện, đi lại không thuận tiện nên cái nghèo vẫn đeo bám từng nóc nhà, từng con người nơi đây.

Cô Nguyễn Thị Tình, giáo viên Trường Tiểu học Tạ Khoa dẫn chúng tôi đến thăm lớp học của bản Noong Ọ B. Đó là những lớp học hết sức tuềnh toàng lợp bằng tre nứa lá, gió thốc vào lạnh buốt. Lên công tác ở Tạ Khoa đã được 2 năm, cô giáo Nguyễn Thị Tình thấu hiểu những khó khăn của học sinh nơi đây trong việc học cái chữ thế nào. “Các em còn bé nhưng để đi học, có em phải đi bộ rất xa và hầu như là đi chân đất đến trường”, cô giáo người Thanh Hóa chia sẻ.

Không điện, không nước sạch, không chợ búa, giao thông đi lại khó khăn, trường học tạm bợ với những lớp học tuềnh toàng là những khó khăn trong phát triển kinh tế và đời sống của người dân bản Noong Ọ B cũng như xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, Sơn La. Chúng tôi trở về mà lòng đầy những tâm sự ngổn ngang, thương cho đời sống khốn khó của đồng bào và thầm hi vọng, trong lần trở lại xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, Sơn La; trở lại với bản Noong Ọ B tiếp theo, người dân nơi đây sẽ có điện, có chợ và những phòng học tốt hơn để cuộc sống của họ bớt khó khăn và con em họ cũng có điều kiện tốt hơn để học lấy cái chữ.

Bài và ảnh: Long Nguyễn – Như Hồng



Ngày hội đua thuyền truyền thống vượt hồ sông Đà


Ngày hội đua thuyền truyền thống vượt sông Đà đã
diễn ra ngày 19/2 tại chân cầu Pá Uôn, cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam (cao gần
104m, dài 1.200m, bắc qua hồ sông Đà) thuộc xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh
Sơn La.

Cuộc đua do Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Nhai tổ chức với ý nghĩa
mừng Đảng, mừng Xuân, ra quân phát triển, khai thác tiềm năng kinh tế vùng hồ
thủy điện Sơn La.

Tham gia đua thuyền có 11 đội, gồm 650 vận động viên nam, nữ dân tộc thuộc
các xã ven hồ thủy điện Sơn La của huyện Quỳnh Nhai (Sơn La).

Hàng ngàn cổ động
viên đồng bào các dân tộc đến từ 10 huyện, thành phố trong tỉnh Sơn La và các
huyện lân cận như Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Lay (tỉnh Điện Biên), Sìn Hồ, Than
Uyên, Tân Uyên (tỉnh Lai Châu), Sa Pa (tỉnh Lao Cai), du khách Hà Nội, Hải
Phòng, các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh miền xuôi đã đến xem, cổ vũ cho
cuộc đua thuyền trên hồ thủy điện Sơn La.

Hồ này mới hình thành kể từ khi tích nước hồ vào tháng 12/2010 đến nay,
phục vụ phát điện cho 6 tổ máy của Nhà máy thủy điện Sơn La.

Các vận động viên
là những nông dân sinh hoạt ven hồ được tuyển chọn tham dự với hai nội dung đua
chính là đua thuyền nam, đua thuyền nữ với cự ly 1.400m và đua nam cự ly 1.600m
vượt hồ sông Đà (còn gọi là hồ thủy điện Sơn La).

Ông Lừ Chiến (68 tuổi) ở bản Nghe Toỏng, thị trấn Phiêng Lanh, huyện Quỳnh
Nhai cho biết đua thuyền ở Quỳnh Nhai có truyền thống từ lâu đời của
cư dân sông nước trên thượng nguồn sông Đà. Đua thuyền gắn với truyền thuyết
Nàng Han (nữ tướng) có công dẹp giặc ngoại xâm phương Bắc.

Truyền thuyết kể rằng khi đuổi được giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi cũng l�
lúc chiều 30 Tết âm lịch. Nữ tướng Nàng Han lệnh cho quân sỹ xuống sông tắm rửa
và tổ chức đua thuyền ăn mừng chiến thắng.

Kể từ đó, cứ đến dịp Tết âm lịch,
người dân vùng thượng nguồn sông Đà như Quỳnh Nhai, Mường Lay, Mường So, Phù Yên
lại tổ chức đua thuyền truyền thống để động viên nhau trong lao động và sinh
hoạt văn hóa tinh thần, góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào
vùng sông nước miền Tây Bắc Tổ quốc.

Còn bà Lò Thị Tanh ở bản Chẩu Quân chia sẻ trước đây bà con người Thái,
người Khơ Mú, La Ha, Dao, Sinh Mun sống ven thượng nguồn sông Đà có tập quán
hàng ngày phải dùng thuyền làm phương tiện đi làm nương, đi lấy cột nhà, lấy
củi, chở lúa, ngô, đánh bắt cá. Mỗi lần như vậy phải lên thác xuống gềnh. Từ
cuộc sống lao động mà nảy sinh ra đua thuyền vượt thác, rồi đua thuyền xuôi về
bến sông.

Trước đây bà con có nhiều thuyền đuôi én, thuyền độc mộc. Nhưng kể từ khi
huyện Quỳnh Nhai phải nhường quê hương để làm hồ chứa nước cho Nhà máy thủy điện
Sơn La, bà con về nơi ở mới không còn thấy sông nữa, phương tiện trên hồ bây giờ
đa phần là thuyền có gắn máy vì hồ có sóng to, sâu cả trăm thước. Bà con về nơi
quê mới nhớ về con sông Đà xưa, nên tổ chức đua thuyền để giữ gìn nghề đua
thuyền trên sông nước, động viên nhau xây dựng nông thôn mới.

Trước khi vào hội, bà con còn tổ chức lễ cúng thần sông, thần núi, cúng
Nàng Han tại khu miếu thờ Nàng Han cạnh bến Pá Uôn, tổ chức các trò chơi, thi
đấu môn thể thao dân gian như bắn nỏ, ném còn, kéo co và biểu diễn văn nghệ.

Cuộc đua thuyền lướt sóng trên hồ thủy điện Sơn La có kết quả giải đồng
đội, giải nhất nhì đua thuyền nam, nữ thuộc về các đội Chiềng Bằng, Mường Giàng,
Chiềng Sại./.



Ngày hội đua thuyền truyền thống vượt hồ sông Đà


Ngày hội đua thuyền truyền thống vượt sông Đà đã
diễn ra ngày 19/2 tại chân cầu Pá Uôn, cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam (cao gần
104m, dài 1.200m, bắc qua hồ sông Đà) thuộc xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh
Sơn La.

Cuộc đua do Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Nhai tổ chức với ý nghĩa
mừng Đảng, mừng Xuân, ra quân phát triển, khai thác tiềm năng kinh tế vùng hồ
thủy điện Sơn La.

Tham gia đua thuyền có 11 đội, gồm 650 vận động viên nam, nữ dân tộc thuộc
các xã ven hồ thủy điện Sơn La của huyện Quỳnh Nhai (Sơn La).

Hàng ngàn cổ động
viên đồng bào các dân tộc đến từ 10 huyện, thành phố trong tỉnh Sơn La và các
huyện lân cận như Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Lay (tỉnh Điện Biên), Sìn Hồ, Than
Uyên, Tân Uyên (tỉnh Lai Châu), Sa Pa (tỉnh Lao Cai), du khách Hà Nội, Hải
Phòng, các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh miền xuôi đã đến xem, cổ vũ cho
cuộc đua thuyền trên hồ thủy điện Sơn La.

Hồ này mới hình thành kể từ khi tích nước hồ vào tháng 12/2010 đến nay,
phục vụ phát điện cho 6 tổ máy của Nhà máy thủy điện Sơn La.

Các vận động viên
là những nông dân sinh hoạt ven hồ được tuyển chọn tham dự với hai nội dung đua
chính là đua thuyền nam, đua thuyền nữ với cự ly 1.400m và đua nam cự ly 1.600m
vượt hồ sông Đà (còn gọi là hồ thủy điện Sơn La).

Ông Lừ Chiến (68 tuổi) ở bản Nghe Toỏng, thị trấn Phiêng Lanh, huyện Quỳnh
Nhai cho biết đua thuyền ở Quỳnh Nhai có truyền thống từ lâu đời của
cư dân sông nước trên thượng nguồn sông Đà. Đua thuyền gắn với truyền thuyết
Nàng Han (nữ tướng) có công dẹp giặc ngoại xâm phương Bắc.

Truyền thuyết kể rằng khi đuổi được giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi cũng l�
lúc chiều 30 Tết âm lịch. Nữ tướng Nàng Han lệnh cho quân sỹ xuống sông tắm rửa
và tổ chức đua thuyền ăn mừng chiến thắng.

Kể từ đó, cứ đến dịp Tết âm lịch,
người dân vùng thượng nguồn sông Đà như Quỳnh Nhai, Mường Lay, Mường So, Phù Yên
lại tổ chức đua thuyền truyền thống để động viên nhau trong lao động và sinh
hoạt văn hóa tinh thần, góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào
vùng sông nước miền Tây Bắc Tổ quốc.

Còn bà Lò Thị Tanh ở bản Chẩu Quân chia sẻ trước đây bà con người Thái,
người Khơ Mú, La Ha, Dao, Sinh Mun sống ven thượng nguồn sông Đà có tập quán
hàng ngày phải dùng thuyền làm phương tiện đi làm nương, đi lấy cột nhà, lấy
củi, chở lúa, ngô, đánh bắt cá. Mỗi lần như vậy phải lên thác xuống gềnh. Từ
cuộc sống lao động mà nảy sinh ra đua thuyền vượt thác, rồi đua thuyền xuôi về
bến sông.

Trước đây bà con có nhiều thuyền đuôi én, thuyền độc mộc. Nhưng kể từ khi
huyện Quỳnh Nhai phải nhường quê hương để làm hồ chứa nước cho Nhà máy thủy điện
Sơn La, bà con về nơi ở mới không còn thấy sông nữa, phương tiện trên hồ bây giờ
đa phần là thuyền có gắn máy vì hồ có sóng to, sâu cả trăm thước. Bà con về nơi
quê mới nhớ về con sông Đà xưa, nên tổ chức đua thuyền để giữ gìn nghề đua
thuyền trên sông nước, động viên nhau xây dựng nông thôn mới.

Trước khi vào hội, bà con còn tổ chức lễ cúng thần sông, thần núi, cúng
Nàng Han tại khu miếu thờ Nàng Han cạnh bến Pá Uôn, tổ chức các trò chơi, thi
đấu môn thể thao dân gian như bắn nỏ, ném còn, kéo co và biểu diễn văn nghệ.

Cuộc đua thuyền lướt sóng trên hồ thủy điện Sơn La có kết quả giải đồng
đội, giải nhất nhì đua thuyền nam, nữ thuộc về các đội Chiềng Bằng, Mường Giàng,
Chiềng Sại./.



Mộc Châu


Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) đẹp nhất là vào xuân, khi hoa đào, hoa mận, hoa cải nở trắng núi rừng… Và tại vùng cao nguyên này, đã dần hình thành những cơ sở biết cách đầu tư để phát triển du lịch bên cạnh việc khai thác khung cảnh thiên nhiên sẵn có.

Lên Mộc Châu nghe chuyện tình đồi chè


"Tôi nhớ mãi ký ức đẹp về những bức ảnh đồi chè xanh ngát, đều như những luống cày thẳng tắp ở quê tôi Bảo Lộc (Lâm Đồng). Nghe nhiều người nói về Tây Bắc với chuyện tình đồi chè trái tim ở vùng Tân Lập (Sơn La) ở vùng Tây Bắc và hơn thế đây còn là mùa hoa đào, mận, tôi càng được thôi thúc lên đường, anh Trọng Vũ, du khách từ TP Hồ Chí Minh tâm sự.

Cánh đồng chè hình trái tim của anh Hậu.

Đồi chè được trồng với hình trái tim là đồi chè của ông chủ tên Nguyễn Phúc Hậu, rộng 30 ha có tên Mộc Sương ở tiểu khu 3, xã Tân Lập. Đồi chè này được anh Hậu trồng từ năm 1999. Anh hào hứng kể lại ngày ban đầu gặp vợ – chị Nguyễn Thị Lương. Anh ngỏ lời: "Có lấy anh không, quà tặng chỉ là đồi chè quả tim xanh mát", xúc động trước sự chân thành và tấm lòng của anh, chị đã đồng ý làm vợ anh và câu chuyện tình về huyền thoại đồi chè quả tim đã ra đời. Trai gái trong vùng biết đến, ban đầu tham quan vì sự "là lạ", nhưng về sau câu chuyện tình ấy đã trở thành bài học về tình yêu, tinh thần lao động, xây dựng hạnh phúc trên vùng cao. Tin lành đồn xa, đồi chè Mộc Sương – Tân Lập giờ đã trở thành điểm tham quan dành cho du khách.

Lễ hội của đồng bào Thái ở Mộc Châu luôn hấp dẫn du khách tìm hiểu văn hóa bản địa.

Đã 14 năm trôi qua, giữa những ngọn đồi xanh, đồi chè Mộc Sương, Tân Lập trở thành hiện thân cho một tình yêu mang chất lãng mạn của vùng cao Tây Bắc. Anh Hậu kêu gọi: "Hãy lên đây, mùa hoa đào đang ra nụ, tuy nở muộn vì trời lạnh nhưng chắc chắc sẽ đẹp lắm. Hoa đào Tây Bắc mà, luôn thắm sắc và đượm hương. Nếu có dịp hãy thưởng thức bát trà nóng Mộc Sương thơm nồng để yêu thêm đất trời quê hương".

Thác Dải Yếm ở Mộc Châu.

Với cách làm du lịch tiến tới "chuyên nghiệp" này, những đồi chè đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách để thỏa giấc mơ tìm về những đồi chè, về lại với ký ức của tuổi thơ.

Mùa xuân – sức sống mới

Người lên Mộc Châu mùa này sẽ được cảm nhận về sức sống mùa xuân. Vào lúc nắng bắt đầu ấm dần lên trên thảo nguyên xanh, những cành mận, mơ và cánh đồng cải đua nhau bung hoa trắng muốt. Mận mọc rải rác khắp xứ cao nguyên và nhiều nhất tại con đường từ thị trấn dẫn tới cửa khẩu Lóng Sập giáp nước bạn Lào. Hoa mận đẹp không chỉ bởi vẻ mong manh, tinh khiết mà còn bởi khi đã nở, hoa sẽ bung ra khiến cả đất trời cao nguyên được "nhuộm" trắng bởi một màu tinh khiết vô ngần…

Vào những ngày xuân này, thảo nguyên xanh Mộc Châu rộn rã âm thanh của sáo, của khèn gọi bạn tình và tiếng cười đùa. Các chàng trai, cô gái Mông dập dìu kéo nhau về các điểm vui chơi ở các bản làng.

Hoa mận nở trắng luôn hấp dẫn khách yêu thiên nhiên.

Ở Mộc Châu còn có những trang trại chăn nuôi bò sữa nên du khách sẽ được thưởng thức sữa tươi thơm ngon, nầm bò chao dầu ăn ở ngoài giòn nhưng bên trong lại mềm, sách bò xào măng rất nổi tiếng… Bên cạnh đó, du khách có thể đến với hang Dơi có nhiều nhũ đá lấp lánh, thác Dải Yếm, rừng thông Bản Áng, Ngũ Động Bản Ôn với rừng mận, rừng đào, cải trắng ở hai bên đường và hang động đẹp, bản Ba Phách có hàng chục mẫu ruộng trồng hoa cải trắng, bản Thông Cuông, bản Loóng Luông là xứ sở của mận tam hoa, hoa đào bung nở vào mùa xuân.

Để tạo điều kiện cho Mộc Châu phát triển, PGS. TS. Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng: Sơn La tập trung phát triển du lịch cộng đồng, nhưng cần tránh sự trùng lặp về sản phẩm với các tỉnh vùng Tây Bắc; đồng thời xây dựng chính sách để thu hút các hãng lữ hành trong việc kết hợp với cộng đồng phát triển du lịch. Sơn La cần có chính sách phát triển du lịch một cách có hệ thống, và đặc biệt cần quan tâm đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững.

Bài và ảnh: Hồng Đào – Ninh Giang



Mộc Châu


Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) đẹp nhất là vào xuân, khi hoa đào, hoa mận, hoa cải nở trắng núi rừng… Và tại vùng cao nguyên này, đã dần hình thành những cơ sở biết cách đầu tư để phát triển du lịch bên cạnh việc khai thác khung cảnh thiên nhiên sẵn có.

Lên Mộc Châu nghe chuyện tình đồi chè


"Tôi nhớ mãi ký ức đẹp về những bức ảnh đồi chè xanh ngát, đều như những luống cày thẳng tắp ở quê tôi Bảo Lộc (Lâm Đồng). Nghe nhiều người nói về Tây Bắc với chuyện tình đồi chè trái tim ở vùng Tân Lập (Sơn La) ở vùng Tây Bắc và hơn thế đây còn là mùa hoa đào, mận, tôi càng được thôi thúc lên đường, anh Trọng Vũ, du khách từ TP Hồ Chí Minh tâm sự.

Cánh đồng chè hình trái tim của anh Hậu.

Đồi chè được trồng với hình trái tim là đồi chè của ông chủ tên Nguyễn Phúc Hậu, rộng 30 ha có tên Mộc Sương ở tiểu khu 3, xã Tân Lập. Đồi chè này được anh Hậu trồng từ năm 1999. Anh hào hứng kể lại ngày ban đầu gặp vợ – chị Nguyễn Thị Lương. Anh ngỏ lời: "Có lấy anh không, quà tặng chỉ là đồi chè quả tim xanh mát", xúc động trước sự chân thành và tấm lòng của anh, chị đã đồng ý làm vợ anh và câu chuyện tình về huyền thoại đồi chè quả tim đã ra đời. Trai gái trong vùng biết đến, ban đầu tham quan vì sự "là lạ", nhưng về sau câu chuyện tình ấy đã trở thành bài học về tình yêu, tinh thần lao động, xây dựng hạnh phúc trên vùng cao. Tin lành đồn xa, đồi chè Mộc Sương – Tân Lập giờ đã trở thành điểm tham quan dành cho du khách.

Lễ hội của đồng bào Thái ở Mộc Châu luôn hấp dẫn du khách tìm hiểu văn hóa bản địa.

Đã 14 năm trôi qua, giữa những ngọn đồi xanh, đồi chè Mộc Sương, Tân Lập trở thành hiện thân cho một tình yêu mang chất lãng mạn của vùng cao Tây Bắc. Anh Hậu kêu gọi: "Hãy lên đây, mùa hoa đào đang ra nụ, tuy nở muộn vì trời lạnh nhưng chắc chắc sẽ đẹp lắm. Hoa đào Tây Bắc mà, luôn thắm sắc và đượm hương. Nếu có dịp hãy thưởng thức bát trà nóng Mộc Sương thơm nồng để yêu thêm đất trời quê hương".

Thác Dải Yếm ở Mộc Châu.

Với cách làm du lịch tiến tới "chuyên nghiệp" này, những đồi chè đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách để thỏa giấc mơ tìm về những đồi chè, về lại với ký ức của tuổi thơ.

Mùa xuân – sức sống mới

Người lên Mộc Châu mùa này sẽ được cảm nhận về sức sống mùa xuân. Vào lúc nắng bắt đầu ấm dần lên trên thảo nguyên xanh, những cành mận, mơ và cánh đồng cải đua nhau bung hoa trắng muốt. Mận mọc rải rác khắp xứ cao nguyên và nhiều nhất tại con đường từ thị trấn dẫn tới cửa khẩu Lóng Sập giáp nước bạn Lào. Hoa mận đẹp không chỉ bởi vẻ mong manh, tinh khiết mà còn bởi khi đã nở, hoa sẽ bung ra khiến cả đất trời cao nguyên được "nhuộm" trắng bởi một màu tinh khiết vô ngần…

Vào những ngày xuân này, thảo nguyên xanh Mộc Châu rộn rã âm thanh của sáo, của khèn gọi bạn tình và tiếng cười đùa. Các chàng trai, cô gái Mông dập dìu kéo nhau về các điểm vui chơi ở các bản làng.

Hoa mận nở trắng luôn hấp dẫn khách yêu thiên nhiên.

Ở Mộc Châu còn có những trang trại chăn nuôi bò sữa nên du khách sẽ được thưởng thức sữa tươi thơm ngon, nầm bò chao dầu ăn ở ngoài giòn nhưng bên trong lại mềm, sách bò xào măng rất nổi tiếng… Bên cạnh đó, du khách có thể đến với hang Dơi có nhiều nhũ đá lấp lánh, thác Dải Yếm, rừng thông Bản Áng, Ngũ Động Bản Ôn với rừng mận, rừng đào, cải trắng ở hai bên đường và hang động đẹp, bản Ba Phách có hàng chục mẫu ruộng trồng hoa cải trắng, bản Thông Cuông, bản Loóng Luông là xứ sở của mận tam hoa, hoa đào bung nở vào mùa xuân.

Để tạo điều kiện cho Mộc Châu phát triển, PGS. TS. Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng: Sơn La tập trung phát triển du lịch cộng đồng, nhưng cần tránh sự trùng lặp về sản phẩm với các tỉnh vùng Tây Bắc; đồng thời xây dựng chính sách để thu hút các hãng lữ hành trong việc kết hợp với cộng đồng phát triển du lịch. Sơn La cần có chính sách phát triển du lịch một cách có hệ thống, và đặc biệt cần quan tâm đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững.

Bài và ảnh: Hồng Đào – Ninh Giang



Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS ở Sơn La tăng nhanh


Riêng năm 2012, tỉnh Sơn La phát hiện nhiễm mới 650 người. Toàn tỉnh có 204 xã phường thì 86% số xã có người nhiễm HIV/AIDS. 

Khó khăn trong công tác phòng chống HIV/AIDS ở Sơn La hiện nay là nhận thức của người dân về HIV/AIDS còn thấp. Mặt khác, đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phòng chống HIV/AIDS ở tỉnh còn thiếu và yếu. Ngay cả khoa truyền thông của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh cũng chỉ có 4 cán bộ; cấp huyện thì chỉ có 1 y sỹ là cán bộ của khoa Giám sát dịch tễ, còn Trung tâm y tế huyện chỉ có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác phòng chống HIV. 

Ông Đàm Văn Hưởng, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La cho biết: "Rõ ràng là lực lượng có năng lực để truyền thông trước công chúng vẫn còn quá mỏng, quá ít và còn thiếu kiến thức để thực hiện nhiệm vụ này. Tôi nghĩ rất cần đầu tư đào tạo đội ngũ giảng viên, đội ngũ tuyên truyền viên của tuyến tỉnh, tuyến huyện, sau đó, đội ngũ này sẽ thực hiện truyền thông ở tất cả các xã, các thôn bản…Tôi nghĩ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cần có lộ trình tăng dần đầu tư cho công tác phòng chống HIV/AIDS"./.



Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS ở Sơn La tăng nhanh


Riêng năm 2012, tỉnh Sơn La phát hiện nhiễm mới 650 người. Toàn tỉnh có 204 xã phường thì 86% số xã có người nhiễm HIV/AIDS. 

Khó khăn trong công tác phòng chống HIV/AIDS ở Sơn La hiện nay là nhận thức của người dân về HIV/AIDS còn thấp. Mặt khác, đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phòng chống HIV/AIDS ở tỉnh còn thiếu và yếu. Ngay cả khoa truyền thông của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh cũng chỉ có 4 cán bộ; cấp huyện thì chỉ có 1 y sỹ là cán bộ của khoa Giám sát dịch tễ, còn Trung tâm y tế huyện chỉ có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác phòng chống HIV. 

Ông Đàm Văn Hưởng, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La cho biết: "Rõ ràng là lực lượng có năng lực để truyền thông trước công chúng vẫn còn quá mỏng, quá ít và còn thiếu kiến thức để thực hiện nhiệm vụ này. Tôi nghĩ rất cần đầu tư đào tạo đội ngũ giảng viên, đội ngũ tuyên truyền viên của tuyến tỉnh, tuyến huyện, sau đó, đội ngũ này sẽ thực hiện truyền thông ở tất cả các xã, các thôn bản…Tôi nghĩ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cần có lộ trình tăng dần đầu tư cho công tác phòng chống HIV/AIDS"./.



Sơn La khống chế dịch lở mồm long móng


Đầu tháng 2 đến nay, dịch lở mồm long móng xuất hiện tại huyện Sông Mã và Sốp Cộp, tỉnh Sơn La làm gần 200 con trâu, bò và gần 900 con lợn bị mắc bệnh. Trước tình hình này, tỉnh Sơn La đã công bố dịch và thành lập Ban chống dịch của 2 huyện phối hợp với Chi cục thú y để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng qui trình.

Ngoài ra, tỉnh Sơn la cũng thành lập 4 chốt kiểm dịch nhằm ngăn chặn vận chuyển gia súc bị bệnh ra ngoài địa bàn, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Bên cạnh đó, lực lượng thú y đã tiêm phòng được gần 1.800 liều vaccine lở mồm long móng; phun khử trùng tiêu độc trên 67.000 m2 tại địa bàn các bản xảy ra dịch.

Hiện nay, dịch bệnh đã được khống chế, không xuất hiện thêm gia súc mắc bệnh. Ông Hà Quyết Nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết: "Ngành Nông nghiệp đã tiến hành khoanh vùng, bao vây dịch, công bố không cho vận chuyển gia súc, gia cầm ra khỏi vùng Sông Mã và Sốp Cộp. Trong những ngày tết thì ngành cũng cử cán bộ tập trung chỉ đạo không cho giết mổ các gia súc bị bệnh, tập trung chữa trị, khoanh vùng không cho lây lan ra vùng khác và thực hiện tiêu độc khử trùng tại những vùng đang xảy ra dịch"./.



Sơn La tập trung xử lý sai phạm trong công tác kiểm dịch động vật - Báo điện tử Chính phủ


Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Sơn La tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện công tác kiểm dịch động vật trên địa bàn và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về thú y và an toàn thực phẩm để bảo đảm cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần ngăn chặn dịch bệnh, phát triển sản xuất chăn nuôi ổn định, bền vững.

Sau khi Báo Điện tử Chính phủ đưa tin về vụ việc Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an) phát hiện cán bộ thú y TP Sơn La có hành vi cấp giấy phép kiểm dịch trái quy định pháp luật, ngày 14/1/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có công thư gửi Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Cầm Ngọc Minh yêu cầu báo cáo đầy đủ kết quả điều tra, nêu rõ hướng xử lý đối với cá nhân và tập thể có trách nhiệm trong vụ việc này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 18/1/2013.

Ngày 24/1, Văn phòng Chính phủ đã nhận được báo cáo của UBND tỉnh Sơn La. Báo cáo cho biết ngày 10/1/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã có văn bản chỉ đạo Chi cục Thú y TP Sơn La đình chỉ nhiệm vụ kiểm dịch viên đối với ông Hà Văn Tiêm, Trạm phó Trạm Thú y, người đã kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch trái quy định cho lô hàng hơn 2.000 con gà.

Đồng thời, ngày 15/1/2013, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã thành lập Đoàn kiểm tra về thanh tra tại Chi cục thú y TP Sơn La và phát hiện một số lỗi thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong quá trình thực thi công vụ gây ra hậu quả nêu trên…

Quốc Hà

Các tin liên quan:

Sơn La cần chấn chỉnh công tác kiểm dịch động vật

Sơn La: Đình chỉ nhiệm vụ kiểm dịch viên của Trạm phó Thú y


Source Article from http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Son-La-tap-trung-xu-ly-sai-pham-trong-cong-tac-kiem-dich-dong-vat/20132/162092.vgp



Sơn La tập trung xử lý sai phạm trong công tác kiểm dịch động vật - Báo điện tử Chính phủ


Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Sơn La tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện công tác kiểm dịch động vật trên địa bàn và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về thú y và an toàn thực phẩm để bảo đảm cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần ngăn chặn dịch bệnh, phát triển sản xuất chăn nuôi ổn định, bền vững.

Sau khi Báo Điện tử Chính phủ đưa tin về vụ việc Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an) phát hiện cán bộ thú y TP Sơn La có hành vi cấp giấy phép kiểm dịch trái quy định pháp luật, ngày 14/1/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có công thư gửi Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Cầm Ngọc Minh yêu cầu báo cáo đầy đủ kết quả điều tra, nêu rõ hướng xử lý đối với cá nhân và tập thể có trách nhiệm trong vụ việc này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 18/1/2013.

Ngày 24/1, Văn phòng Chính phủ đã nhận được báo cáo của UBND tỉnh Sơn La. Báo cáo cho biết ngày 10/1/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã có văn bản chỉ đạo Chi cục Thú y TP Sơn La đình chỉ nhiệm vụ kiểm dịch viên đối với ông Hà Văn Tiêm, Trạm phó Trạm Thú y, người đã kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch trái quy định cho lô hàng hơn 2.000 con gà.

Đồng thời, ngày 15/1/2013, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã thành lập Đoàn kiểm tra về thanh tra tại Chi cục thú y TP Sơn La và phát hiện một số lỗi thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong quá trình thực thi công vụ gây ra hậu quả nêu trên…

Quốc Hà

Các tin liên quan:

Sơn La cần chấn chỉnh công tác kiểm dịch động vật

Sơn La: Đình chỉ nhiệm vụ kiểm dịch viên của Trạm phó Thú y


Source Article from http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Son-La-tap-trung-xu-ly-sai-pham-trong-cong-tac-kiem-dich-dong-vat/20132/162092.vgp



Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS ở Sơn La tăng nhanh - Đài Tiếng Nói Việt Nam




Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS ở Sơn La tăng nhanh - Đài Tiếng Nói Việt Nam




Sơn La khống chế dịch lở mồm long móng - Đài Tiếng Nói Việt Nam




Sơn La khống chế dịch lở mồm long móng - Đài Tiếng Nói Việt Nam




Thủy điện Sơn La đã phát 14 tỷ kwh điện thương phẩm - Đài Tiếng Nói Việt Nam




Thủy điện Sơn La đã phát 14 tỷ kwh điện thương phẩm - Đài Tiếng Nói Việt Nam




Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Bắt hai đối tượng vận chuyển trái phép 5 bánh heroin


Đêm 17/2, trên quốc lộ 6 (thuộc địa phận bản Lóng Luông, xã
Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), Công an huyện Mộc Châu, Phòng Cảnh sát
điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Sơn La, phối hợp cùng Phòng Cảnh sát
giao thông và Phòng cảnh sát truy nã tội phạm, đã phát hiện và bắt quả tang hai
đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép 5 bánh heroin.

Hai đối tượng bị bắt là Hà Vĩnh Giang và Phùng Minh Quân (cùng sinh năm 1988,
trú tại phố Ngã Ba, thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn). Tang
vật thu giữ tại chỗ gồm 5 bánh heroin có trọng lượng hơn 1,7 kg, 1 xe ôtô mang
biển kiểm soát 20A-003.48, hai điện thoại di động cùng một số vật chứng liên
quan khác.

Tại cơ quan Công an, qua đấu tranh khai thác, bước đầu hai đối tượng Hà Vĩnh
Giang và Phùng Minh Quân khai nhận: Được một đối tượng ở Bắc Kạn thuê lên Mộc
Châu để vận chuyển ma túy về Bắc Kạn tiêu thụ với tiền công 5 triệu đồng/1 bánh.

Để mang trót lọt số ma túy, hai đối tượng này đã thuê xe ôtô tự lái từ Thái
Nguyên lên Mộc Châu để lấy heroin. Sau khi lấy được heroin, nhằm đánh lạc hướng
lực lượng chức năng, chúng cho xe chạy ngược lên Sơn La một đoạn khá xa, sau đó
mới quay trở về Hà Nội, nhưng đến địa phận bản Lóng Luông thì bị phát hiện v�
bắt giữ.

Vụ án đang được Công an Sơn La tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ./.



Sơn La: Bắt 2 đối tượng vận chuyển 5 bánh heroin - Đài Tiếng Nói Việt Nam




Sơn La: Bắt 2 đối tượng vận chuyển 5 bánh heroin


23h ngày 17/2, trên quốc lộ 6 thuộc địa phận bản Lóng Luông, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Công an huyện Mộc Châu và phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với các đơn vị phòng Cảnh sát giao thông và Phòng cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh đã phát hiện và bắt quả tang hai đối tượng  Hà Vĩnh Giang và Phùng Minh Quân, (cùng sinh năm 1988), trú tại phố Ngã Ba, thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đang trên đường vận chuyển trái phép chất ma túy. 


Ảnh minh họa

Tang vật thu giữ tại chỗ gồm: 5 bánh heroin có trọng lượng hơn 1,7kg, 1 xe ô tô biển kiểm soát 20A – 003.48, cùng một số vật chứng liên quan khác.

Tại cơ quan Công an, qua đấu tranh khai thác, bước đầu hai đối tượng Giang và Quân khai nhận được một đối tượng ở Bắc Kạn thuê lên Mộc Châu để vận chuyển ma túy về Bắc Kạn tiêu thụ với số tiền công 5 triệu đồng/bánh. Để mang trót lọt số ma túy, bọn chúng đã thuê xe ô tô tự lái từ Thái Nguyên lên Mộc Châu, sau khi nhận heroin tại Mộc Châu, để đánh lạc hướng lực lượng Công an, chúng cho xe chạy ngược lên Sơn La một đoạn khá xa rồi sau đó mới quay đầu xuôi về Hà Nội nhưng đến địa phận bản Lóng Luông, xã Lóng Luông trên quốc lộ 6 thì bị phát hiện và bắt giữ.

Vụ án đang được Công an Sơn La tập trung mở rộng điều tra, làm rõ./.



Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Những con rùa đá kỳ lạ ở Sơn La



Từ xa xa, phóng tầm mắt, người ta dễ dàng nhận thấy những con rùa đá với chiếc mai nhô cao, đầu phủ phục trên mặt đất. Thật khó có thể hình dung được tại sao lại xuất hiện những tuyệt tác thiên nhiên này giữa rừng núi tây bắc.

Rùa núi khổng lồ

Không ai biết chính xác những hòn đá mang hình dáng con rùa xuất hiện ở bản Bún (Mộc Châu, Sơn La) có từ bao giờ. Chỉ biết từ bao đời nay, người dân nơi đây vẫn coi đó như một thứ kỳ quan thiên nhiên hiếm có và gắn với đó là bao truyền thuyết li kì.

Dẫn chúng tôi đi bộ trên quãng đường đồi dài hàng chục km dưới cái gió rét buốt cắt da của núi rừng tây bắc, ông cựu trưởng bản Mùa A Tu kể rằng, bản Bún cũng mới hình thành được vài chục năm. Cả bản chỉ có vài chục nóc nhà sàn thấp lè tè, người dân sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, quanh năm chỉ biết gắn bó với núi rừng không mấy ai biết tới cuộc sống phồn hoa của thế kỷ 21.

Phiến đá hình rùa kỳ lạ ở bản Bún

Ông A Tu bảo rằng, lúc còn bé ông được nghe cha ông kể về cánh rừng ở bản Bún trước kia vốn rất rậm rạp và nhiều thú dữ. Hằng đêm người ta thường nghe những tiếng tru tréo kèm theo đó là di chuyển ầm ầm vọng xuống tận chân núi. Nhiều người nghĩ rằng trên cánh rừng có nhiều voi lớn sinh sống nhưng không một ai từng tận mắt chứng kiến.

Trái lại, có người liều lĩnh lên rừng đã phát hiện những dấu chân lớn có hình dạng giống như vết chân của rùa. Cũng từ đó người ta thường đồn đại về loài rùa núi khổng lồ đang trú ngụ trên cánh rừng ở bán Bún.

Phần mai rùa đá  y hệt mai rùa thật.

Dù không biết chắc chắn có rùa khổng lồ không nhưng những người dân bản Bún cũng bảo nhau không xâm phạm đến cánh rừng. Những người thợ săn cũng chỉ săn bắn ở bìa rừng chứ tuyệt nhiên không đi sâu vào bên trong.

"Trải qua mấy trăm năm,  sau một đêm mưa bão, sấm chớp đùng đùng, cây cối đổ nghiêng ngả, người dân kéo nhau lên xem thì bất ngờ thấy xuất hiện những phiến đá lớn có hình dáng y hệt con rùa khổng lồ nằm rải rác trên đồi. Nhiều người lấy làm lạ cho rằng đây là đất của thần kim quy, là khu đất địa linh nên đã rủ nhau lập nhà ở xung quanh và hằng ngày trông coi những phiến đá kỳ lạ", ông A Tu kể lại.

Ban đầu bản còn có tên là bản rùa nhưng về sau, nhiều người dân kéo đến sinh sống đã lấy tên là bản Bún để làm địa danh.

Những phiến đá kỳ lạ

Mất chừng hơn nửa tiếng đồng hồ, chúng tôi cũng đặt chân được đến bãi đá hình rùa của bản Bún. Từ xa xa, phóng tầm mắt, dễ dàng nhận thấy những con rùa đá với chiếc mai nhô cao, đầu phủ phục trên mặt đất. Thật khó có thể hình dung được tại sao lại xuất hiện những tuyệt tác thiên nhiên này giữa rừng núi tây bắc.

Bãi rùa đá luôn là một tín ngưỡng thiêng liêng của người dân bản Bún

Không chỉ có một,  rùa đá khổng lồ có tới hàng chục “con” nằm len lỏi trên những sườn đồi của bản Bún. Trên phần mai rùa, những rãnh hoa văn thường thấy như ở rùa thật hết sức rõ nét. Nếu như theo đúng câu chuyện của người dân bản Bún truyền tai nhau lại thì những phiến đá này không khác gì hóa thạch của loài rùa núi khổng lồ.

Ông cựu trưởng bản bảo rằng, ngày xưa có một số phiến đá nhỏ đã bị cánh lâm tặc phát hiện và hò nhau đào bới mang đi bán cho những "đại gia" thích chơi sang. Những phiến đá còn lại là vì trọng lượng quá lớn không thể đào mang đi được. Người dân ở đây sau khi phát hiện đá rùa bị đào trộm cũng cảnh giác để ngăn chặn.

Đến nay vẫn không ai tìm được câu trả lời cho sự xuất hiện của những phiến đá rùa khổng lồ.

Cũng có nhiều nhà nghiên cứu hay tin từng tìm lên bản Bún để chụp ảnh, ghi lại tư liệu nghiên cứu về nguồn gốc của những phiến đá rùa kỳ lạ này nhưng không một ai có thể lý giải được, cho đến nay đó vẫn như một điều kỳ lạ của thiên nhiên vốn đầy bí ẩn.

Vào những ngày Tết, người dân ở bản Bún thường làm lễ tế rùa đá, họ coi những phiến đá như một vật tín ngưỡng giúp người dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng không bị thất bát. Trong ngày lễ, mỗi nhà sẽ phải mang tới một con gà và một đĩa xôi sau đó làm lễ cúng, đợi khi cháy tắt hương mới được ra về. Mỗi nhà sẽ tự tìm cho mình một phiến rùa đá thích hợp trong bãi đá để làm lễ cúng.

Trẻ con bị bệnh tật đau ốm thường được bố mẹ mang ra đặt ngồi lên mai của rùa đá vì họ tin rằng đứa bé sẽ được thần kim quy che chở và tiếp thêm sức mạnh để đứa trẻ có được sức khỏe dồi dào.

Kinh Vân

Theo Infonet

 



Những con rùa đá kỳ lạ ở Sơn La



Từ xa xa, phóng tầm mắt, người ta dễ dàng nhận thấy những con rùa đá với chiếc mai nhô cao, đầu phủ phục trên mặt đất. Thật khó có thể hình dung được tại sao lại xuất hiện những tuyệt tác thiên nhiên này giữa rừng núi tây bắc.

Rùa núi khổng lồ

Không ai biết chính xác những hòn đá mang hình dáng con rùa xuất hiện ở bản Bún (Mộc Châu, Sơn La) có từ bao giờ. Chỉ biết từ bao đời nay, người dân nơi đây vẫn coi đó như một thứ kỳ quan thiên nhiên hiếm có và gắn với đó là bao truyền thuyết li kì.

Dẫn chúng tôi đi bộ trên quãng đường đồi dài hàng chục km dưới cái gió rét buốt cắt da của núi rừng tây bắc, ông cựu trưởng bản Mùa A Tu kể rằng, bản Bún cũng mới hình thành được vài chục năm. Cả bản chỉ có vài chục nóc nhà sàn thấp lè tè, người dân sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, quanh năm chỉ biết gắn bó với núi rừng không mấy ai biết tới cuộc sống phồn hoa của thế kỷ 21.

Phiến đá hình rùa kỳ lạ ở bản Bún

Ông A Tu bảo rằng, lúc còn bé ông được nghe cha ông kể về cánh rừng ở bản Bún trước kia vốn rất rậm rạp và nhiều thú dữ. Hằng đêm người ta thường nghe những tiếng tru tréo kèm theo đó là di chuyển ầm ầm vọng xuống tận chân núi. Nhiều người nghĩ rằng trên cánh rừng có nhiều voi lớn sinh sống nhưng không một ai từng tận mắt chứng kiến.

Trái lại, có người liều lĩnh lên rừng đã phát hiện những dấu chân lớn có hình dạng giống như vết chân của rùa. Cũng từ đó người ta thường đồn đại về loài rùa núi khổng lồ đang trú ngụ trên cánh rừng ở bán Bún.

Phần mai rùa đá  y hệt mai rùa thật.

Dù không biết chắc chắn có rùa khổng lồ không nhưng những người dân bản Bún cũng bảo nhau không xâm phạm đến cánh rừng. Những người thợ săn cũng chỉ săn bắn ở bìa rừng chứ tuyệt nhiên không đi sâu vào bên trong.

"Trải qua mấy trăm năm,  sau một đêm mưa bão, sấm chớp đùng đùng, cây cối đổ nghiêng ngả, người dân kéo nhau lên xem thì bất ngờ thấy xuất hiện những phiến đá lớn có hình dáng y hệt con rùa khổng lồ nằm rải rác trên đồi. Nhiều người lấy làm lạ cho rằng đây là đất của thần kim quy, là khu đất địa linh nên đã rủ nhau lập nhà ở xung quanh và hằng ngày trông coi những phiến đá kỳ lạ", ông A Tu kể lại.

Ban đầu bản còn có tên là bản rùa nhưng về sau, nhiều người dân kéo đến sinh sống đã lấy tên là bản Bún để làm địa danh.

Những phiến đá kỳ lạ

Mất chừng hơn nửa tiếng đồng hồ, chúng tôi cũng đặt chân được đến bãi đá hình rùa của bản Bún. Từ xa xa, phóng tầm mắt, dễ dàng nhận thấy những con rùa đá với chiếc mai nhô cao, đầu phủ phục trên mặt đất. Thật khó có thể hình dung được tại sao lại xuất hiện những tuyệt tác thiên nhiên này giữa rừng núi tây bắc.

Bãi rùa đá luôn là một tín ngưỡng thiêng liêng của người dân bản Bún

Không chỉ có một,  rùa đá khổng lồ có tới hàng chục “con” nằm len lỏi trên những sườn đồi của bản Bún. Trên phần mai rùa, những rãnh hoa văn thường thấy như ở rùa thật hết sức rõ nét. Nếu như theo đúng câu chuyện của người dân bản Bún truyền tai nhau lại thì những phiến đá này không khác gì hóa thạch của loài rùa núi khổng lồ.

Ông cựu trưởng bản bảo rằng, ngày xưa có một số phiến đá nhỏ đã bị cánh lâm tặc phát hiện và hò nhau đào bới mang đi bán cho những "đại gia" thích chơi sang. Những phiến đá còn lại là vì trọng lượng quá lớn không thể đào mang đi được. Người dân ở đây sau khi phát hiện đá rùa bị đào trộm cũng cảnh giác để ngăn chặn.

Đến nay vẫn không ai tìm được câu trả lời cho sự xuất hiện của những phiến đá rùa khổng lồ.

Cũng có nhiều nhà nghiên cứu hay tin từng tìm lên bản Bún để chụp ảnh, ghi lại tư liệu nghiên cứu về nguồn gốc của những phiến đá rùa kỳ lạ này nhưng không một ai có thể lý giải được, cho đến nay đó vẫn như một điều kỳ lạ của thiên nhiên vốn đầy bí ẩn.

Vào những ngày Tết, người dân ở bản Bún thường làm lễ tế rùa đá, họ coi những phiến đá như một vật tín ngưỡng giúp người dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng không bị thất bát. Trong ngày lễ, mỗi nhà sẽ phải mang tới một con gà và một đĩa xôi sau đó làm lễ cúng, đợi khi cháy tắt hương mới được ra về. Mỗi nhà sẽ tự tìm cho mình một phiến rùa đá thích hợp trong bãi đá để làm lễ cúng.

Trẻ con bị bệnh tật đau ốm thường được bố mẹ mang ra đặt ngồi lên mai của rùa đá vì họ tin rằng đứa bé sẽ được thần kim quy che chở và tiếp thêm sức mạnh để đứa trẻ có được sức khỏe dồi dào.

Kinh Vân

Theo Infonet

 



Những con rùa đá kỳ lạ ở Sơn La



Từ xa xa, phóng tầm mắt, người ta dễ dàng nhận thấy những con rùa đá với chiếc mai nhô cao, đầu phủ phục trên mặt đất. Thật khó có thể hình dung được tại sao lại xuất hiện những tuyệt tác thiên nhiên này giữa rừng núi tây bắc.

Rùa núi khổng lồ

Không ai biết chính xác những hòn đá mang hình dáng con rùa xuất hiện ở bản Bún (Mộc Châu, Sơn La) có từ bao giờ. Chỉ biết từ bao đời nay, người dân nơi đây vẫn coi đó như một thứ kỳ quan thiên nhiên hiếm có và gắn với đó là bao truyền thuyết li kì.

Dẫn chúng tôi đi bộ trên quãng đường đồi dài hàng chục km dưới cái gió rét buốt cắt da của núi rừng tây bắc, ông cựu trưởng bản Mùa A Tu kể rằng, bản Bún cũng mới hình thành được vài chục năm. Cả bản chỉ có vài chục nóc nhà sàn thấp lè tè, người dân sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, quanh năm chỉ biết gắn bó với núi rừng không mấy ai biết tới cuộc sống phồn hoa của thế kỷ 21.

Phiến đá hình rùa kỳ lạ ở bản Bún

Ông A Tu bảo rằng, lúc còn bé ông được nghe cha ông kể về cánh rừng ở bản Bún trước kia vốn rất rậm rạp và nhiều thú dữ. Hằng đêm người ta thường nghe những tiếng tru tréo kèm theo đó là di chuyển ầm ầm vọng xuống tận chân núi. Nhiều người nghĩ rằng trên cánh rừng có nhiều voi lớn sinh sống nhưng không một ai từng tận mắt chứng kiến.

Trái lại, có người liều lĩnh lên rừng đã phát hiện những dấu chân lớn có hình dạng giống như vết chân của rùa. Cũng từ đó người ta thường đồn đại về loài rùa núi khổng lồ đang trú ngụ trên cánh rừng ở bán Bún.

Phần mai rùa đá  y hệt mai rùa thật.

Dù không biết chắc chắn có rùa khổng lồ không nhưng những người dân bản Bún cũng bảo nhau không xâm phạm đến cánh rừng. Những người thợ săn cũng chỉ săn bắn ở bìa rừng chứ tuyệt nhiên không đi sâu vào bên trong.

"Trải qua mấy trăm năm,  sau một đêm mưa bão, sấm chớp đùng đùng, cây cối đổ nghiêng ngả, người dân kéo nhau lên xem thì bất ngờ thấy xuất hiện những phiến đá lớn có hình dáng y hệt con rùa khổng lồ nằm rải rác trên đồi. Nhiều người lấy làm lạ cho rằng đây là đất của thần kim quy, là khu đất địa linh nên đã rủ nhau lập nhà ở xung quanh và hằng ngày trông coi những phiến đá kỳ lạ", ông A Tu kể lại.

Ban đầu bản còn có tên là bản rùa nhưng về sau, nhiều người dân kéo đến sinh sống đã lấy tên là bản Bún để làm địa danh.

Những phiến đá kỳ lạ

Mất chừng hơn nửa tiếng đồng hồ, chúng tôi cũng đặt chân được đến bãi đá hình rùa của bản Bún. Từ xa xa, phóng tầm mắt, dễ dàng nhận thấy những con rùa đá với chiếc mai nhô cao, đầu phủ phục trên mặt đất. Thật khó có thể hình dung được tại sao lại xuất hiện những tuyệt tác thiên nhiên này giữa rừng núi tây bắc.

Bãi rùa đá luôn là một tín ngưỡng thiêng liêng của người dân bản Bún

Không chỉ có một,  rùa đá khổng lồ có tới hàng chục “con” nằm len lỏi trên những sườn đồi của bản Bún. Trên phần mai rùa, những rãnh hoa văn thường thấy như ở rùa thật hết sức rõ nét. Nếu như theo đúng câu chuyện của người dân bản Bún truyền tai nhau lại thì những phiến đá này không khác gì hóa thạch của loài rùa núi khổng lồ.

Ông cựu trưởng bản bảo rằng, ngày xưa có một số phiến đá nhỏ đã bị cánh lâm tặc phát hiện và hò nhau đào bới mang đi bán cho những "đại gia" thích chơi sang. Những phiến đá còn lại là vì trọng lượng quá lớn không thể đào mang đi được. Người dân ở đây sau khi phát hiện đá rùa bị đào trộm cũng cảnh giác để ngăn chặn.

Đến nay vẫn không ai tìm được câu trả lời cho sự xuất hiện của những phiến đá rùa khổng lồ.

Cũng có nhiều nhà nghiên cứu hay tin từng tìm lên bản Bún để chụp ảnh, ghi lại tư liệu nghiên cứu về nguồn gốc của những phiến đá rùa kỳ lạ này nhưng không một ai có thể lý giải được, cho đến nay đó vẫn như một điều kỳ lạ của thiên nhiên vốn đầy bí ẩn.

Vào những ngày Tết, người dân ở bản Bún thường làm lễ tế rùa đá, họ coi những phiến đá như một vật tín ngưỡng giúp người dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng không bị thất bát. Trong ngày lễ, mỗi nhà sẽ phải mang tới một con gà và một đĩa xôi sau đó làm lễ cúng, đợi khi cháy tắt hương mới được ra về. Mỗi nhà sẽ tự tìm cho mình một phiến rùa đá thích hợp trong bãi đá để làm lễ cúng.

Trẻ con bị bệnh tật đau ốm thường được bố mẹ mang ra đặt ngồi lên mai của rùa đá vì họ tin rằng đứa bé sẽ được thần kim quy che chở và tiếp thêm sức mạnh để đứa trẻ có được sức khỏe dồi dào.

Kinh Vân

Theo Infonet

 



Những con rùa đá kỳ lạ ở Sơn La



Từ xa xa, phóng tầm mắt, người ta dễ dàng nhận thấy những con rùa đá với chiếc mai nhô cao, đầu phủ phục trên mặt đất. Thật khó có thể hình dung được tại sao lại xuất hiện những tuyệt tác thiên nhiên này giữa rừng núi tây bắc.

Rùa núi khổng lồ

Không ai biết chính xác những hòn đá mang hình dáng con rùa xuất hiện ở bản Bún (Mộc Châu, Sơn La) có từ bao giờ. Chỉ biết từ bao đời nay, người dân nơi đây vẫn coi đó như một thứ kỳ quan thiên nhiên hiếm có và gắn với đó là bao truyền thuyết li kì.

Dẫn chúng tôi đi bộ trên quãng đường đồi dài hàng chục km dưới cái gió rét buốt cắt da của núi rừng tây bắc, ông cựu trưởng bản Mùa A Tu kể rằng, bản Bún cũng mới hình thành được vài chục năm. Cả bản chỉ có vài chục nóc nhà sàn thấp lè tè, người dân sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, quanh năm chỉ biết gắn bó với núi rừng không mấy ai biết tới cuộc sống phồn hoa của thế kỷ 21.

Phiến đá hình rùa kỳ lạ ở bản Bún

Ông A Tu bảo rằng, lúc còn bé ông được nghe cha ông kể về cánh rừng ở bản Bún trước kia vốn rất rậm rạp và nhiều thú dữ. Hằng đêm người ta thường nghe những tiếng tru tréo kèm theo đó là di chuyển ầm ầm vọng xuống tận chân núi. Nhiều người nghĩ rằng trên cánh rừng có nhiều voi lớn sinh sống nhưng không một ai từng tận mắt chứng kiến.

Trái lại, có người liều lĩnh lên rừng đã phát hiện những dấu chân lớn có hình dạng giống như vết chân của rùa. Cũng từ đó người ta thường đồn đại về loài rùa núi khổng lồ đang trú ngụ trên cánh rừng ở bán Bún.

Phần mai rùa đá  y hệt mai rùa thật.

Dù không biết chắc chắn có rùa khổng lồ không nhưng những người dân bản Bún cũng bảo nhau không xâm phạm đến cánh rừng. Những người thợ săn cũng chỉ săn bắn ở bìa rừng chứ tuyệt nhiên không đi sâu vào bên trong.

"Trải qua mấy trăm năm,  sau một đêm mưa bão, sấm chớp đùng đùng, cây cối đổ nghiêng ngả, người dân kéo nhau lên xem thì bất ngờ thấy xuất hiện những phiến đá lớn có hình dáng y hệt con rùa khổng lồ nằm rải rác trên đồi. Nhiều người lấy làm lạ cho rằng đây là đất của thần kim quy, là khu đất địa linh nên đã rủ nhau lập nhà ở xung quanh và hằng ngày trông coi những phiến đá kỳ lạ", ông A Tu kể lại.

Ban đầu bản còn có tên là bản rùa nhưng về sau, nhiều người dân kéo đến sinh sống đã lấy tên là bản Bún để làm địa danh.

Những phiến đá kỳ lạ

Mất chừng hơn nửa tiếng đồng hồ, chúng tôi cũng đặt chân được đến bãi đá hình rùa của bản Bún. Từ xa xa, phóng tầm mắt, dễ dàng nhận thấy những con rùa đá với chiếc mai nhô cao, đầu phủ phục trên mặt đất. Thật khó có thể hình dung được tại sao lại xuất hiện những tuyệt tác thiên nhiên này giữa rừng núi tây bắc.

Bãi rùa đá luôn là một tín ngưỡng thiêng liêng của người dân bản Bún

Không chỉ có một,  rùa đá khổng lồ có tới hàng chục “con” nằm len lỏi trên những sườn đồi của bản Bún. Trên phần mai rùa, những rãnh hoa văn thường thấy như ở rùa thật hết sức rõ nét. Nếu như theo đúng câu chuyện của người dân bản Bún truyền tai nhau lại thì những phiến đá này không khác gì hóa thạch của loài rùa núi khổng lồ.

Ông cựu trưởng bản bảo rằng, ngày xưa có một số phiến đá nhỏ đã bị cánh lâm tặc phát hiện và hò nhau đào bới mang đi bán cho những "đại gia" thích chơi sang. Những phiến đá còn lại là vì trọng lượng quá lớn không thể đào mang đi được. Người dân ở đây sau khi phát hiện đá rùa bị đào trộm cũng cảnh giác để ngăn chặn.

Đến nay vẫn không ai tìm được câu trả lời cho sự xuất hiện của những phiến đá rùa khổng lồ.

Cũng có nhiều nhà nghiên cứu hay tin từng tìm lên bản Bún để chụp ảnh, ghi lại tư liệu nghiên cứu về nguồn gốc của những phiến đá rùa kỳ lạ này nhưng không một ai có thể lý giải được, cho đến nay đó vẫn như một điều kỳ lạ của thiên nhiên vốn đầy bí ẩn.

Vào những ngày Tết, người dân ở bản Bún thường làm lễ tế rùa đá, họ coi những phiến đá như một vật tín ngưỡng giúp người dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng không bị thất bát. Trong ngày lễ, mỗi nhà sẽ phải mang tới một con gà và một đĩa xôi sau đó làm lễ cúng, đợi khi cháy tắt hương mới được ra về. Mỗi nhà sẽ tự tìm cho mình một phiến rùa đá thích hợp trong bãi đá để làm lễ cúng.

Trẻ con bị bệnh tật đau ốm thường được bố mẹ mang ra đặt ngồi lên mai của rùa đá vì họ tin rằng đứa bé sẽ được thần kim quy che chở và tiếp thêm sức mạnh để đứa trẻ có được sức khỏe dồi dào.

Kinh Vân

Theo Infonet

 



Di cư cá tầm lên thượng nguồn sông Đà


Rất nhiều hộ dân vùng ven hồ Thủy điện Sơn La mấy năm gần đây đã chuyển sang một ngành nghề mới: nuôi cá tầm trong lòng hồ. Một dự án với tham vọng biến nơi đây thành nơi nuôi cá tầm lớn nhất miền Bắc đã được xây dựng.

Nhộn nhịp tuyển lao động xuất khẩu sau Tết
Đào móng nhà, cả làng trúng bạc

Thủy điện Sơn La đã biến vùng thượng nguồn sông Đà thuộc ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu thành vùng lòng hồ rộng lớn. Nhờ đó cư sinh sống ven lòng hồ đã phát triển nghề mới là đó là nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản tự nhiên và mô hình nuôi cá tầm làm kinh tế lần đầu tiên được triển khai tại Tây Bắc.

Bốn hợp tác xã đánh bắt, nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã hình thành ở huyện Quỳnh Nhai, gồm các xã Mường Giàng, Chiềng Ơn…

Chị Vũ Thị Hạnh Lợi, chủ nhiệm hợp tác xã nuôi cá tầm Hạnh Lợi (xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nha) cho biết: hợp tác xã nuôi cá tầm của chị được thành lập từ tháng 11/2011, với 15 xã viên người địa phương cùng hợp tác góp vốn nuôi cá tầm.


Tháng 11/2011, hợp tác xã thả thí điểm đợt một 2.200 cá tầm giống được mua từ Công ty Thủy sản 1 (Sa Pa, Lào Cai) với giá 55.000 đồng/con giống. Các đợt tiếp theo được thả với số lượng từ 1.000 con giống trở lên. Tổng số đàn cá hiện đang được HTX nuôi thả lên đến cả vạn con.

Thời điểm ban đầu nuôi thí điểm, HTX được mượn 400m2 mặt hồ thuộc xã Chiềng Ơn, đoạn chân cầu Pá Uôn để thả lồng nuôi. Lồng nuôi cá được thả chìm, sử dụng lưới đặc chủng với hệ thống thùng phuy rỗng để làm phao nổi. Khu nhà canh cá đồng thời cũng là nhà kho được dựng ngay trên bè nổi, liền kề với dãy chuồng…

Hiện tại, đàn cá tầm sau gần một năm phát triển đã đạt trọng lượng từ 3-4kg/con. Giá cá tầm ngoài thị trường được bán dao động ở mức 250 – 300.000đồng/kg. “Tổng thể đầu tư ban đầu của HTX trên dưới 2 tỷ đồng. Khi cá đến tuổi thu hoạch sẽ cho lợi nhuận hàng tỷ đồng, điều này khiến các xã viên rất phấn khởi” – chị Hạnh cho hay.

Chị Hạnh kể, thời gian đầu, vì chưa có kinh nghiệm nên HTX bị thất thoát một lượng lớn cá từ các lồng nuôi ra bên ngoài tự nhiên. Nguyên nhân: do lưới làm lồng không đủ chất lượng, bị các cành củi mục vướng vào làm rách lưới. Qua chỗ lưới rách đó, một lượng lớn cá tầm nuôi đã thất thoát ra bên ngoài. Nhiều thuyền đi đánh bắt tự nhiên bắt được, ban đầu còn không biết đó là cá gì.

“Bây giờ, sau những lần “trả học phí” như thế, chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm. Lưới làm lồng phải là lưới đặc chủng, tuổi thọ từ 5-6 năm. Xã viên cũng thường xuyên nhấc lồng lên để kiểm tra lưới để tránh việc lưới bị rách vì giắt phải cành cây, vật thể lạ trôi nổi”.

Diện tích mặt hồ tích nước thủy điện Sơn La rất rộng nên tiềm năng để phát triển, nuôi trồng thủy sản nước ngọt rất lớn. HTX cá tầm Hạnh Lợi đang làm các thủ tục để thuê thêm diện tích mặt hồ, mở rộng quy mô chuồng nuôi.

“Chúng tôi đang nhập thêm 5.000 con giống cá tầm và xây dựng thêm 20 lồng nuôi thả nổi trên mặt nước. Hiện tại, mô hình này đang ở giai đoạn đầu tư ban đầu chưa cho khai thác, nhưng tới đây, đàn cá nuôi hơn một năm được khai thác sẽ cho thu nhập để trả lương công nhân, chia lợi nhuận cho các xã viên” – chủ nhiệm HTX cá tầm Hạnh Lợi lạc quan.


Lồng nuôi cá tầm trong lòng hồ thủy điện Sơn La.

Hiện tại, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã lên dự án  nuôi thủy sản tại lòng hồ thủy điện Sơn La.

Mục tiêu của dự án đến năm 2020 sẽ đạt được sản lượng ít nhất 500 tấn cá thương phẩm, trong đó có cả cá đặc sản địa phương và cá tầm với kỳ vọng sẽ biến lòng hồ thủy điện Sơn La là điểm nuôi cá tầm quy mô lớn nhất miền Bắc.

Đầu tư ra nước ngoài bắt đầu thu lợi
Ngân hàng "chặt đẹp" người dùng thẻ

Kiên Trung