Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

"Chuỗi vòng cổ" của dòng sông


Nhà máy thủy điện Sơn La ở miền Bắc Việt Nam đã được vận hành hết công suất – 2 400 MW, tức là lớn hơn 25% so với nhà máy thủy điện Hoà Bình phía hạ lưu của sông Đà.

Hơn 40 năm nay, Viện thiết kế thủy điện Matxcơva tích cực tham gia phát triển ngành thủy điện Việt Nam. Các nhà máy thủy điện như Thác Bà, Hàm Thuận, Trị An, Yaly, Hòa Bình đã được xây dựng theo thiết kế của Viện này. Mỗi một nhà máy điện trong số đó được đưa vào vận hành là sự kiện lớn có tầm quan trọng quốc gia. Năm 1976, nhà máy thủy điện Thác Bà xây dựng xong chỉ có công suất 120 MW, hai mươi năm sau công suất nhà máy thủy điện Hòa Bình đã vượt quá 1900 MW. Cho đến ngày nay, công suất nhà máy thủy điện Sơn La 2 400 MW đã đạt mức kỷ lục.

Trong những năm gần đây, việc thực hiện đề án điện hạt nhân không có nghĩa là từ bỏ thủy điện. Nếu chương trình điện hạt nhân chỉ có nhiệm vụ sản xuất điện, thì chương trình thủy điện đồng thời giải quyết nhiệm vụ không kém phần quan trọng là bảo vệ đất nước khỏi lũ lụt. Và trước hết là tại các con sông ở khu vực nguy hiểm nhất trong cả nước, đã hơn 40 lần làm úng ngập vựa lúa của miền Bắc Việt Nam trong thế kỷ qua.

Những năm 70 của thế kỷ trước, Viện thiết kế thủy điện phát triển kế hoạch xây dựng trên sông Đà một chuỗi nhà máy thủy điện. Nhà máy thủy điện được xây dựng đầu tiên là Hoà Bình đã giải quyết ở mức độ đáng kể vấn đề lũ lụt và cung cấp điện cho miền bắc Việt Nam. Nhưng ngay sau đó đã thấy rằng như vậy vẫn chưa đủ. Ông Alexander Volynchikov, – kỹ sư trưởng Viện thiết kế thủy điện cho biết:

"Chúng tôi đã trình bày đề xuất xây dựng Sơn La – nhà máy thủy điện thứ hai từ năm 1987. Năm 2003, các chuyên gia của chúng tôi làm việc với đồng nghiệp từ Hà Nội để hoàn thành bản thiết kế cuối cùng. Bản thiết kế đó đã thông qua kiểm nghiệm thành công, và đến năm 2004 thì công việc bắt đầu trên hiện trường"
Ông Alexander Volynchikov là kỹ sư trưởng của dự án thủy điện mới. Trước đó, ông đã làm việc bốn năm trên công trường xây dựng Hòa Bình, sau đó là ba năm ở Sơn La. Ông đã đưa ra sự so sánh sau đây:

Nếu tham gia xây dựng Hòa Bình có 40.000 người Việt Nam và 1000 chuyên gia Nga, thì cơ sở thứ hai có một tỷ lệ khác hẳn: 70 000 người Việt Nam và chỉ có 30 người Nga. Trong quá trình xây dựng Hòa Bình đã chú ý đảm bảo an ninh cho nhà máy thủy điện trong trường hợp xảy ra chiến sự. Khi xây dựng thủy điện Sơn La đã tập trung để nhà máy điện đi vào hoạt động một cách nhanh chóng nhất, tất nhiên là với độ tin cậy tuyệt đối trong hoạt động. Như vậy, từ khi bắt đầu thiết kế đến khi vận hành tổ máy đầu tiên chỉ mất có 6 năm. Để vận hành năm đơn vị còn lại chỉ mất hai năm. Như vậy, công việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La nhanh gấp đôi do với thủy điện Hòa Bình.

Trong tương lai gần, trên dòng sông Đà, các chuyên gia Nga dự kiến sẽ xây dựng các nhà máy thủy điện mới là Lai Châu, Bản Chát và Huội Quang. Chuỗi năm nhà máy thủy điện này sẽ khống chế con sông một cách an toàn.

 

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét