Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Hội diễn Nghệ thuật quần chúng toàn quốc khu vực phía Bắc: Tôn vinh bản sắc văn hóa vùng miền


Hội diễn Nghệ thuật quần chúng toàn quốc khu vực phía Bắc: Tôn vinh bản sắc văn hóa vùng miền

19/09/2012 10:11  GMT+7

Với chủ đề "Việt Nam quê hương tôi", Hội diễn Nghệ thuật quần chúng toàn quốc năm 2012 khu vực miền Bắc diễn ra tại Sơn La đã kết thúc tốt đẹp (từ ngày 10 đến 12/9/2012). Hơn 800 nghệ sĩ không chuyên của 18 đoàn đến từ các tỉnh, thành phố: Sơn La, Hà Nội, Điện Biên, Lai Châu, Cần Thơ, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Giang, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Bình, Lào Cai và Yên Bái đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, tiêu biểu và đặc trưng cho bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi địa phương.

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

 Đúng
như nhận định của giới chuyên môn, đêm khai mạc Hội diễn Nghệ thuật quần chúng
(NTQC) đã mang lại cho người xem nhiều cảm xúc thú vị. Chương trình nghệ thuật đặc
sắc "Sơn La mùa ban nở" mở màn của Đoàn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Sơn La được
bắt đầu với ca khúc "Về Sơn La" đã đưa khán giả ngập chìm trong sắc hoa ban
trắng, màu đặc trưng của vùng núi Tây Bắc.

Đoàn Hà Nội với chương trình "Hà Nội
mãi trong ta" được trình diễn với tiết mục ca múa đặc sắc "Hào khí Thăng Long -
Hà Nội"; chương trình "Miền đất cội nguồn" của Đoàn Phú Thọ với những điệu hát
xoan mang đậm chất văn hóa của vùng đất Tổ linh thiêng; Đoàn Hải Dương có "Khúc
tâm tình xứ Đông"; Đoàn Điện Biên có "Sắc màu của núi"; Đoàn Lào Cai có "Âm
vang hồn núi Hoàng Liên"; Đoàn Lai Châu có "Hương sắc Lai Châu"… và các đoàn
khác không đặt tên chung, nhưng trong bố cục tiết mục đều có ý tưởng xây dựng điểm
nhấn, tượng trưng chủ đạo làm nổi bật chủ đề và tạo dựng được hồn cốt chung của
chương trình.

Những
lời ca, tiếng hát mang đậm chất vùng miền, tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc
chứa đựng những rung cảm chân thành có sức lan tỏa, tác động sâu sắc đến những
nghĩ suy, hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ.

Nhận
xét về nội dung các chương trình nghệ thuật của các đoàn, nhạc sĩ, nhà lý luận
phê bình Hồ Quang Bình, Trưởng ban Giám khảo Hội diễn đánh giá: "Năm nay, Hội
diễn được mùa về múa. Có 25 tác phẩm múa tham gia Hội diễn đều được dàn dựng
công phu, để lại nhiều ấn tượng đẹp, khó quên. Sáng tác mới, hay nâng cao các điệu
múa dân gian đều được các biên đạo chú trọng đảm bảo việc giữ gìn bản sắc v�
mang tính kế thừa nâng cao nghệ thuật vốn có từ bao đời.

Những tác phẩm múa như
"Tiếng nhạc đêm trăng", "Trống hội bản Dao", "Mùa xuân vùng cao" (Đoàn Sơn La);
"Chợ nổi bến sông", "Sông Hậu thắm tình" (Đoàn Cần Thơ); "Thiếu nữ mơ trăng" (Đoàn
Hà Nội); "Tình Khau cút" (Đoàn Yên Bái); "Mưa nắng đồng chiêm" (Đoàn Hà Nam);
"Men say Bắc Hà" (Đoàn Lào Cai)… đã tạo được ấn tượng khó quên trong lòng khán giả".

Các
diễn viên không chuyên nghiệp lên sân khấu với vẻ mộc mạc, dung dị, đằm thắm nhưng
đã thể hiện được sắc thái, thổi hồn vào tác phẩm, cống hiến cho người xem nhiều
tiết mục, giai điệu hay, độc đáo và hấp dẫn. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đa
sắc màu của đồng bào các dân tộc khu vực phía Bắc Tổ quốc.

Những giọng hát hay được khám phá trong Hội diễn lần này như: Nữ ca sĩ Hồng Luyến của Đoàn Sơn La trong bài hát "Tình sơn nữ sông Đà" hay giọng ca Hồng Hạnh trong "Tiếng hát trên đỉnh Hoàng Liên" (Đoàn Lào Cai); giọng nam Đức Việt trong "Nơi áo chàm hồ xanh Ba Bể" (Đoàn Bắc Cạn)… cùng nhiều tốp ca nam, nữ, đơn ca, song ca mang hương sắc quê hương như: "Làng chài cửa Vạn", "Bến sông quê", "Tìm về lời ru", "Những cô gái hái chè", "Em có đôi cồng chiêng", "Pác Bó hát mãi tên Người"… đã đem đến Hội diễn những nét văn hóa, âm nhạc đa dạng, phong phú với những giọng hát có sức truyền cảm, làm lay động lòng người.

 

Bên
cạnh các tác phẩm hát, múa đặc sắc, nhiều tiết mục độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân
tộc cũng góp phần làm phong phú thêm bức tranh sống động của Hội diễn. Tiết mục
hòa tấu "Hương chè Tà Xùa" (Đoàn Sơn La) và "Vang động đất Mường" (Dàn hợp xướng
cồng chiêng Đoàn Hòa Bình); độc tấu sáo, đàn nguyệt, đàn bầu của các đoàn tham
gia đã tạo thành những nét chấm phá của bức tranh đa sắc.

Kết thúc Hội diễn,
Ban tổ chức đã trao 4 giải A toàn đoàn cho Đoàn NTQC các tỉnh: Sơn La, Cần Thơ,
Thái Nguyên và Quảng Ninh; trao 6 giải B và 8 giải C toàn đoàn cho các đơn vị;
trao 36 Huy chương Vàng, 54 Huy chương Bạc cho các tác phẩm xuất sắc. Ngoài
những giải thưởng do Ban tổ chức trao tặng, UBND tỉnh Sơn La đã tặng Bằng khen
cho 18 đơn vị tham gia Hội diễn. Sau lễ trao giải thưởng, một số tác phẩm xuất
sắc đã được công diễn cho đông đảo nhân dân thưởng thức.

Mai Anh – Đức Anh



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét